Bốn Di sản cần bảo vệ khẩn cấp

Thứ sáu, 25 Tháng 2 2011 15:04
In

Ủy ban Liên chính phủ/ UNESCO đã xác nhận thêm 4 Di sản vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Cần bảo vệ khẩn cấp sau khi nhóm họp tại thủ đô Nairobi/ Kenya. Trong đó, 3 Di sản ở Trung Quốc và 1 ở Croatia, nâng tổng số thành viên lên con số 16.

Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm các yếu tố văn hóa có nguy cơ biến mất, bất chấp nỗ lực gìn giữ của cộng đồng. Để được ghi danh, các quốc gia phải cam kết thực hiện kế hoạch bảo vệ đặc biệt với sự tham gia đầy đủ của cộng đồng có liên quan. Họ có thể được hỗ trợ tài chính từ một nguồn Quỹ quản lý bởi UNESCO. 

Sau bốn năm được công nhận, các quốc gia sẽ phải nộp báo cáo đặc biệt mô tả về Di sản: chức năng xã hội và văn hóa, khả năng tồn tại, những thành quả của kế hoạch bảo tồn... 

Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể  được 132 nước thông qua vào năm 2003. Công ước khuyến khích bảo vệ các yếu tố văn hóa mang bản sắc đặc trưng của địa phương như truyền khẩu, biểu diễn nghệ thuật dân gian, tập quán xã hội, nghi lễ và các sự kiện lễ hội, nghề thủ công truyền thống…

4 Di sản phi vật thể Cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

Trung Quốc - Lễ hội văn hóa truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ (gọi là Meshrep)

altMeshrep là một hình thức lễ hội truyền thống của người Duy Ngô Nhĩ (Uygur) tập trung chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương. Sự kiện Meshrep bao gồm các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phong phú như âm nhạc, múa, kịch, nhào lộn, văn học truyền miệng, trò chơi dân gian…Biểu diễnMuqam là hình thức nghệ thuật toàn diện nhất trong Meshrep; kết hợp giữa múa, bài hát và giải trí. Chức năng của Meshrep giống  như một "tòa án", là trung gian hòa giải xung đột và bảo đảm sự tồn tại các tiêu chuẩn đạo đức. Ngoài ra, Nó cũng là "lớp học", nơi mọi người có thể tìm hiểu về các phong tục truyền thống. Lễ hội được truyền lại và kế thừa bởi những người am hiểu về phong tục, ý nghĩa văn hóa của địa phương. Tất cả người Duy Ngô Nhĩ tham gia biểu diễn đều có trình độ bậc thầy. Tuy nhiên, khả năng tồn tại của Meshrep đang bên “bờ vực” vì nhiều yếu tố: thay đổi xã hội phát sinh từ đô thị hóa và công nghiệp hóa, ảnh hưởng của nền văn hóa quốc gia và nước ngoài, thanh niên Uygur di cư đến thành phố để làm việc ngày càng nhiều. Tần số xuất hiện và số lượng người tham gia sự kiện dần suy giảm. Trong khi đó, số người có thể hiểu đầy đủ quy tắc truyền thống và nội dung phong phú của sự kiện này đã giảm mạnh từ hàng trăm đến hàng chục.

