Quan hệ về tranh, tượng, vật dụng trấn, yểm Phong thủy trong các lăng mộ, tháp mộ xưa nay

Thứ tư, 27 Tháng 4 2016 12:03
In

Từ bấy lâu nay việc sinh, tử của con người và vạn vật đều được các thế hệ chú trọng một cách quan thiết giữa tâm linh và tư tưởng đa phương tiện, đa cách thức của nhiều triều đại, quốc gia hay tín ngưỡng, tôn giáo, tập tục dân tộc, quy ước bộ lạc...đã cho thấy "sự chết" của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi "chết không phải đã hết" mà còn tiếp tục hiển linh gấp nhiều lần người ấy lúc sống. Việc quy định cho sự chết của con người đều kèm theo các vật, đồ linh khí liên quan lúc sống được chôn cất kèm theo...và đều biến hóa thành linh vật ứng phù, chú, bùa, pháp...với mục đích TRẤN và YẾM theo sở nguyện, lời nguyền của đối tượng trước khi chết hay của các nhà chuyên môn được gọi là Pháp sư theo nguyên tắc dịch lý và phong thủy.

Quan niệm lăng mộ hay mộ chí bí hiểm của người Việt Nam

Vào thời Hậu Lê (1427 - 1789), trong hệ thống 28 vị vua Lê và 12 vị chúa Trịnh đã trị vì đất nước kéo dài 362 năm (dù không ai bảo ai đều thống nhất) khi chết sẽ cất dấu danh tính và vị trí ngôi mộ của mình để kẻ xấu đương thời và hậu sinh không thể làm hại hay phá bỏ sự trường tồn của danh tính lăng, mộ ấy. Vì quan niệm tâm linh là vua, chúa đều có quan hệ với trời đất - tức họ đều là thiên tử, con trời, khi chết vẫn còn độ linh thiêng trong Trời và Đất, nếu ngôi mộ bị bức hại như: bới, lật, lấy cắp hay vứt bỏ bởi hận thù, đố kị, tham lam lấy của đều ảnh hướng xấu như đã nói trên.

Không phải chỉ có vua chúa, với bất cứ vị quan chức cấp nào ở các triều đại trước cũng đa phần có quan điểm là cất dấu mộ chí, người ấy lúc sống phải có lễ "thỏa thuận với thiên cơ" để nhờ các thày pháp và thày phong thủy làm phép thuận trời, thuận đất và thuận người quy hoạch cho mình một chỗ đặt ngôi mộ bí mật, vĩnh hằng và linh thiêng nhằm phù độ đất nước, dòng họ đời đời, việc làm này cũng được coi là trường tồn và chỉ "có Trời và Đất biết" mà thôi. Việc này quan trọng đến mức dù ông vua hay ông chúa ấy không muốn "mình là vật trấn, yểm" thì các quan trong triều và con cháu gia đình và hoàng thân, quốc thích vẫn phải làm theo phép phong thủy để thuận trời đất, thuận nhân thì đất nước mới có cơ phúc...ổn định. Mặt khác người ta đánh giá con người có duyên linh khi sống làm được 1 thì khi chết sẽ làm được 9, bởi thế mà có tiền lệ người sống công nhận và phong Thánh, Thần cho người đã chết thì đấy chính là sự ghi nhận cái phi phàm của người chết cao siêu hơn người sống là vậy. Cho nên mỗi sắc phong theo lệ năm của vua chúa y cho thần linh cũng là lá phù đại trấn yểm trong di tích tăng thêm độ linh thiêng là thế.

Phép trấn và yểm "bất định vị"

