2010 - Năm Quốc tế tái lập các nền văn hoá

Thứ hai, 12 Tháng 7 2010 08:48
In

Chúng ta đang sống trong một thế giới được đánh dấu bởi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong tất cả các hoạt động của con người. Kết quả của sự thụ tinh chéo trong xã hội đã cung cấp những cơ hội mới để tăng cường quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia; giữa các nền văn hóa trên toàn thế giới. Đồng thời, quá trình toàn cầu hóa cũng dẫn đến hệ lụy về cuộc khủng hoảng kinh tế, môi trường và đạo đức ngày càng tăng; tạo cảm giác bất an và sự thiếu tin tưởng. Do đó, Liên hợp quốc và UNESCO đã có nghị quyết thực hiện Năm Quốc tế tái lập các nền văn hóa nhắm kết nối công dân toàn cầu. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Tổng Giám đốc UNESCO về vấn đề này.

Bà Irina Bokova - Tổng giám đốc UNESCO thế giớiTrong ánh sáng của sự tiến bộ xã hội, tôi đã đề xuất một tầm nhìn mới hướng tới nhân loại toàn cầu, mà tôi gọi là "chủ nghĩa nhân văn mới". Tôi tin rằng UNESCO được cung cấp các điểm mạnh cần thiết như là một người theo dõi chủ nghĩa nhân văn trong toàn cầu hóa và khủng hoảng xã hội. Để đối phó với các cảm giác dễ bị tổn thương đang lan tỏa, chúng ta thực sự cần có những hoạt động mang hình thức mới để bảo vệ sự gắn kết xã hội và giữ gìn hòa bình.

Trong quan điểm về sự cấp thiết này, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố 2010 là Năm Quốc tế tái lập các nền văn hóa và công nhận UNESCO như là cơ quan dẫn đầu trong việc hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm. Đó là nhờ kinh nghiệm hơn 60 năm của UNESCO trong công tác thúc đẩy "sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc".

Nền văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà còn là lối sống, hệ thống giá trị của truyền thống và tín ngưỡng. Thế giới toàn cầu hóa được đánh dấu bởi sự trao đổi ngày càng nhanh và phức tạp. Hiện nay, bảo vệ và phát huy sự đa dạng phong phú này đặt ra nhiều thách thức. Quả thật, văn hóa không được cụ thể hóa trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ như thông lệ thường có, điều đó khiến tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng những mối liên kết giữa văn hóa và phát triển thì mạnh mẽ tới mức sự phát triển không thể loại trừ văn hóa. Tôi kiên định rằng, thông qua các sáng kiến mới, những liên kết này không thể tách rời.

Mục tiêu của năm quốc tế này là giúp triệt tiêu bất kỳ hiểu nhầm nào bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, thành kiến; loại trừ căng thẳng, bất an, bạo lực và xung đột. Nhiệm vụ sẽ là, vận động cho đối thoại và sự hiểu biết chung; thúc đẩy tôn trọng văn hóa của nhau và phá vỡ rào cản giữa các nền văn hóa đa sắc tộc. Trao đổi và đối thoại giữa các nền văn hóa là công cụ tốt nhất để xây dựng tòa nhà hòa bình.

Bốn chiến lược chính của hành động năm nay được thông qua, bao gồm: sự đối ứng của văn hoá, ngôn ngữ đa dạng sắc tộc và tôn giáo; xây dựng một khuôn khổ mang tầm phổ quát toàn cầu; tăng cường chất lượng giáo dục và năng lực giao tiếp giữa các nền văn hoá; đối thoại, bồi dưỡng con người để phát triển bền vững.

Tôi muốn kêu gọi tất cả các đối tác của UNESCO thống nhất hành động, bao gồm các: Uỷ ban Quốc gia UNESCO, cơ quan của hệ thống Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, Đại sứ thiện chí và Nghệ sĩ vì hòa bình. Có liên đới là  trường học, câu lạc bộ và các trung tâm, nghị sỹ, quan chức được bầu tại địa phương, phương tiện truyền thông, nhà lãnh đạo tư tưởng; các tổ chức thanh niên, toàn thể xã hội dân sự bao gồm cả khu vực tư nhân. Với những nỗ lực của mọi người, các lễ kỷ niệm trong năm 2010 sẽ nhận được sự chú ý cao và tầm ảnh hưởng lớn nhất có thể tại các địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Trong hoàn cảnh những thách thức mới của một thế giới ngày càng gắn kết với nhau, tôi mong chúng ta chung tay xây dựng cầu nối vững chắc, dựa trên tình đoàn kết giữa tất cả các nền văn hóa nhằm tạo ra môi trường sống hữu nghị, cùng hợp tác và phát triển.

Thân ái!

IRINA BOKOVA

alt