Trung tâm UNESCO Doanh nhân & Di sản

Thứ sáu, 17 Tháng 2 2023 20:16
In
TRUNG TÂM UNESCO DOANH NHÂN & DI SẢN
 
Tên giao dịch Quốc tế: UNESCO Center for Businessman and Heritage 
Tên tiếng Anh viết tắt: UBH
Địa chỉ: 485 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà nội
Điện thoại: 0989676999
 
Ban Giám đốc:
Giám đốc: Bà Vũ Thị Thu Trang
 
 
Nội dung hoạt động:
 
Chức năng của trung tâm
 
1. Chức năng của Trung tâm là tập hợp quy tụ các nguồn lực của cộng đồng doanh nhân trong và ngoài nước, giới tri thức tinh hoa tự nguyện đóng góp về sức người, về trí tuệ, kinh nghiệm và vật lực của các cá nhân, doanh nhân, các tổ chức doanh nghiệp cho các hoạt động nhằm bảo tồn phát triển và lan toả quảng bá các di sản của Việt Nam ra toàn thế giới trên tinh thần tự nguyện, đoàn kết, hợp tác bình đẳng và cùng phát triển.
 
2. Trung tâm có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và phổ biến nâng cao kiến thức, tổ chức các buổi toạ đàm chuyên đề nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nâng cao nhận thức văn hoá doanh nhân, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thành lập các Câu lạc bộ nghề nghiệp, Câu lạc bộ chuyên đề, tổ chức hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, trao đổi văn hóa, các cuộc thi doanh nhân giỏi, biểu dương tôn vinh các cá nhân doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích suất sắc trong việc bảo tồn phát triển di sản, biểu diễn nghệ thuật,... trong và ngoài nước; đồng thời triển khai các chương trình, dự án hợp tác trong nước và quốc tế của Trung tâm hoặc do Liên hiệp chỉ đạo, định hướng.
 
3. Sáng tạo trong công tác bảo tồn, và phát triển di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với tình hình thực tế. Vừa là bảo tồn vừa là gìn giữ, lan toả các giá trị tinh hoa dân tộc, vừa là cầu nối giúp phát triển kinh tế nói chung và du lịch địa phương nói riêng, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới. 
4. Tham mưu, tư vấn cho Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam về các lĩnh vực tôn vinh bảo tồn phát triển di sản, tuyên truyền lan toản các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống; gắn kết giữa phát triển kinh tế với hỗ trợ và phát triển văn hóa nghệ thuật, du lịch
 
5. Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động quảng bá di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa nghệ thuật qua đó gián tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
 
Nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm
 
1. Tổ chức triển khai các hoạt động trong nước và hợp tác quốc tế theo chương trình, dự án của Trung tâm và của Liên hiệp như: Tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị, hội thảo; sự kiện, biểu diễn, giao lưu văn hóa; bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo, mở các lớp học nâng cao nhằm trang bị kiến thức cho doanh nhân trong và ngoài nước hiểu biết sâu rộng về các giá trị văn hóa, nghệ thuật, di sản của Việt Nam và thế giới.
 
2. Mời các đoàn doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân, văn nghệ sỹ, huấn luyện viên, tác giả... người nước ngoài sang Việt Nam làm việc, biểu diễn, huấn luyện, đào tạo, thuyết trình cho các hội viên và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng tài năng doanh nhân trẻ cho đất nước.
 
3. Đưa các đoàn doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân, văn nghệ sỹ, huấn luyện viên, tác giả... người Việt Nam ra nước ngoài làm việc, biểu diễn, huấn luyện, đào tạo, thuyết trình, xúc tiến thương mại, giao lưu, họp tác nhằm quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa, nghệ thuật, thể thao của dân tộc Việt Nam cho bạn bè quốc tế.
 
4. Tổ chức các cuộc thi và tìm hiểu về di sản cho người Việt Nam và người nước ngoài phạm vi trong nước và quốc tế.
 
5. Thành lập các Ban chuyên môn, Câu lạc bộ chuyên đề trực thuộc Trung tâm và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Trung tâm nhằm đoàn kết, tập hợp và định hướng hoạt động cho các hội viên các Câu lạc bộ theo tinh thần, tôn chỉ, mục đích của UNESCO.
 
