Home

UNESCO là gi? - Tôn chỉ và Mục đích

Email In PDF.
Chỉ mục bài viết
UNESCO là gi?
Tôn chỉ và Mục đích
Các lĩnh vực chuyên môn
Chiến lược của UNESCO
Ngân sách UNESCO
Các cơ quan lãnh đạo
Các quốc gia thành viên
Giải thưởng UNESCO
Các ngày kỷ niệm
UNESCO - Một nhịp cầu nối tương lai
Tất cả các trang

Tôn chỉ và Mục đích của UNESCO


Vì sao người ta thường nói rằng “Mục đích của UNESCO là cao đẹp”?

Lời mở đầu của Công ước UNESCO nói rằng: “Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc con người, vậy ngay trong đầu óc con người cần phải xây dựng thành trì của hoà bình”, và rằng: “ Một nền hoà bình chỉ xây dựng trên các hiệp định kinh tế và chính trị giữa các chính phủ không thể nào giành được sự ủng hộ nhất trí lâu dài và chân thành của các dân tộc, vì vậy nền hoà bình ấy phải được thiết lập trên cơ sở đoàn kết trí tuệ và tinh thần của nhân loại.”
Bởi vậy UNESCO xác định mục đích cơ bản của mình là: “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.
Như vậy: Thông qua việc thành lập hoặc gia nhập tổ chức UNESCO, các dân tộc và các quốc gia mong muốn thực hiện ý tưởng về một sự “đoàn kết trí tuệ và tinh thần” với tầm nhìn của toàn nhân loại và lấy đó làm nền tảng để vun đắp cho một nền hoà bình vững chắc. Đó cũng là điểm khác biệt của UNESCO so với nhiều tổ chức chuyên môn khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế nói chung.


Chức năng căn bản của UNESCO

Nhằm đạt tới mục tiêu của mình, Công ước thành lập UNESCO quy định các chức năng:

1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc qua những phương tiện thông tin rộng rãi, khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn từ và hình ảnh.

2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá bằng cách:
- Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của mỗi người;
- Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, hoặc bất cứ một sự phân biệt nào khác về kinh tế xã hội;
- Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để chuẩn bị cho trẻ em thế giới về trách nhiệm đối với tự do.

3. Duy trì và nâng cao ứng dụng kiến thức bằng cách:
- Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học và khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết;
- Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí tuệ, trao đổi quốc tế cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và truyền thông, kể cả trao đổi sách báo, trao đổi các sản phẩm có giá trị khoa học, nghệ thuật và các tư liệu thông tin khác;
Khởi xướng những phương thức hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở tất cả các nước tiếp cận được với tất cả các ấn phẩm của những nước khác.
UNESCO đặc biệt coi trọng nguyên tắc: “Quan tâm đảm bảo tính độc lập, toàn vẹn và đa dạng phong phú của các nền văn hoá và hệ thống giáo dục của các nước thành viên và không can thiệp vào những công việc thuộc quyền giải quyết nội bộ của mỗi nước.”