Phép này được thực hiện ở một hay nhiều chỗ của vật thể hay xung quanh vật thể là thân xác hay xá lị của người đã chết (do hỏa thiêu thân xác kết tinh để phần còn lại hóa thành các hạt xá lị có độ cứng như đá ngọc ngũ sắc hay thủy tinh đủ màu). Câu chuyện cách nay hơn 40 năm, tôi có về nghiên cứu ở khu di tích đền Kiếp Bạc, gặp ông Đồng Cột, một thày cổ học có hạng trông coi di tích này. Tôi đã được ông kể lại câu chuyện năm xưa về Đức Thánh Trần Hưng Đạo khi Ngài mất, người nhà đã làm theo di chúc của Ngài bởi các thày pháp tham mưu cho làm 270 cỗ quan tài giống nhau kể cả kích thước và màu sắc: 90 chiếc chôn rải rác tại nơi Ngài mất ở quanh khu vực Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương); 90 chiếc đưa đi an táng rải rác ở khu vực Cẩm Phả, Hoành Bồ, Móng Cái (Quảng Ninh) và 90 chiếc còn lại đưa về Tức Mặc quê hương nhà Trần ở Nam Định cũng chôn rải rác quanh khu vực này. Như vậy chỗ nào cũng thấy ngôi mộ của Ngài hiệu ứng cho 3 việc: 1 là nơi nào có mộ huyệt của Ngài thì ở đó có đền thờ và hương khói truyền linh do thiên cơ đã ủng hộ Ngài; 2 là kẻ xấu muốn tìm phá sự yên tĩnh và linh thiêng của Ngài thì...bất lực, vì không thể tìm nổi 1 trên 270 chiếc quan tài đâu là cái chứa đựng thân xác THẬT của Ngài?; 3 là kết cấu các ngôi mộ đều cụm theo ứng cung của chòm sao Bắc Đẩu đã chứng đắc cho Ngài hiển thánh bậc ngôi cao hơn, đó là Cửu Thiên Vũ Đế (chỉ đứng sau Ngọc Hoàng Thượng Đế). Do Ngài không để lộ mộ chí và xá lị nên căn cứ hiệu ứng tâm linh trấn và yểm phải là các ngôi đền thờ Ngài thì trên toàn quốc VN và nước ngoài có đến cả ngàn đền thờ Đức Thánh Trần Triều là thế (đấy là chưa kể phép trấn và yểm kín, hậu thế không thể phát hiện, nếu chủ ý phát hiện bởi ác ý hay tò mò thì đối tượng sẽ bị LỜI NGUYỀN nào đó trong phép TRẤN, YỂM triệt hạ tức thì).

Phép trấn, yểm "tự trọng đối trọng":

Câu chuyện thứ hai, theo tín ngưỡng Phật Việt thì khi Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308 - Đầu đà của phái Trúc Lâm) mất, các đệ tử đã hỏa táng Ngài và gom các xá lị chia đi các tháp mộ được cho là của Ngài và cho dựng tượng Ngài đặt trong tháp ấy cùng các viên xá lị trấn yểm trong thân tượng của Ngài.

­

như tháp Huệ Quang ở Yên Tử (có tượng của Ngài trấn yểm), tháp Báo Ân ở chùa Báo Ân, xã Dương Quang, Gia Lâm, Hà Nội; tháp Phổ Minh ở Tức Mặc, Nam Định và một số nơi khác không thể nói ra... Tất cả các phép trấn và yểm coi xá lị, tượng, tranh, trước tác của CHỦ SỰ đều là vật thiêng, bất khả động đến, bất khả di dời.

Tại Việt Nam theo truyền thống trấn và yểm vật nổi đã cho ta thấy mọi thứ đều được quy hoạch theo phác đồ trang trí và trưng bày nghệ thuật rất thuận mắt quan sát trên trục thần đạo, nhưng thực chất là trục phong thủy trấn và yểm. Dưới đây là một số bằng chứng và phân tích cho quan điểm này.

Lăng vua Khải Định và phép trấn yểm "tự trọng đối trọng"chính là pho tượng Ngài chất liệu đồng pha vàng bạc

Bấy lâu nay hầu như các nhà nghiên cứu tâm linh và phong thủy không hề tiết lộ (chứ không phải không biết) về việc trấn yểm trong Lăng mộ vua Khải Định là pho tượng chất liệu đồng của chính Ngài được thể hiện rất công phu, hoành tráng và đầy đủ chuẩn tâm linh là pho tượng toàn thân, dáng ngồi trị vì (ngự triều). Cho nên khí trong lăng thường mát mẻ, chênh với nhiệt độ bên ngoài, vì thế mà đồ vật và màu sắc trang trí nội thất đều bền bỉ hơn, dù khí hậu ở Huế thất thường mưa nắng đột ngột. Đo năng lượng pho tượng Ngài có chỉ số...vô cực.

