Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Thứ năm, 25 Tháng 2 2010 15:50
In

nha_nhac_cung_dinhNhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọi là Thế tục nhạc). Lễ nhạc có xuất xứ từ đời Chu (Trung Quốc). Đến đời Tần (221-206 TCN), Tần Thuỷ Hoàng đã cho đốt hết các kinh sách cũ, và những gì liên quan đến Nhã nhạc có trong Kinh nhạc, Lễ nhạc do Khổng Tử soạn đều bị thất truyền. Các đời sau vẫn dùng những gì còn có thể tìm lại được từ hai quyển sách này để làm căn bản cho Lễ nhạc cung đình của mình.

Lễ nhạc được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1157). Trước đó thông qua nền văn hoá Chăm (ấn Độ) đã đến nước ta. ở Việt Nam, âm điệu nhạc vui được gọi là điệu Bắc hay Khách, nghĩa là có âm hưởng Trung Quốc, nhạc có âm điệu buồn được gọi là có âm điệu Nam, hay là âm điệu Việt. Đến triều Lý Thánh Tông (1054-1072) đem các nhạc vũ công của vương triều Chiêm Thành về Kinh đô Thăng Long, và cho họ chỉ dạy các nghệ sĩ cung đình nhà Lý âm nhạc Chăm. Huế tọa lạc trên nền tảng một kinh đô cũ của Chiêm Thành.

Các cung điệu bán âm buồn của nhạc Chăm vẫn tồn tại trong âm nhạc Huế. Nhạc cung đình chỉ có tại kinh thành Huế. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đây là bộ môn âm nhạc duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể có thể sử dụng để nghiên cứu về nhiều mặt: nhạc khí đa dạng; sắp xếp dàn nhạc tinh vi; nhạc ngữ độc đáo; bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc.

Những chi tiết về một dàn Đại nhạc cung đình xuất hiện đầu tiên trong sử sách có thể là trong quyển “An nam chí lược” của Lê Tắc vào đời Trần, Nhanhac1Sách Khâm định Đại Thành Hộ điển sự lệ (xuất bản 1908) có ghi rành rẽ các chi tiết của dàn nhạc cung đình có từ cuối thế kỷ thứ 18. Miêu tả dàn nhạc cung đình có ghi tên nhạc khí gồm: 1 cái cổ (trống), 1 cái phách (sinh tiền), 2 cái sáo, 1 tam huyền tử (đờn tam), 1 hồ cầm (đờn nhị), 1 cái đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tỳ bà, 1 tam âm la. Đoàn các vũ sinh mặc áo rộng thêu rồng, thắt lưng màu xanh dương và đầu bịt khăn giống như vũ sinh. Số lượng nhạc khí ngày nay không có gì thay đổi.

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi đặt tên dàn nhạc đổi tên là Việt Nam Quốc nhạc. Nhạc cung đình có một giá trị nghệ thuật rất cao, tập hợo những nhạc sĩ và nhạc công tài năng từ khắp nơi trong đất nước, là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, biểu diễn tinh vi, sáng tác chất lượng. Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình cũng được làm rất kỹ, chạm khắc cẩn khéo léo, rất tinh xảo, có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (khánh), tiếng đồng. Các dàn nhạc chẳng những đa dạng và quy mô mà còn rất đặc biệt trong sự phối hợp màu âm, không quan tâm đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng. Khi hoà đàn thì không nhạc khí nào có thể át các nhạc khí khác mà mỗi loại âm thanh đều có thể phân biệt rõ ràng.

Nhanhac2Nhạc cung đình bao gồm tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc để dùng vào các buổi tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu, nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Những sự kiện hỗn loạn làm rung chuyển Việt Nam vào thế kỷ 20 - đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ quân chủ và mấy chục năm chiến tranh đã sự đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của Nhã nhạc. Thiếu thốn của sân khấu, truyền thống âm nhạc này đã mất dần chức năng xã hội nguyên gốc. Còn một số cựu nhạc công đang cố gắng giữ cho Nhã nhạc truyền thống sống lại và truyền những những kỹ năng của họ tới thế hệ trẻ.

Chúng ta phải phải bảo tồn di sản nghệ thuật cha ông để lại, bồi đắp thêm bằng những sáng tạo mang dấu ấnNhanhac3 của thời đại, mà không đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhất định Nhã nhạc sẽ tiếp tục tồn tại với nghi thức đại chúng và những nghi lễ tôn giáo và như một nguồn của cảm hứng cho âm nhạc Việt nam đương đại.

Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Kiochiro Matsuura chính thức công bố trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc Huế.

 

VFUC