Giáo dục và các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Thứ sáu, 05 Tháng 11 2010 14:17
In

Vừa qua, Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã diễn ra tại New York. Bên lề sự kiện, UNESCO đồng chủ trì một hội nghị bàn tròn với chủ đề: Vai trò trung tâm của giáo dục trong phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu quan điểm của UNESCO về vấn đề này.

altGiáo dục trang bị cho mọi người những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tăng thu nhập, mở rộng cơ hội việc làm. Nó góp phần thúc đẩy cuộc chiến chống nghèo và suy dinh dưỡng; đồng thời, tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục sẽ mở cửa cho công ăn việc làm và các tài khoản tín dụng. Những lợi ích này có ảnh hưởng rất lớn tới các cấp giáo dục, phụ nữ và trẻ em  ở các nước có mức thu nhập thấp. Nếu giáo dục được chia sẻ chung chung đến người nghèo, phụ nữ và các nhóm thiệt thòi thì triển vọng phát triển kinh tế sẽ không khả quan. Mặt khác, đói nghèo khiến  trẻ em không được tới trường và phải làm việc bởi vì cha mẹ không đủ khả năng để giáo dục con cái của họ.

 Giá trị lớn nhất của sự công bằng trong giáo dục được ví như nhiên liệu cho tăng trưởng xã hội và công cuộc xoá đói giảm nghèo; vì lợi ích người nghèo và toàn thể xã hội

Mục tiêu 2: Phổ cập giáo dục tiểu học

Mọi trẻ em đều có quyền đi học, nhưng hàng triệu người vẫn còn bị bỏ lại phía sau. Giáo dục tiểu học liên quan đến việc nhập học ở độ tuổi thích hợp và hoàn thành một chu kỳ đầy đủ.

Ngày nay, có thêm 30 triệu trẻ em trong trường học so với thời gian đầu thập kỷ. Đã có một số câu chuyện thành công được ghi nhận. Tỷ lệ học sinh ở trường tiểu học đã tăng lên đáng kể ở khu vực châu Phi hạ Sahara cũng như ở Nam và Tây Á. Ethiopia có hơn ba triệu trẻ em đến trường so với năm 2000 nhờ vào một chương trình xây dựng trường học ở nông thôn đầy tham vọng và bãi bỏ các khoản  phí, lệ phí tại trường tiểu học – những trở ngại lớn nhất của phổ cập giáo dục tiểu học.
Tuy nhiên, vẫn còn 72.000.000 trẻ em không được tới trường. Gần một nửa số trẻ em này sống ở châu Phi hạ Sahara. Có thể đến năm 2015, khoảng 56.000.000 trẻ em vẫn còn nguy cơ thất học

Hàng triệu người phải bỏ học mà chưa thông thạo các kỹ năng làm toán. Ngoài ra, tỷ lệ học sinh /giáo viên ở nhiều nước đang vượt quá 40:1 và tồn tại tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Một số chính quyền đã bỏ qua việc giáo dục những người được cho là bên lề của xã hội, từ người dân bản địa đến trẻ em đường phố, tàn tật, nhóm dân cư dân tộc thiểu số. Trừ khi chúng tôi tiếp cận với các trẻ em đang bị bỏ lại phía sau, mục đích của giáo dục cho tất cả trẻ em sẽ không đạt.

 Mục tiêu 3: Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ

Đã có thêm nhiều triệu trẻ em gái được đến trường so với năm 2000. Tỷ lệ bé gái đi học đã cải thiện rõ rệt ở một số nước, như Bangladesh, Benin và Nepal. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em trai đi học hơn so với trẻ em gái ở một số quốc gia. Khoảng  54 phần trăm trẻ em không được đến trường là bé gái. Nguyên do là các cô gái phải đối mặt với nhiều rào cản: thái độ tiêu cực của xã hội, gánh nặng công việc gia đình, khoảng cách đến trường…

Trong số 759.000.000 người lớn không thể đọc hay viết, khoảng hai phần ba là phụ nữ. Tỷ lệ này vẫn không thay đổi kể từ năm 2000.

 Mục tiêu 4: Giảm tử vong trẻ em

Giáo dục giúp các bà mẹ làm giảm tỷ lệ trẻ em chết trước tuổi lên năm. Ở nhiều nước, một bà mẹ không được đi học sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong ở trẻ em so với một bà mẹ học trung học hoặc cao hơn. Nghiên cứu trên được thực hiện tại Philippines và Bolivia.