Tượng thờ vua Khải Định trong Lăng mộ Ngài.

Lăng mộ đầu tiên của chúa Trịnh Tùng sẽ được Hội đồng họ Trịnh dâng lên pho tượng thờ Ngài trong dịp kỷ niệm 393 năm ngày mất của chúa (1623 - 2016):

Bình An Vương - Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1550 - 1623) được biết đến khi ngôi mộ Ngài phát lộ từ khoảng những năm 1980 (do kẻ xấu đào trộm lấy của), sau hơn 20 năm, theo đề nghị của Hội đồng họ Trịnh VN, khu vực này được nhà nước cấp đất quy hoạch thành khu di tích, cho đến 2010 mới bắt đầu thiết kế và xây dựng đến nay sắp khánh thành khu Lăng và mộ Triết Vương Trịnh Tùng. Chính vì điều này, con cháu họ Trịnh phát nguyện muốn làm pho tượng thờ Ngài bằng chất liệu đồng đỏ đúc liền khối đặt trong nhà bia tại khu Lăng mộ để con cháu và nhân dân đời đời tôn kính và vinh danh.

Đây là dự án đã đệ trình và được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ, đồng thời giao cho Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam phối hợp Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam đồng là nhà đầu tư thực hiện dự án và sẽ tổ chức khánh thành vào giữa năm 2016 nhân kỷ niệm 393 năm ngày mất của Ngài.

Tượng Phan Bộ Châu và phép trấn, yểm "Bán thần tiềm ẩn phát"

 Pho tượng nằm trong khuôn viên Khu di tích Lăng mộ và Nhà thờ cụ Phan Bội Châu (119 Phan Bội Châu – TP Huế). Năm 1973, khi phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh sinh viên ở các đô thị miền Nam (dưới chế độ cũ) bị đàn áp mạnh, một nhóm trí thức, văn nghệ sĩ ở Huế đã tìm cách cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn bằng cách dựng tượng các nhà chí sỹ yêu nước. Một ủy ban dựng tượng danh nhân Việt Nam được lập ra và bức tượng đầu tiên là chân dung Phan Bội Châu. Đây là một trong những pho tượng đồng đẹp nhất thời bấy giờ được trấn yểm trong khu mộ và di tích của Phan Bội Châu. Rất tiếc nhóm thể hiện tượng cụ Phan không biết phép "Hội đủ toàn thân để nhập thần của cụ" mà trấn yểm nên độ "linh thiêng" dù có trấn, yểm về sau cũng chỉ đạt mức 30% theo chỉ số bovit mà thôi.

Tượng Thoại Ngọc Hầu và phép trấn yểm "Bán thần" trong lăng mộ Ngài ở An Giang

Trong số những công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh An Giang, Lăng Thoại Ngọc Hầu chính là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cổ kính, trang nghiêm, đồng thời thể hiện phong cách xây dựng lăng tẩm, yểm tượng thần (chủ sự) cũng giống một số lăng vua nhà Nguyễn tại Huế.

Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) là một võ quan của triều đình nhà Nguyễn, người từng theo phò tá vua Gia Long từ khi bôn tẩu đến khi giành lại vương quyền từ triều Tây Sơn. Ông là bậc tiền nhân có công khai phá An Giang, đặc biệt là vai trò chỉ huy đào hai kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế (giai đoạn từ 1818 đến 1824) giúp cho việc giao thông, buôn bán, trị thủy tại vùng đất ngày càng thuận tiện và phát triển. Đáng tiếc người chủ trương thể hiện tượng Thoại Ngọc Hầu không biết phép làm tượng toàn thân và phép trấn, yểm nội cốt nên độ "linh thiêng" của pho tượng Ngài chỉ đạt mức 40% theo chỉ số bovit mà thôi.

Tượng trong Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt và phép trấn yểm "tự trọng đối trọng":

Lăng Ông Bà Chiểu còn có tên gọi chính xác là "Thượng Công Miếu", là khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 - 1832). Khu lăng tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ðây không chỉ là nơi thờ cúng một nhân vật lịch sử cách nay hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng.

