UNESCO thông qua 13 Khu bảo tồn sinh quyển mới

Thứ tư, 14 Tháng 7 2010 15:06
In

Vừa qua, tại phiên họp thứ 22 của Hội đồng Điều phối quốc tế diễn ra tại Trụ sở UNESCO tại Paris, Ủy ban Điều phối Quốc tế về Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO (Man and Biosphere Program; viết tắt là: MAB) đã đưa 13 địa danh mới vào Mạng lưới Khu bảo tồn sinh quyển thế giới (WNBR). Hiện tại, WNBR bao gồm 564 địa danh ở 109 quốc gia.       

1. Khu Kafa (Ethiopia) trải dài hơn 700.000 ha, chiếm khoảng 50% hệ sinh thái rừng có nguồn gốc từ vùng núi cao của Châu Phi và bán đảo Ả Rập (từ chuyên môn là Afromontane) còn sót lại ở Ethiopia. Đây là nơi xuất xứ của một loài cà phê quý trên thế giới - cà phê Arabica. Kafa chứa đựng kho báu về văn hóa kinh tế, thẩm mỹ nhà ở được đặc trưng bởi các thung lũng màu mỡ, nhiều vùng đất thấp nối các rặng núi, ngọn núi; ngoài ra còn một số thác nước hùng vĩ như Barta, Woshi…Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên được thực hiện thành công tại khu vực này và có thể coi như là mô hình cho những sáng kiến mới, đặc biệt là cho sản xuất cà phê bền vững.

2. Khu Yayu (phía tây - nam bang Oromiya, Ethiopia) là một phần của khu vực đa dạng sinh học Afromontane, một trong 34 khu vực của thế giới chưa bị đe dọa sống còn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Yayu là bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn ở lưu vực sông Nile. Khu vực này bao gồm các khu rừng cổ thụ và một hệ thống quản lý rừng chặt chẽ để sản xuất cà phê, gia vị, mật ong và gỗ, đặc biệt cà phê Arabica mọc hoang dã bất cứ nơi nào. Để phát triển bền vững trong khi vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất cà phê, Yayu cần trồng thật nhiều cây ăn quả nhằm cung cấp cây trồng và tạo bóng mát cho cà phê.

3. Khu Dena (Iran) là rừng thảo nguyên bán khô cằn trải dài qua dãy núi trung tâm Zagros. Cây sồi chiếm ưu thế ở các cao nguyên, với hồ trăn và quả hạnh ở độ cao thấp hơn. Dena có một số con sông lớn như Karun, Dez, và Kharkeh - có nguồn gốc từ trung tâm Zagros, đổ ra vịnh Ba Tư và Biển Caspian. Những thác nước và hồ bơi tạo nên vẻ đẹp hoang dã của cảnh quan núi. Vùng này có một bộ phận dân cư lớn, bao gồm cả một cộng đồng du cư khoảng 20.000 người hành nghề sinh kế truyền thống. UNESCO khuyến nghị Dena ưu tiên quản lý phạm vi chăn thả động vật và phát triển du lịch sinh thái.

 4. Khu Naha (Metzabok, phía đông nam Mexico) bao gồm các phần phía bắc của rừng Lacandona, rừng nhiệt đới lớn nhất của Mexico.Đặc biệt, một phần hành lang sinh học của Naha gắn liền với kỷ Maya, nó có tầm quan trọng trong khu vực bảo tồn. Hơn 6.500 người dân bản địa bao gồm cả những chủng tộc cổ xưa nhất như: Lacandon Maya ,Tzeltales, cộng đồng choles..đã tăng thêm giá trị văn hóa cho WNBR. Các hoạt động về nông nghiệp của cộng đồng bản địa trong vùng đệm và vùng chuyển tiếp góp phần phát triển bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.

