Hội thảo về đạo đức toàn cầu và lễ vinh danh trí thức, doanh nghiệp theo tiêu chí UNESCO

Thứ tư, 27 Tháng 4 2016 09:44
In

Cả ngày 23/4/2016 trong bầu không khí sôi động tại Thủ đô Hà Nội với hai địa chỉ Khách sạn Công Đoàn (sáng) và Cung Văn hóa Hữu nghị (chiều) đã diễn ra Hội thảo về Đạo đức toàn cầu và Lễ Vinh danh các trí thức, doanh nghiệp có công đóng góp cho thành tựu phát triển đất nước, hưng thịnh doanh nghiệp và vẻ vang gia đình của các thành viên có tham gia, có tham luận và được vinh danh trên nền tảng suy luận về đạo đức toàn cầu, trong đó có đạo đức doanh nghiệp, đạo đức ứng xử, đạo đức xã hội...đều mang tính cấp bách về hành động và chuyển biển thiết thực từ ý thức, nhận thức về đạo đức mới và cần làm ngay ở mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng và cả mỗi quốc gia dân tộc trên toàn thế giới.

Đây là cuộc triển khai với tư cách Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đứng ra  bảo trợ đầu tiên và giao cho Viện Nghiên cứu Khoa học Nhân tài Nhân lực (thuộc liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đứng ra tổ chức, đơn vị đăng cai là Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển Thương hiệu Đại Việt. Cần nói qua về tiêu chí UNESCO xuất hiện thuật ngữ: "Giáo dục đạo đức toàn cầu vì sự phát triển bền vững" xuất hiện và trở thành phong trào toàn cầu hưởng ứng ngay từ sau tháng 3 năm 2011 tại các tai nạn về động đất và sóng thần ở Nhật Bản trong diễn biến khó khăn về thương vong con người, sụp đổ nhà cửa, công trình, đói rét trầm trọng... mà người dân ở những vùng hoạn nạn vẫn duy trì được đạo đức như không cướp bóc, trấn lột, chiếm đoạt...trái lại họ vẫn giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong thu dọn, mai táng, hạn chế dò gỉ chất phóng xạ, trích quỹ cứu hộ khẩn cấp...và mọi con người nơi đây vẫn giữ nếp trật tự  văn hóa xếp hàng để đón nhận các xuất ăn tạm sống qua ngày đã làm rung động thế giới nhận thức về đạo đức. Tuy nhiên đây không chỉ là câu chuyện tấm gương đạo đức của người Nhật Bản mà một vấn đề lớn hơn đã được đặt ra: Vì sao lại có sóng thần? Vì sao lại có vụ nổ nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Sendai nơi xảy ra động đất? Phải chăng sóng thần là do chính con người tạo ra bởi các biến đổi khí hậu? Còn rủi ro của nhà máy hạt nhân, phải chăng không chỉ là rủi ro của riêng tỉnh Sendai mà còn lan truyền rủi ro cho cả nước Nhật, rủi ro cho cả khu vực các nước quanh Thái Bình Dương khi mà lượng phóng xạ từ những lò hạt nhân đến nay vẫn đang không ngừng rò rỉ ra biển lớn, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Phải chăng đây cũng  chính là quả báo, là hệ quả tất yếu bởi lòng tham của con người ngày càng tăng, dẫn đến khai thác cùng kiệt thiên nhiên mà không dành lại con đường lùi cho nhân loại, cho hậu thế, để ngay từ bây giờ đã xảy ra những rủi ro bởi chính từ những hành động tham lam đó?

Câu chuyện xảy ra với Nhật Bản chỉ là một điển hình của những biến động không ngừng của thế giới hôm nay. Thế giới này đã trở thành nhỏ bé trước những rủi ro mang tính toàn cầu. Nếu không cùng nhau hành động để phòng ngừa, tương lai của loài người sẽ thật sự đáng lo ngại với những tai ương không thể lường. Đứng trước tình hình đó các nhà triết học, các nhà khoa học Nhật Bản trong Liên hiệp các Hội UNESCO Nhật Bản đã đề xuất với Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới phát động một chiến dịch nâng cao các giá trị đạo đức trong bối cảnh quan hệ phức hợp và đa dạng của thế giới hôm nay, gọi là "Đạo đức toàn cầu". Phong trào UNESCO phi chính phủ ở nhiều nước đã tham gia nhiệt tình cuộc vận động này. Tháng 6-2014, để đóng góp vào chiến dịch tuyền bá các giá trị của "Đạo đức toàn cầu" Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đứng ra đăng cai Hội nghị Quốc tế về "Đạo đức toàn cầu, vì sự phát triển bền vững" với hơn 300 đại diện ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khối liên hiệp UNESCO Thế giới đã tham dự.