6. Tổ chức thi, cấp chứng nhận của Liên hiệp cho các hội viên. Những người tham gia thường xuyên các sinh hoạt do Trung tâm tổ chức được Trung tâm cấp Thẻ sinh hoạt hoặc Thẻ hội viên.
 
7. Tổ chức đưa đón các đoàn doanh nhân, doanh nghiệp theo các chương trình cụ thể của Trung tâm và theo sự phân công, chỉ đạo của Liên hiệp. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình về hỗ trợ doanh nhân, bảo tồn phát triển di sản mang nội dung đặc trưng của UNESCO cho các hội viên của Liên hiệp, cũng như cho các đối tượng trong và ngoài nước quan tâm đến các hoạt động của Liên hiệp, thông qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng doanh nhân, liên kết phát triển tình hữu nghị giữa doanh nhân các nước, các dân tộc theo tinh thần, mục đích và nội dung hoạt động của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng như tinh thần của UNESCO.
 
8. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nhân trong sự nghiệp bảo tồn phát triển di sản. Không ngừng thông tin, phổ biến, nâng cao hiểu biết về mục đích, lý tưởng của UNESCO trong các hoạt động bảo tồn phát triển di sản.
 
9. Phát triển mở rộng hệ thống mạng lưới các chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm tại các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu bảo tồn phát triển di sản văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng doanh nhân tại các địa phương và các vùng miền trên cả nước. Cộng đồng doanh nhân Việt nam tại nước ngoài thực hiện triển khai các hoạt động của Trung tâm theo đúng mục đích, tôn chỉ của UNESCO. Tạo điểm đến cho doanh nhân, nơi cập nhật thông tin, phổ biến kiến thức, nâng cao vai trò vị thế của doanh nhân trong công tác bảo tồn, phát triển di sản. Khuyến khích doanh nhân trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu lan toả các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng như kiến tạo phát triển tạo nên các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật đương đại. Thúc đẩy khả năng sáng tạo của doanh nhân/doanh nghiệp trong việc phát huy tiềm năng kiến tạo ra các sản phẩm có giá trị bền vững- di sản của tương lai.  
 
10. Định hình và triển khai công tác tuyên truyền với mục đích bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống cho đội ngũ doanh nhân. Giúp cộng đồng doanh nhân nhận thức đầy đủ đi đầu tiên phong trong việc truyền cảm hứng, cũng như có ý thức trách nhiệm gìn giữ những nét đẹp di sản văn hoá nghệ thuật của đất nước. 
 
11. Khảo sát và thực hiện việc chứng nhận bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu trên cả nước.
 
12. Có kế hoạch dài hạn cho việc truyền thông, quảng bá di sản văn hóa truyền thống, tuyên truyền giáo dục và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa kết hợp với phát triển du lịch.
 
13. Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo tồn, phát triển các giá trị di sản văn hóa không chỉ trong cộng động doanh nhân mà còn đến với mỗi người dân khắp mọi miền đất nước. Từng người dân trong cộng đồng đều có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các tổ chức, cá nhân có nguy cơ gây nguy hại đến các giá trị di sản văn hóa.
 
14. Chủ động tìm kiếm và triển khai lập kế hoạch chương trình tu bổ xây dựng các di sản văn hoá đang xuống cấp cần được bảo tồn tại các tỉnh thành trên cả nước. Thực hiện các chương trình, dự án doanh nhân chung tay bảo tồn phát triển di sản vì sự phát triển cộng đồng thông qua các công trình nghệ thuật cộng đồng như Mỹ thuật, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Âm nhạc…
 
15. Nghiên cứu lập các đề án xây dựng bảo tồn phát triển di sản. Bảo tàng văn hoá doanh nhân. Công viên bảo tồn di sản văn hoá…
 
16. Tham gia vào các hoạt động chung của Liên hiệp, thực hiện ngiêm chỉnh các quy định và nghĩa vụ do Liên hiệp đề ra, cũng như chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và quy định của Pháp luật liên quan đến các hoạt động của Trung tâm.
 
17. Là một đơn vị vừa hoạt động xã hội, vừa có tính chất tác nghiệp của Liên hiệp, Trung tâm được phép hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế độc lập để đảm bảo lợi ích cho hội viên của Trung tâm và đóng góp vào lợi ích chung của Liên hiệp, bao gồm cả nhiệm vụ không ngừng giúp Liên hiệp tăng trưởng nguồn thu để mở rộng và phát triển hoạt động.