Cầu Thê Húc dải lụa đào vát qua làn nước xanh

Thứ sáu, 05 Tháng 2 2010 16:53
In

th_cau_the_huc1Nếu bạn có dịp dạo một vòng quanh hồ Gươm hãy thử ngắm nhìn cầu Thê Húc qua nhiều góc độ khác nhau. Ở góc trực diện, bạn có thể nhìn thấy nổi bật lên cây cầu son đỏ chót như một dải lụa đào mềm mại vắt mình in bóng lên mặt hồ Lục Thuỷ xanh biếc. Chuyển qua góc nhìn khác, chúng ta lại thấy một cây cầu son e ấp lấp mình sau lơ thơ liễu. Và khi bước chân lên một cây cầu, thì bạn sẽ khám phá ra những điều lý thú khác.

Cây cầu nhỏ sẽ đưa chân du khách tách mình khỏi phố xá ồn ào vào một thế giới lặng yên của hòn đảo Ngọc, để đắm mình trong không gian kiến trúc của đền Ngọc Sơn- Lầu Đắc Nguyệt- Đình Chấn Ba.

Nếu bạn có dịp dạo một vòng quanh hồ Gươm hãy thử ngắm nhìn cầu Thê Húc qua nhiều góc độ khác nhau. Ở góc trực diện, bạn có thể nhìn thấy nổi bật lên cây cầu son đỏ chót như một dải lụa đào mềm mại vắt mình in bóng lên mặt hồ Lục Thuỷ xanh biếc. Chuyển qua góc nhìn khác, chúng ta lại thấy một cây cầu son e ấp lấp mình sau lơ thơ liễu. Và khi bước chân lên một cây cầu, thì bạn sẽ khám phá ra những điều lý thú khác.

Vậy nhưng ít người biết rõ về lịch sử cụm thắng cảnh Tháp Bút, Đài Nghiêng, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn. Xa xưa truyền rằng: Ở gò đất trong hồ đã có các tiên nữ về đây múa hát. Đảo Ngọc Sơn khi xưa gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Một ngôi đền được dựng lên trên đảo Ngọc Sơn để thờ những binh sỹ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lâu ngày, ngôi đền đó bị sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735-1739), chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng nơi đây thành cung Khánh Thụy, làm chỗ vui chơi. Nhưng đến cuối đời nhà Lê, Lê Chiêu Thống đã đốt trụi cung nghỉ mát đầy diễm lệ này. Trước cảnh nên xưa thành hoang phế, phải trăng bà Huyện Thanh Quan đã thốt nên:

“Đá vẫn trơ gan ùng tuế nguyệt
Nước còn chau mặt với tang thương”

Trên nền đất cũ, một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã đứng ra dựng một ngôi chùa nhỏ gọi là chùa Ngọc Sơn, thờ phật. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843). Chùa lại được chuyển thành đền thờ Tam Thánh hay còn gọi là Đền Ngọc Sơn ( thờ Văn Sương tướng quân, thờ tam quan đế Vân Tường và thờ tướng quân Trần Hưng Đạo). Đường vào đảo Ngọc lúc này chỉ là cầu tre lắc lẻo.

Nguồn gốc tên gọi “Cầu đón ánh nắng ban mai”

Năm  Tự Đức 18 (1865). Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động tu lại đền. Đền mới được sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh phía Nam xây dựng đình Chấn Ba (Đình chắn sóng)  với ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn chắn sóng không lành mạnh của lền văn hoá lúc bấy giờ, trên núi Ngọc Bội, ông đã cho xây dựng một thác đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông ( tháp bút) , thân tháp khắc ba chữ “ Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Tiếp đến là cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một nghiên mực hình quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Nối từ bờ vào đảo Ngọc, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng một con cầu. Mỗi buổi ban mai, những tia rẻ quạt của ánh bình minh quét thẳng vào ngọn tháp và lan can tay vịn cầu. Vì vậy, Thần Siêu đặt tên cho cây cầu là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại. Người lưu giữ khoẳnh khắc chuyển mình của cầu Thê Húc.

Trải qua sự tàn phá của thời gian, vào đêm giao thừa năm 1952, do lượng người qua lại vào ngày lễ quá đông nên cây cầu không chịu nổi và sụp xuống. Chính quyền Pháp đã  cho xây dựng một chiếc cầu tạm và khẩn cấp cho xây dựng lại cây cầu bị đổ.

Theo lời kể của bà Phạm Thị Mùi (ở số 44/5/281 đường Tam Trinh) thì vào khoảng cuối năm 1953, chính quyền Pháp giao cho một người xây dựng lại cầu Thê Húc nhưng không được, sau đó họ đã yêu cầu cho người thân sinh ra bà, là cụ ông Phạm Ngọc Lan khảo sát và lại và gấp rút hoàn thành trước Tết 1954. Chỉ vọn vẹn ba tháng, cụ Lan đã phải gấp rút khảo sát địa chẩt, vẽ thiết kế và giám sát xây dựng lại cây cầu. Với lỗ lực của cả tổ thi công. Cầu Thê Húc cũng kịp hoàn thành. Để ghi lại công sức người đã có công xây dựng cầu, chính quyền Pháp đã tặng lại gia đình cụ Lan một cuốn album ảnh về quá trình cây cầu được thi công. Trải qua chiến tranh loạn lạc, cuốn album ảnh đã phần nào hư hỏng nhưng vẫn được gia đình cụ Lan lưu giữ đến nay. Những tấm ảnh về sự chuyển mình của cây cầu là những khoẳnh khắc sống động của một phần lịch sử cây cầu.


Ngay-nay