Trung Quốc - Nghệ thuật bí truyền chống rò rỉ nước ở thuyền mành

Phát triển ở tỉnh Phúc Kiến phía nam Trung Quốc, kỹ thuật đóng vách ngăn chống thấm cho phép tạo nên các khoang kín nước ở thuyền mành. Trong quá trình sử dụng, nước biển sẽ không tràn ngập khoang khác nếu một hoặc hai khoang vô tình hư hỏng - vì thế tàu vẫn nổi. Thuyền được làm chủ yếu từ gỗ thông, long não và linh sam. Các thợ mộc lắp ráp thủ công bằng phương pháp truyền thống. Họ áp dụng kỹ thuật ghép ván bằng các đường rãnh; dầu gai, tung và vôi. Rất đông thợ thủ công cùng phối hợp làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ của một nghệ nhân bậc thầy. Cộng đồng địa phương tham gia bằng cách tổ chức trọng thể Lễ cầu nguyện cho sự hòa thuận và an toàn trong quá trình xây dựng và hạ thủy. Kinh nghiệm và phương pháp chế tạo vách ngăn chống thấm được truyền miệng từ các bậc thầy đển học viên. Tuy nhiên, nhu cầu thuyền mành Trung Quốc đã giảm mạnh khi tàu vỏ thép xuất hiện. Ngày nay, chỉ còn ba nghệ nhân có thể thực hiện đầy đủ kỹ thuật cổ truyền này. Mặt khác, chi phí chế tác thuyền mành cũng tăng do thiếu nguyên liệu. Kết quả là, việc truyền bá di sản này gặp khó khăn và các thợ cả buộc phải tìm kiếm việc làm khác. 

Trung Quốc - Nghệ thuật in chữ gỗ rời cổ truyền

Đây là một trong những kỹ thuật in ấn lâu đời nhất của thế giới. Kiểu in bằng chữ gỗ rời được duy trì ở thành phố Rui'an, phía nam tỉnh Chiết Giang, chủ yếu là để biên soạn và in ấn gia phả. Đàn ông được đào tạo để vẽ và khắc chữ Trung Quốc, sau đó sắp chữ lên giấy và in. Điều này đòi hỏi nhiều kiến thức lịch sử và phải thành thạo ngữ pháp Trung Quốc cổ đại. Sau đó, phụ nữ thực hiện xén giấy và ghép lại cho đến khi gia phả in xong. Chữ gỗ in rời sẽ bị dỡ bỏ sau một thời gian sử dụng. Trong suốt cả năm, thợ thủ công thực hiện bộ ký tự bằng gỗ và dụng cụ in ấn ở hội trường địa phương do tổ tiên để lại. Ở đó, họ lập và in phả hệ gia tộc bằng tay. Một buổi lễ sẽ đánh dấu sự hoàn thành của phả hệ và nó được đặt vào hộp khóa để bảo tồn. Kỹ thuật in chữ gỗ rời được truyền miệng trong họ tộc. Dễ nhận thấy, mỗi gia phả làm theo phương pháp cổ truyền mất rất nhiều thời gian và công sức.Trong khi đó, công nghệ in cơ học ngày càng phổ biến dẫn đến làm giảm nhanh chóng số lượng các thợ thủ công. Hiện nay, chỉ còn mười một người trên 50 tuổi còn khả năng làm chủ toàn bộ các kỹ thuật. Nếu không giữ gìn, truyền thống này sẽ sớm biến mất. 

Croatia - Nghệ thuật hát Ojkanje

Nghệ thuật hát Ojkanjephát triển ở vùng nội địa Dalmatian, được thực hiện bởi hai hoặc nhiều ca sĩ (nam hoặc nữ) bằng cách sử dụng kỹ thuật rung giọng đặc biệt từ cổ họng. Mỗi bài hát kéo dài cho tới khi ca sĩ chính vẫn giữ được sự bền bỉ của hơi thở. Nghệ thuật này giới hạn về giai điệu; màu sắc chủ yếu là thang âm và lời bài hát bao gồm các chủ đề đa dạng: từ tình yêu đến các vấn đề chính trị - xã hội.Ojkanje tồn tại là nhờ các nhóm hát truyền thống người địa phương. Họ chuyển giao kỹ năng và kiến thức bằng cách đại diện cho làng tham gia lễ hội ở Croatia cũng như trên thế giới. Bên cạnh phương pháp truyền miệng, Ojkanje truyền thống còn được truyền dẫn bằng phương tiện truyền thông; âm thanh và video của các nhóm văn hóa dân gian địa phương. Thời gian gần đây, thanh niên có xu hướng di cư từ nông thôn tới đô thị, dẫn tới sự thay đổi trong lối sống và giãn dân số trong khu vực. Điều này khiến số lượng người biểu diễn giảm mạnh, kết quả là mất nhiều phong cách Ojkanje cổ xưa và thể loại hát solo./.

UNESCO PRESS