Home

Hội nghị Ủy ban Di sản Thế giới lần thứ 32

Email In PDF.

th_thuytldelbe-river-dresden-germanCộng hoà Liên bang Đức có tiếp tục ở trong danh sách Di sản Thế giới hay không. Trong những năm gần đây do tình hình phát triển kinh tế và du lịch ồ ạt diễn ra trong khu vực Thung lũng Elbe của Dresden đến mức không kiểm soát được làm cho môi trường văn hoá bị phương hại bởi tình trạng ô nhiễm, cộng thêm tình trạng quy hoạch giao thông bất cập nên Thung lũng Elbe của Dresden đã được Uỷ ban Di sản Thế giới xếp vào “Danh sách những di sản bị đe doạ”.

 

THUNG LŨNG ELBE CỦA CHLB ĐỨC CÓ NGUY CƠ BỊ ĐƯA RA KHỎI DANH SÁCH DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI  

Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO tổ chức hội nghị lần thứ 32 tại thành phố Quebec, Canada từ ngày 02-10/7/2008. Hội nghị quan trọng này diễn ra đúng vào dịp Canada kỷ niệm thành phố Quebec tròn 400 tuổi. Tại hội nghị này Uỷ ban Di sản Thế giới sẽ xem xét đề nghị của 41 quốc gia thành viên về việc công nhận các địa danh của họ vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Trong số các địa danh của 41 quốc gia đề nghị được xem xét lần này gồm 13 địa danh thiên nhiên và 34 địa danh văn hoá, 2 địa danh hỗn hợp và 5 địa danh được xem xét công nhận mở rộng (giống như đối với Hạ Long cách đây 8 năm). Tính từ 1972 đến nay, Công ước Bảo vệ di sản của UNESCO đã công nhận được 851 Di sản với giá trị chung nổi bật mang tính tiêu biểu toàn nhân loại, trong đó 660 di sản văn hoá, 166 đi sản thiên nhiên và 25 di sản hỗn hợp của 141 quốc gia thành viên. Công ước này khuyến khích sự hợp tác Quốc tế vì mục đích bảo vệ những di sản chung của nhân loại. Với 185 Quốc gia thành viên, đây là một trong những công cụ pháp lý quốc tế được phê chuẩn rộng rãi nhất. Khi ký vào Công ước, các Quốc gia thành viên cam kết bảo tồn các Địa danh là Di sản Thế giới cũng như các địa danh quan trọng khác của Quốc gia và Khu vực đặc biệt là bằng cách tạo khung pháp lý và quy định phù hợp với Công pháp quốc tế.

Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị lần này là Ủy ban Di sản Thế giới sẽ xem xét thực trạng của 30 di sản thế giới đã được UNESCO xếp vào vào danh sách “Di sản Thế giới đang có nguy cơ bị đe doạ”, đồng thời sẽ đưa ra các quyết sách bảo tồn đặc biệt cho các địa danh này. Các địa danh “được may mắn” nằm trong danh sách những di sản đang bị đe doạ là những di sản đã được UNESCO công nhận nhưng sau đó rơi vào tình trạng đang bị tác động tiêu cực bởi rất nhiều nguyên nhân như thảm hoạ thiên nhiên, chiến tranh, nạn cướp phá, tình trạng ô nhiễm môi trường không kiểm soát được, sự tàn phá do du lịch phát triển nhanh trong tình trạng nhà nước buông lỏng quản lý. Đây là những nguyên nhân tác động rất tiêu cực phương hại đến các giá trị chung của những địa danh mang tầm “toàn nhân loại” được công nhận trong khuôn khổ UNESCO với danh hiệu cao quý là Di sản văn hoá và thiên nhiên Thế giới.

Một trong những chủ đề nổi bật của hội nghị lần này là xem xét một lần nữa việc có nên để Thung lũng Elbe tại Thành phố Dresden, Cộng hoà Liên bang Đức có tiếp tục ở trong danh sách Di sản Thế giới hay không. Trong những năm gần đây do tình hình phát triển kinh tế và du lịch ồ ạt diễn ra trong khu vực Thung lũng Elbe của Dresden đến mức không kiểm soát được làm cho môi trường văn hoá bị phương hại bởi tình trạng ô nhiễm, cộng thêm tình trạng quy hoạch giao thông bất cập nên Thung lũng Elbe của Dresden đã được Uỷ ban Di sản Thế giới xếp vào “Danh sách những di sản bị đe doạ”. Uỷ ban Di sản Thế giới đã nhiều lần đề xuất với Chính phủ CHLB Đức những biện pháp tích cực nhằm cứu vãn cảnh quan lịch sử, văn hoá và thiên nhiên vô giá của Thung lũng Elbe. Nhưng với đà phát triển đô thị và giao thông ồ ạt vượt tầm kiểm soát hiện nay, đặc biệt là việc chính quyền Dresden quyết định xây dựng một cây cầu hiện đại ngay giữa khu vực cảnh quan cổ kính của Dresden rất có thể sẽ dẫn đến việc Uỷ ban Di sản Thế giới sẽ quyết định rút địa danh này ra khỏi danh sách các Di sản thế giới.

