Khu vực phát hiện mộ cổ từng là thị trấn

Thứ sáu, 22 Tháng 4 2011 15:23
In

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng khu vực phát hiện mộ cổ và giếng cổ từng là một thị trấn hay còn gọi là lỵ sở của đất Giao Châu xưa. Nơi này từng phát hiện nhiều ngôi mộ người Hán.

Ông Nguyễn Vinh Phúc nhận xét, việc phát hiện 2 ngôi mộ cổ và giếng cổ tại khu đô thị Ciputra (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) đã góp phần nói lên bề dày văn hoá lịch sử của đất Thăng Long. Điều này cho thấy những di sản còn tồn tại không chỉ hiện diện trong thành cổ mà còn ở cả vùng ngoại vi của đất Thăng Long.

Theo nhà Hà Nội học này, thôn Nhật Tảo (tên nôm là làng Kiểu) là một làng cổ có niên đại hàng nghìn năm cùng cụm với các làng Thượng Thụy (làng Bạc), Phú Gia (làng Gạ), Phú Xá (làng Xù) thuộc Châu Từ Liêm xưa. Khu vực này có thời đã là một thị trấn hay còn gọi là lỵ sở của đất Giao Châu.

Hai ngôi mộ cổ được phát hiện tại khu đô thị Ciputra

Sách “Việt điện u linh” có chép rằng, khi nước ta còn bị nhà Đường (179 TCN-938) cai trị, viên thứ sử Lư Anh (hoặc Hoán hay Ngư) đóng phủ trị tại vùng này lập ra quán Khai Nguyên và Già La (dân gọi là Quán La). Vì vậy dưới chân đình Quán La từng phát hiện ngôi mộ Hán được xây bằng gạch ô trám, nóc là gạch cuốn hình múi bưởi. Giáo sư Hà Văn Tấn đã đọc được ở ngôi mộ này hai chữ Duyên nhị.

Không riêng gì Quán La, sau này từ năm 1960 trở đi các nhà khảo cổ còn tìm được nhiều ngôi mộ người Hán như vậy ở khu vực cánh đồng làng Cáo, làng Giàn (nay thuộc xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm). Theo ông Phúc, từ việc phát hiện những ngôi mộ Hán, Lục Triều, Tuỳ Đường ở khu vực này cho phép nhận định rằng vùng phía Tây, Hồ Tây từ thời Bắc thuộc đã là một điểm tụ cư đông đúc.

"Việc tìm thấy 2 mộ cổ và giếng cổ ở khu đô thị Ciputra không có gì đặc biệt bởi nơi đây xưa có người sống thì phải có người chết. Ở đâu có dân cư thì ở đó phải có nước để sinh hoạt. Nếu chúng ta tiếp tục khai quật ở khu vực này có lẽ còn phát hiện được nhiều ngôi mộ cổ như thế", ông nói.

 

Tuy nhiên, theo ông Phúc điều đặc biệt trong quá trình khai quật mộ lần này là đã tìm thấy một số hiện vật mà trước đây chưa từng gặp ở Hà Nội, như ấm đồng, đinh sắt, lúa gạo. Để có thể bảo quản tốt và nghiên cứu rõ hơn niên đại của dấu tích này, ông cho rằng nên chuyển mộ cổ, giếng cổ và các hiện vật về Bảo tàng Hà Nội. Đây cũng là cách mà tỉnh Hải Dương đã làm từ lâu khi phát hiện ngôi mộ Hán như thế.

Trước đó ngày 1/4, máy xúc của đơn vị thi công đặt ống cống đã xúc trúng vào cửa một ngôi mộ cổ có kết cấu bằng gạch nung. Mộ thứ hai, nhỏ hơn, phát lộ khi đang khai quật ngôi mộ này. Hai tuần sau, cách đó chừng 100 mét, giếng cổ được lộ ra trong quá trình thi công đường giao thông nội bộ khu đô thị Ciputra.

Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, người trực tiếp khai quật mộ cổ, cho biết, ông và nhiều chuyên gia đầu ngành đều có chung nhận định cặp mộ cổ là phát hiện rất hay. Riêng hàng

Cách hai ngôi mộ chừng 100 mét, đội khai quật tìm thấy giếng cổ

uý. Nhiều khả năng đây là nơi cư trú của một cộng đồng dân cư khoảng thế kỷ 4-6 tại ngoại vi thành Đại La cũ và cạnh sông Hồng. Hàng chục viên gạch xám được phát hiện trong lòng giếng mang niên đại trải dài từ thế kỷ 6 đến 15 chứng tỏ sự tồn tại liên tục và lâu dài của cộng đồng này.

 

Nguồn: VnExpress.net