Lê Văn Duyệt (1763 - 1832), sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở gần Tiền Giang, nhưng là một nhà chính trị, quân sự lớn. Ông phò tá chúa Nguyễn Ánh đánh lại quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình; nhiều lần công cán ở cả phía Bắc Thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định.

Còn nhiều bí mật của nhiều ngôi mộ, lăng mộ, tháp mộ được trấn yểm bằng chính tượng chân dung của chủ nhân di tích, chúng tôi chỉ nêu vài ví dụ trên để muốn nói rằng một trong những cách của chủ sự hay con cháu chủ sự cho làm tượng chân dung hay tượng vũ sĩ, hoặc tượng thần linh và các ký hiệu khác là để bảo vệ hay tự bảo vệ di tích của chính mình được trường cửu. Thực chất đó cũng là phép bắt buộc trong trấn và yểm phong thủy được gọi chung là cách yểm nổi như xưa nay thường làm (hiện rõ chân tướng và đa số các pho tượng hiện đủ toàn thân đều đạt độ "linh thiêng bovit" ...vô cực dài lâu)...

Lễ dâng linh khí bên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phép trấn yểm "tự trọng binh khí đối địch":

Thể theo nguyện vọng của nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ban quan lý Di tích Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đại tướng đã chấp nhận đồng tổ chức Lễ dâng LINH KHÍ bên mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 11/1/2014, linh khí gồm súng thần công, trống đồng, kiếm lệnh được kính cẩn thực hiện trong nghi lễ trấn, yểm trước khu lăng mộ Đại tướng. Đây cũng là ý thức mang tính truyền thống của phong tục Việt ví như ai đó có chức quyền và có công lao xây dựng lợi ích cho dân, cho nước thì khi mất, nhân dân ghi nhớ công ơn ấy và tập trung các vật dụng liên quan đến sự nghiệp của người quá cố để trấn, yểm theo nguyên tắc phong thủy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sống phụ trách Bộ quốc phòng, khi mất thì nghi thức mai táng kèm theo bắn 21 phát đạn đại bác (nhằm xua đuổi các thế lực ma quỷ, cô hồn); khi định vị an nghỉ vĩnh hằng bắt buộc phải có các linh khí (vũ khí truyền thống) đặt quanh khu lăng mộ Đại tướng nhằm tạo ra uy nghi và bảo vệ lâu dài di tích của Đại tướng...

Độc đáo mộ cổ của ông bà Lê Phát An với phép trấn yểm "tự trọng đối trọng": Hai pho tượng trong nhà mộ vợ chồng người cậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu được yểm trong tư thế "Mình như Thiên thần, mình an ủi mình"

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Sài Gòn hiện vẫn còn những ngôi mộ cổ của các hào phú, tướng lĩnh ngày xưa với kiến trúc độc đáo. Bên trong nhà thờ Hạnh Thông Tây có 2 ngôi mộ của vợ chồng phú hộ Lê Phát An, trước mỗi mộ bia đều tạc một pho tượng trấn yểm tuyệt đẹp, đó chính là chân dung của hai ông bà Lê Phát An và Trần Thị Thơ quỳ gối nguyện cầu cho tấm bia mộ của chính mình (đây cũng là một phép yểm lạ, nhưng cùng lời nguyền "rất cứng" có thể được gài ở đáy bia mộ hoặc trong cốt mộ).

Hai ngôi mộ vợ chồng ông Lê Phát An

Nhà thờ Hạnh Thông Tây, ở góc đường Quang Trung – Lê Văn Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), được xây từ năm 1921 – 1924, do vợ chồng ông Lê Phát An bỏ tiền ra thuê hai nhà thầu Baader và Lamorte xây dựng. Vì thế sau khi hai ông bà qua đời, thi hài của họ được an táng trong nhà thờ như một cách ghi ơn.

 

(Còn nữa - Kỳ sau: đôi điều về phép trấn, yểm tượng, tranh, đồ vật và các ký hiệu trong một số quần kim tự tháp ai cập, quần mộ tần thủy hoàng và quần lăng tẩm các vua chúa việt nam và thế giới)

Tác giả: Ninh Giang Bắc