Tại Hội thảo, sau bài diễn văn khai mạc của nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng với tư cách Tổng thứ ký Liên hiệp UNESCO Thế giới, chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã định hướng cho sự sôi động của Hội thảo về các quan niệm mở rộng cách nhìn về đạo đức không chỉ là lý luận thuần túy của một dân tộc, một cộng đồng, một phong tục, tập quán mà nó phải từ những chuyển biến nhận thức trải qua hành động và thực tiễn cuộc sống mới, nhận thức mới toàn cầu bởi các lĩnh vực khoa học công nghệ và văn hóa hội nhập mới cùng đồng cảm thông, đồng quan tâm đến các giá trị đạo đức trọn vẹn để đồng tạo ra nhân cách con người mới, hội nhập mới, giống như chuẩn "công dân toàn cầu" cần phải hội đủ tư cách đạo đức, tri thức mới để cùng phát triển một thế giới bền vững không đối kháng, không hận thù...

Có gần 30 bản tham luận của hơn 100 người được vinh danh là các nhà trí thức khoa bảng, các nhà lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp trên cương vị GS, PGS, TS, ThS... đang làm khoa học và đang làm doanh nghiệp đã hưởng ứng tiêu chí về đạo đức toàn cầu, đạo đức của chính mình khi làm khoa học, doanh nghiệp, ngành nghề... được đưa vào tham luận... Mặt khác, các phát biểu đã tạo bầu không khí sôi nổi, lắng đọng về nhận thức và tinh thần thiếu đạo đức nghiêm trọng có tính lên án bọn người trồng vườn "ác tính" đã sử dụng các hóa chất độc ứng dụng gia tăng sản lượng cây trồng; lên án kẻ đứng sau lưng bà bán rau, bán thịt đã biến thực phẩm siêu bẩn thành "siêu sạch"; lên án nhà sản xuất nước uống có độc tố; lên án các công nghệ chế biến thực phẩm đã vì nguồn lợi bất lương tạo thành sản phẩm "tàn nhẫn" gây độc cho di truyền có thể nối dài vài thế hệ con người... Và mới đây nhất là sự xả độc tố xuống biển Vũng Áng, Hà Tĩnh đã ảnh hưởng môi trường trầm trọng, bằng chứng có nhiều sinh vật biển bị hủy diệt, nhiều người ăn vào đã và đang nhiễm độc ở mức nguy cơ tính mạng bởi căn nguyên là các dòng nước thải công nghiệp, đã thế nhà đầu tư ở khu công nghiệp này còn đưa ra lập luận thách thức: "Việt Nam cần các sinh vật biển hay cần nhà máy sản xuất thép (?)".

Các kiến nghị trong hội thảo là sự cảnh tỉnh từ chính các thành viên tham gia tự nhìn nhận đạo đức của mình, suy nghĩ về các loại hình xuống cấp đạo đức của mọi thành phần xã hội và đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước và pháp luật cần có biện pháp cấp bách tìm ra phương pháp và chế tài để "cải tạo tức khắc" các vụ việc cầu lợi thất đức đang diễn ra từng ngày với con người, với môi trường - có ý kiến chung cho rằng: "Cuộc sống của chúng ta ngày nay nếu không lường thì nó chỉ từ dạ dày đi đến nghĩa địa mà thôi..."

Tại Cung Văn hóa Hữu nghị buổi chiều có gần 400 quan khách, đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành, chức năng quản lý, thông tấn báo chí đã chứng kiển buổi lễ vinh danh thắm đượm tính văn hóa,tính trọng thị nghĩa tình và cũng tràn đầy không khí hân hoan của người trao cúp, bằng vinh danh, của người đón nhận là các nhà khoa học, doanh nghiệp đã có mặt với các lứa tuổi khác nhau và ở mọi miền tổ quốc đã lên đài vinh danh theo tiêu chí UNESCO.

 

Bài : Trịnh Yên; ảnh: Văn Hiếu