Bằng chứng cho thấy có sự tương quan mạnh mẽ: phụ nữ được giáo dục sẽ cải thiện tuổi thọ của trẻ em cũng như sức khỏe gia đình. Con cái họ ít có khả năng bị suy dinh dưỡng. Ở Niger, con của một người phụ nữ không được tới trường có khả năng bị suy dinh dưỡng gấp bốn lần con của bà mẹ học trung học.

 Mục tiêu 5: Tăng cường sức khỏe bà mẹ

Giáo dục bà mẹ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đối với các rủi ro liên quan đến sinh đẻ. Nghiên cứu trên 500.000 trường hợp phụ nữ mang thai cho thấy, các biến chứng phức tạp trong thời kỳ sinh đẻ là nguyên nhân hàng đầu của tử vong và tàn tật trẻ em. Người phụ nữ được giáo dục có nhiều khả năng tìm kiếm sự chăm sóc tiền sản, đặc biệt nếu các nội dung giáo dục của họ đã bao gồm sức khỏe sinh sản.

 Mục tiêu 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm khác

Giáo dục là vắc xin tốt nhất chống lại HIV và AIDS. Dữ liệu: Với  khoảng 6800 người bị nhiễm HIV mỗi ngày, giáo dục phải đi đầu trong tất cả hành động ứng phó với HIV và AIDS. Tổ chức giáo dục có vai trò trung tâm trong nỗ lực phòng chống HIV bởi vì đó là phương pháp tốt nhất hướng tới những người trẻ tuổi. Ở khía cạnh sức khỏe học đường, nâng cao nhận thức về các chương trình vệ sinh giúp họ chống lại bệnh sốt rét và các bệnh khác.

Từ năm 2000 đến năm 2008, Campuchia, Guyana, Namibia, Rwanda, Trinidad và Tobago đã tăng kiến thức đáng kể  về phòng, chống HIV ở phụ nữ trẻ (đạt mức 50 phần trăm hoặc nhiều hơn) theo báo cáo của các quốc gia này tại Liên hợp Quốc.

Tiến trình này đang được thực hiện, nhưng ngành giáo dục quốc gia cần phải tăng cường vai trò then chốt của họ. 

Chiến dịch Toàn cầu về Giáo dục cho rằng: giáo dục tiểu học sẽ ngăn ngừa 700.000 ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Số liệu điều tra gần đây từ 64 quốc gia chỉ ra rằng chỉ có 40 phần trăm đàn ông và 38 phần trăm phụ nữ trong độ tuổi 15-24 có kiến thức toàn diện, chính xác về HIV và làm thế nào để tránh lây truyền. 

 Mục tiêu 7: Đảm bảo bền vững vì môi trường

Giáo dục giúp cá nhân đưa ra quyết định đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Giáo dục đóng vai trò quan trọng về sự hiểu biết môi trường, thay đổi các hành vi phản tác dụng và dự đoán các mối đe dọa sinh thái trong tương lai. Bên cạnh đó, Nó cũng giúp giải quyết nguyên nhân, hậu quả của  biến đổi khí hậu và chủ động bắt đầu các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – ví dụ  như áp dụng công nghệ “xanh” vào cuộc sống.

Giáo dục phát triển bền vững (ESD) là chìa khóa cho các vấn đề quan trọng như xóa đói giảm nghèo, sinh kế bền vững, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, trách nhiệm xã hội và bảo vệ nền văn hóa bản địa. 

 Mục tiêu 8: Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển

Một quan hệ đối tác toàn cầu là cần thiết để lấp đầy lỗ hổng về tài chính của giáo dục.Giáo dục giúp phát triển dữ liệu và nghiên cứu về các vấn đề đang nổi lên. Nó giúp theo dõi viện trợ và dạy người ta làm thế nào để tối đa hóa việc sử dụng các công nghệ mới. Tuy nhiên, trong năm 2007, viện trợ cho giáo dục cơ bản ở các nước nghèo nhất thế giới chỉ có 2,7 tỷ USD – còn xa mới đạt đến 16 tỷ USD cần thiết hằng năm để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến giáo dục. 

Những quốc gia đang phát triển có thể làm nhiều hơn - bằng cách làm cho giáo dục trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu. Nếu các nước có thu nhập thấp đầu tư 0,7 phần trăm GDP của họ cho giáo dục, đồng nghĩa với thế giới có 7 tỷ USD /năm cho có giáo dục cơ bản./.

Trường Giang

alt