Mạn đàm về bộ tranh “Công Quang Phật” của Họa sĩ Đặng Huy Quyển

Thứ sáu, 04 Tháng 1 2013 17:23
In

Khiêm tốn với 7 bức tranh tâm linh của họa sĩ Đặng Huy Quyển (hội viên UNESCO Việt Nam) được trưng bày trong không gian chủ và khách tại tư thất của GS TS Nguyễn Trọng Đàn, số 66A đường Đê Quai, p.Tứ Liên, q.Tây Hồ, Hà Nội mang tiêu đề "Công quang Phật" - tạm hiểu là "Ánh sáng từ khí công tại tâm với năng lượng tại trí của Phật" được phối màu một cách kiện toàn cho tác phẩm - như đã tác động từ bên trong những chủng tử xuất hiện trong tranh là các phân tử tế bào (hay hiểu là gen cũng được) của người, vật và cảnh theo thể đan xen hoặc đăng đối, hoặc tràn lấp, hoặc lan tỏa…như các chuyển động "bất phân kỳ" (của các chủng tử) mang "mã số" cấu trúc Dịch và Lý của 12 con giáp tiềm ẩn nơi con người hay các cấu tạo vạn vật như hoa, lá, thân, cành… khối sắc màu hay các sinh mệnh "mang tính người tương lai" được biểu thị bằng "Công quang Phật" vẽ theo thể "bút lực" của pháp họa hội tụ hoặc phân lớp chồng mờ nhằm giải phóng các ức chế thường thấy trong hội họa xưa nay. Nó rất khác ấn tượng nhưng lại gây ấn tượng "sốc, hot, strangers (người lạ)", mà ấn tượng ấy chỉ có ở phương Đông, hay nói cách khác chỉ có ở tư duy thiền Việt Nam ở chuỗi giao thoa như trích nhập "Thiền uyển tập anh" mới cho ta trông thấy vạn vật như thế.

Nói vậy để người đọc bài này dễ hình dung rằng hội họa quả thực và siêu thực không giống như cuộc sống nhận thức từ hình ảnh không tưởng và có tưởng tuy có khác nhau nhưng đều tiến thẳng vào thị giác cảm nhận đương thời. Nó chỉ đánh động chứ không đánh thức các cảm nhận "phải thấy được nó" nhưng được nhìn nó rất rõ trong tâm tưởng của chính mình - giống như ta đọc sử, bắt gặp cái tên "Hai Bà Trưng" chẳng hạn thì trong ta đã hình dung thấy Hai Bà Trưng - đẹp - dũng khí hiên ngang - vung kiếm, cưỡi voi ra trận - và hy sinh vẻ vang …Từ cách nhìn cảm thụ này chuyển sang tranh Đặng Huy Quyển thì thấy các giao động chủng tử - phối màu - tử sinh - biến động từng giây, từng phút - để tạo liên kết tưởng tượng như phú, quý bất quý - như mất, còn - như hạnh phúc và đau khổ - vì có khổ, quá khổ, con người mới khát vọng hạnh phúc; vì quá sướng, con người mới tính làm càn…cứ thế, cứ thế mà mở thì chúng ta mới đủ sức tưởng tượng cho "ánh sáng công quang Phật" trong tranh của Đặng Huy Quyển chuyển động "không Phật" nhưng lại "do Phật"; "không Tính" nhưng lại "do Tâm" mà thấy…cái thấy ấy được gọi là "Duy", duy sẽ là phụ, phụ sẽ tiến tới chính phương - nếu hệ chuyển động vũ trụ tác động đến nó - thì cảm nhận sẽ bừng lên ngay trong cốt tư duy của mình do hội họa dẫn dắt - và chỉ còn là các dẫn dắt cảm nhận mà thôi.

Tôi chợt nhớ tới cấu tạo "quyền con người sau tư tưởng cảm nhận" - GSTS Nguyễn Trọng Đàn nói: "Từ lúc "nhân tri sơ" cho đến các nhận thức bác học của con người là cả chiều dài được tích lũy từ những cảm nhận xuyên suốt cuộc đời. Nó lớn gấp nhiều ngàn lần hệ đào tạo được thực nhận qua hệ thống truyền thừa kinh nghiệm của muôn ngành, muôn phái…cho nên hội họa là thứ cảm nhận đầu tiên đi vào bản thể nhận thức của con người do sức mạnh của hòa sắc, đường nét đã gây ấn tượng ngay kể từ khi nó chớm bước vào thời kì "cộng sản nguyên thủy" ...

Nhạc công violon, võ sư Nguyễn Thành Long: Tôi đã thấy các câu chuyện kể về võ học trong "hội họa luận võ" được thông qua các cảm nhận gợi ý kết thành các chính phái sau này như Nga Mi, Côn Luân, Thiếu Lâm Tự… hay các phái võ Việt đều là các bài tập kết quả là có thực, nhưng thành công của nó lại do các cảm nhận mà ra các chân lý thuyết tượng trưng cho bản thể của võ học ấy…cho nên tranh của Quyển cũng là gợi ý nào đó cho tương lai…

Còn tác giả Đặng Huy Quyển cho biết : "Tôi ngồi thiền, điều khiển các lý, khí, công chuyển động trong không gian tôi muốn vẽ thì thấy hòa sắc và các siêu hình liên kết chuyển động rất nhanh chỉ trong tích tắc, nhưng hòa sắc và mẫu hình ấy đã di qua cảm nhận về vũ trụ quan của tôi thì cực kỳ rực rỡ, cái rực rỡ ấy không màu sắc nào có ở trần gian ghi chép và tả thực nổi. Thế mới biết mắt người là hữu hạn so với ý tưởng của con người với vũ trụ quan, hay nói cách khác là sự chuyển động thần thánh - vì lẽ con người không hiểu được cái gì thì sẵn sàng quy chụp cho nó thần thánh để đỡ phải phân tích…Còn tôi thì không loại trừ tôi ra khỏi vũ trụ quan "công quang Phật" và tôi đã "cố gắng" ghi chép lại cái giây phút công quang ấy…

Tất nhiên còn vài ý kiến khác tương tự. Nhưng rất tiếc cái thật của hội họa sở trường khó nhắc vào đây và rất khó gắn cho cho nó cái tên mĩ miều nào khác "Công Quang Phật" dù chỉ ước lệ cho một chặng đi của cảm xúc lóe sáng từ những cảm nhận hóa hội họa xưa nay.

Đây là điều rất cũ của vũ trụ quan, nhưng còn mới mẻ trong lĩnh vực hội họa mà chúng tôi xin tạm gọi ra đây là "Sự phân phối tâm linh qua các chủng tử màu dũng hóa và duy thức qua bút pháp thiền Việt Nam" - Xin chúc tác giả Đặng Huy Quyển được hiệu ứng cách vẽ này hơn nữa và biết đâu nó sẽ hoàn thiện tiếp cái "vô ngôn" trong Phật để cùng nhân loại tiến thêm bước đi trong bão lớn thời công nghệ đa năng này.

Một số tác phẩm

 
Một số ảnh hoạt động

 

Bài và ảnh của: Họa sĩ Trịnh Yên