Tại Đông Nam Á, Cố đô Thái Lan là Authaya cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Đây là một khu di tích lịch sử và kiến trúc đặc biệt quan trọng gắn liền với gần 6 thế kỷ dựng nước của Vương quốc Thái Lan (từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18). Nhờ bối cảnh hoà bình kéo dài nên các khu vực kiến trúc quan trọng, bao gồm cụm lâu đài nguy nga tráng lệ của Authaya gần như vẫn được giữ dáng vẻ nguyên vẹn cho đến thế kỷ 20. Authaya được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới từ rất sớm nhưng do tình trạng ngành du lịch khai thác bừa bãi, môi trường ô nhiễm nên chỉ trong 30 năm qua Authaya đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chính quyền. Hiện nay UNESCO đang đặt Authaya vào Danh sách các di sản đang có nguy cơ bị đe doạ bởi du lịch. Thậm chí đã có thời điểm Authaya đã rơi vào nguy cơ bị xoá tên trong danh sách các di sản thế giới. Hiện nay Chính phủ Thái Lan đang phối hợp với UNESCO đưa ra một số chính sách và biện pháp tích cực nhằm cứu vãn vị trí quốc tế của Authaya.

Thung lũng Elbe – Dresden ở châu Âu và Cố đô Authaya ở Châu Á là hai bài học đáng để các quốc gia suy ngẫm lựa chọn giữa các mục tiêu văn hoá và kinh tế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển quốc gia.

th_thung_lung_elbe_dresden


th_thung_lung_dresden_elbe_2


th_thanh_pho_quebec_1


th_quebec_400_tuoi

 

th_authaya_


Tư liệu tham khảo về Hội nghị 32 Uỷ ban Di sản TG:

Các Địa danh thiên nhiên đăng ký vào Danh sách Di sản Thế giới tại Hội nghị 32 Uỷ ban Di sản TG: Công trường đá của Fabrica Nacional Cementos (FANCESA), Cal Orck’O, Sucre, Departamento Chuquisaca (Bolivie), Công viên Quốc gia Pirin (Bulgarie), Vách đá chứa hoá thạch Joggín (Canada), Công viên Quốc gia núi Sanqingshan (Trung Quốc), Hồ mặn ven biển Nouvelle-Caledonie : sự đa dạng đá ngầm và hệ sinh thái kết hợp (France), Surtsey (Islande), Bradyseisme trong vùng phlegreens (Italie), Thảo nguyên Saryarka và hồ Kasakhstan phương Bắc (Kasakhstan), Khu bảo tồn Sinh vật bướm (Mexique), Hồ Hovsgol (Mongolie), Phức hệ tự nhiên của Cao nguyên Putorana (Liên bang Nga), Vũ đài kiến tạo Sardona (Thuỵ Sỹ), Quần đảo Socotra (Yemen).

Các Địa danh văn hoá Đăng ký vào Danh sách Di sản Thế giới tại Hội nghị 32 Uỷ ban Di sản TG: Trung tâm Di tích lịch sử Berat và Gjirokastra (Thành phố miền Nam Albanie, những nhân chứng đặc biệt của sự định cư được phòng thủ vững chắc thời Ottoman của vùng Bankans (Albanie), Phong cảnh văn hoá ở Buenos Aires (Argentine), Quảng trường Sao Francisco của Thành phố São Cristóvão (Brésil), Đền Preah Vihear (Cambodge), Tulou de Fujian (Trung Quốc), đồng bằng Stari Grad (Croatie), Trung tâm lịch sử Camagüey (Cuba), Trạm nước khoáng nóng Luhacovice và khu Di tích lịch sử nước khoáng nóng (Cộng hoà Séc), Toà nhà và Di tích lịch sử Kaesong (Cộng hoà dân chủ Hàn Quốc), Tác phẩm Vauban (France), Thành phố theo kiểu hiện đại Berlin (Cộng hoà Đức), Hệ thống công sự hợp lưu của dòng chảy Danube et Váh in Komárno – Komárom (Hongrie/Slovaquie), Đường sắt Kalka à Shimla (Ấn Độ), Đảo sông Majuli ở Assam (Ấn Độ), Phong cảnh văn hoá của tỉnh Bali (Indonesia), Viện tu sĩ Armenie của Azerbaidjan Iran (Cộng hoà Hồi giáo Iran), Cửa của ba vòm cầu Dan (Israel), Đất Thánh Baha’is ở Haifa vàphía Tây Galilee (Israel), Mantoue và Sabbioneta (Italie), Hiraizumi – phong cảnh văn hoá kết hợp với vũ trụ luận của Đạo Phật của miền đất sạch (Nhật Bản), Rừng thiêng Kaya của Mijikenda (Kenya), Núi thiêng Sulamain-Too (Kirghizistan), Thành phố lịch sử của eo biển Malacca : Melaka et George Town (Malaisie), Phong cảnh văn hoá Morne (Maurice), Thành phố bảo hộ San Miguel và Điện Jesus Nazareth Atotonilco (Mexique), Giáo đường Leon (Nicaragua), Địa danh Nông nghiệp cổ Kuk (Papouasie Nouvelle Guinée), Trung tâm lịch sử Saint-Marin và núi Titano (Saint-Marin), Địa danh Khảo cổ học (Madain Salih) (Arabie Saoudite), Nhà thờ bằng gỗ thuộc xứ Slovaquie của vùng Carpates (Slovaquie), Nghệ thuật  khắc đá của Thời đại đồ đá cũ phía Bắc Tây Ban Nha (Tây Ban Nha), Đường sắt Reti trong Phong cảnh văn hoá Albula và Bernina (Suisse/Italie), Bức tường Antonin của biên giới l’Empire Romain (Royaume-Uni), Vùng của Quốc vương Mata (Vanuatu).

 

 

Minh Hạnh – BTK HH UNESCO VN