5. Khu Los Volcanes (Mexico) quan trọng bởi đặc trưng cảnh quan núi lửa có giá trị thẩm mỹ và du lịch. Địa chỉ nói trên bao gồm Popocatépetl - một trong những núi lửa hoạt động ấn tượng nhất trên hành tinh, và một loạt các loài đặc hữu mang tính thích nghi đặc biệt, chẳng hạn như thỏ núi lửa. Khu vực này được coi như là lưu vực nước cho Thành phố Mexico, nơi có mật độ dân số cao nhất Mexico. Dự án trồng rừng, phục hồi đất và thấm nước ngầm đang được phát triển tại Los Volcanes để bảo vệ nguồn nước – yếu tố quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Đảo Maria -  Mexico6 Khu vực Đảo Maria's (Mexico) là nơi còn tồn tại nhiều loài đặc hữu đã phát triển từ hơn tám triệu năm trước. Nó chứa đựng sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái bao gồm cả một khu rừng nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, đầm lầy và các rặng san hô. Một trại giam liên bang được thiết lập ở đây. Viện Sinh thái, Uỷ ban quốc gia về môi trường, lực lượng an ninh hữu quan đã đưa ra dự án quản lý bền vững, như trồng rừng và phát triển nông nghiệp, để phục hồi các tù nhân sinh sống trên đảo.

7. Đảo Ometepe (Nicaragua) là một hòn đảo dự trữ sinh quyển nằm trong hồ Cocibolca – nơi chứa nước ngọt lớn nhất Nicaragua. Trong tiếng Nahuatl địa phương Ometepenghĩa là "hòn đảo của hai ngọn đồi" vì trên đảo có đến hai ngọn núi lửa. Xung quanh đảo là nguồn nước ngọt quan trọng cũng như môi trường sống cho các loài đặc biệt: cáđao nước ngọt, cá mập nước ngọt Nicaragua …. Ometepe là ngôi nhà của 30.000 dân và nhiều hiện vật phong phú thời kỳ tiền Columbus (đá khắc cổ, tượng, gốm sứ). Điều đó chứng minh lịch sử định cư lâu dài của con người. Các hoạt động chính trên đảo hiện nay là du lịch sinh thái bền vững gắn kết chặt chẽ với cộng đồng.

8. Khu Oxapampa (Ashaninka -Yanesha, Peru) là khu vực núi cao nằm trong lòng chảo Amazon. Oxapampa được phân loại như một điểm nóng về bảo tồn. Khu vực này chịu áp lực mạnh từ các hoạt động của con người như chặt phá rừng và gây mất đa dạng sinh học. Để giải quyết những vấn đề trên thì việc tăng cường quản lý về mặt con người, có sự tham gia của chính quyền và nhân dân địa phương, các tổ chức phi chính phủ - là yếu tố quan trọng giúp khu dự trữ sinh quyển phát triển. Sự hiện diện của các nền văn hóa bản địa như Yánesha và Asháninka giúp bảo tồn kiến thức do tổ tiên truyền lại trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Những sáng kiến về phát triển bền vững bao gồm việc chấp nhận tiến bộ nông lâm nghiệp, xúc tiến du lịch sinh thái và tận thu hàng thủ công …cũng đang được thực hiện.

9. Khu Tuchola là một trong những phức hợp rừng lớn nhất Ba Lan. Tuchola nằm ở phía tây bắc vùng Pomerania, cách thành phố Gdansk trên bờ biển Baltic khoảng 50 km. Hơn 17.000 người dân sống trong vùng đệm khu bảo tồn sinh quyển (tổng dân số trong toàn bộ khu vực là 102.500 người). Họ sống phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và lâm nghiệp; bao gồm cả khai thác gỗ, săn bắn cũng như hái nấm và dâu. Trong những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp với du lịch, vui chơi giải trí và phát triển nghề thủ công đã trở thành một ngành kinh tế đang bùng nổ trong vùng chuyển tiếp. Rõ ràng, vùng dự trữ sinh quyển này đã hưởng lợi từ sự ủng hộ và hỗ trợ đáng kể từ các bên liên quan và chính quyền địa phương.

10. Rừng Gwangneung (Hàn Quốc) nằm ở trung tâm của bán đảo Triều Tiên, nơi cùng cực của khí hậu lục địa phía đông bắc châu Á gặp gỡ với khí hậu biển của Thái Bình Dương. Khu vực này được bảo quản tốt, có rừng cây phong lá rộng trên 500 tuổi cũng như các cánh đồng và rừng tư nhân. Nằm trong khu dự trữ sinh quyển có một di sản thế giới là Các lăng mộ Hoàng gia của triều đại Joseon, cùng với vườn thực vật quốc gia của Hàn Quốc. Kế hoạch hoạt động bền vững của vùng bao gồm bảo tồn sinh thái, tạo thương hiệu cho hàng hoá địa phương, phát triển nguồn năng lượng tái tạo và phát huy nông nghiệp hữu cơ.

11. Khu Kozjansko & Obsotelje (Slovenia) bao gồm rừng và đất nông nghiệp, nằm giữa các dòng sông Sava, Savinja và Sotla. Kozjansko & Obsotelje nổi bật với nghệ thuật khảm tường mosaic của dãy Alpine và cảnh quan của bình nguyên Panonian. Mức độ che phủ rừng của khu lên tới 55 %. Về phía đông, khu dự trữ sinh quyển giáp với biên giới Cộng hòa Croatia, được ngăn cách bằng dòng sông Sotla. Công viên vùng Kozjansko chiếm phần lớn diện tích lõi của khu vực dự trữ. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn tốt và đang có mười một cộng đồng dân cư đang sinh sống. Họ đều tham gia vào các dự án phát triển bền vững: nông nghiệp sinh thái, du lịch bền vững, sản xuất thực phẩm truyền thống và hàng thủ công.

Khu Quần thể hồ Vänern (Thụy Điển)12.Khu Quần thể hồ Vänern (Thụy Điển), thuộc hồ lớn nhất ở Thụy Điển và lớn thứ ba ở châu Âu. Trọng tâm của khu vực là núi Kinnekulle, phía tây nam là vùng đất đầm lầy với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Dọc theo 350 km chiều dài ven hồ Vänern có một số vùng sậy rậm rạp và vùng bảo tồn đa dạng các loài chim. Khoảng 60.000 ngườisống trong quần thể, vùng chuyển tiếp và trong một số trung tâm hành chính, bao gồm cả thành phố Mariestad. Câu cá, nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch có tầm quan trọng kinh tế đối với sự phát triển của vùng. Các khu dự trữ sinh quyển trở thành diễn đàn cho sự tham gia hợp tác quốc tế. Những dự án cân bằng môi trường trong vùng bao gồm du lịch bền vững, du lịch sinh thái và phát triển sản phẩm.

13. Khu Trung Zambezi (Zimbabwe) trải dài trên 40.000 km2 trong thung lũng Zambezi. Địa hình của khu vực đã tạo nên những tính năng đặc thù cho hệ sinh thái ven sông và trên mặt đất, bao gồm một trong các hồ chứa nhân tạo lớn nhất - Hồ Kariba. Vườn quốc gia Mana Pools – một phần của khu vực cốt lõi là di sản thế giới UNESCO. Quá trình kiểm soát săn bắn thể thao trong các vùng đệm đã tạo việc làm cho hàng trăm người. Khu vực này cũng bao gồm các khu định cư của con người, đặc biệt là thị trấn Kariba, nơi mà phần lớn thu nhập phụ thuộc vào câu cá ở hồ Kariba. Việc đánh bắt cá hồ trong khu vực đang phải cạnh tranh gay gắt với ngành công nghiệp thủy sản cá biển miodon Limnothrissa với sản lượng hàng năm khoảng 40.000 tấn, ước tính giá trị 40.000.000 USD./.

Nguồn: UNESCOPRESS

alt