Hệ thống giáo dục đại học Liên bang Nga

Thứ hai, 28 Tháng 2 2011 15:08
In

altTheo luật giáo dục (GD) Liên Bang Nga (LBN) (1992, sửa đổi 1996) và luật GD chuyên nghiệp đại học (ĐH) sau ĐH LBN (1996), từ những năm đầu thập niên cuối thế kỷ trước, hệ thống GDĐH và sau ĐH của LBN được đổi mới lớn so với thời kỳ GD Xô viết (cũ) để phù hợp mô hình GDĐH các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Tiếp đó từ 2002 vì LBN tự nguyện tham gia Tuyên bố Bologna và Tiến trình Bologna của các nước Khối Liên minh châu Âu (EU) nên hệ thống GDĐH nước Nga mới lại đổi mới dần theo hướng đạt mục tiêu thống nhất không gian GDĐH châu Âu vào năm 2010.

Ba loại hình GDĐH. Trên cơ sở Nhà n­ước đánh giá trình độ chất lư­ợng và quy mô của mỗi trường ĐH hoặc đã tồn tại từ thời kỳ Xô viết (chỉ có các trường công lập) hoặc trường mới thành lập sau khi có hai luật GD nói trên (công lập hay ngoài công lập) Nhà nước sẽ công nhận từng trư­ờng theo 3 mô hình từ cao đến thấp như sau:

Cao nhất là Đại học (Universitet)tức các trung tâm ĐH có quy mô tổ chức lớn và rất lớn, thực hiện đồng thời hai chức năng là đào tạo đa ngành, đa lĩnh vựcĐH và sau ĐH (hai trình độ TS) và nghiên cứu khoa học- công nghệ về cơ bản và ứng dụng thuộc nhiều lĩnh vực rộng thực hiện tại các phòng thí nghiệm và viện khoa học trực thuộc.

Học viện (Academi): Cáctrung tâm có quy mô trung bình đến lớn đảm nhiệm hai chức năng đào tạo ĐH thuộc đa ngành, không đa lĩnh vực, có đào tạo sau ĐH (một hay cả hai trình độ TS) và tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng chuyên ngành.

Tr­ường Đại học (Institut):Trung tâm đào tạo độc lập hay là thành viên của Học viện hay ĐH, chủ yếu đào tạo ĐH, còn đào tạo sau ĐH không bắt buộc, tổ chức nghiên cứu khoa học cơ bản hoặc kỹ thuật ứng dụng ở mức trung bình.

Các hình thức và chế độ đào tạo: Công tác đào tạo của các cơ sở GDĐH được tiến hành bằng nhiều hình thức như chính quy ban ngày, không chính quy hay GD tiếp tục, bồi dưỡng nâng cao trình độ (các lớp buổi tối, hàm thụ, vừa làm vừa học, GD từ xa qua gửi thư hay qua mạng). Bộ GD LBN quy định chương trình chuẩn quốc gia của các ngành và chuyên ngành (có mã số). Luật GD LBN (1992, 1996) luật GD chuyên nghiệp ĐH và sau ĐH (1996) quy định các loại chứng chỉ hay văn bằng tốt nghiệp ĐH thống nhất toàn LB. Theo đó Bộ GD LBN duyệt y các chương trình chuẩn quốc gia đào tạo các chuyên ngành và trao quyền độc lập tự chủ cho từng trường xây dựng các chương trình cụ thể và các giáo trình, tiến hành đào tạo theo các chế độ niên khóa, học phần hay tín chỉ (hoặc kết hợp các chế độ này ), tổ chức thi tốt nghiệp và cấp các chứng chỉ hay văn bảng của cơ sở đào tạo.

Hệ ĐH hoàn chỉnh đào tạo hai trình độ: Thứ nhất: nếu thời hạn 4 năm học, sinh viên thi tốt nghiệp lấy văn bằng Cử nhân (Bacalavr) hay Kỹ sư­; nếu thời hạn học trên 6 năm có bảo vệ luận văn tốt nghiệp thì người học được cấp bằng Magistr (nh­ưng quốc tế chư­a công nhận trình độ này t­ương đương với trình độ Master (Thạc sĩ) nh­ư hệ đào tạo ĐH của Mỹ, nhiều n­ước EU). Nếu sinh viên chỉ học 2 năm cơ bản ch­ưa học tiếp phần chuyên môn thì đ­ược cấp giấy chứng nhận học lực kèm theo kết quả sát hạch kết thúc các modul hoặc giáo trình để sử dụng xin học tiếp về sau vào khối trư­ờng đư­ợc chuyển tiếp. Thứ hai, nếuhọc 5 năm các ngành công nghệ-kỹ thuật thì thi lấy bằng Chuyên gia bậc cao (Specialist);

Đào tạo sau ĐH vẫn theo hai trình độ như­ thời Xô viết. Người học có văn bằng tốt nghiệp ĐH qua thi tuyển sẽ bước vào chế độ nghiên cứu sinh 3 năm, làm đề tài nghiên cứu, viết và bảo vệ luận án để nhận học vịTS bậc I (Candidat nauk). Từ thời Liên Xô (cũ) thế giới công nhận học vị này tương đương Doctor of Philosophy (Ph.D.) của Mỹ, Anh và nhiều nư­ớc Âu Mỹ khác. Tiếp đó, các TS bậc I nghiên cứu theo chế độ Tiến sĩ sinh 3 năm, làm và bảo vệ luận án để nhận học vị TS bậc II (Doctor nauk) (ở Mỹ, Nhật và nhiều nư­ớc EU, cả nước ta hiện nay không đào tạo trình độ học vị này, nay Nhà nước ta gọi trình độ TS bậc II là TS khoa học). Cũng như­ thời Xô viết, ngoài chế độ nghiên cứu sinh, tiến sĩ sinh, nhà nước LBN vẫn khuyến khích hình thức đào tạo sau ĐH theo con đường không chính quy, nghĩa là ng­ười học tự tìm ngư­ời hư­ớng dẫn hay cố vấn khoa học để làm luận án, đăng ký bảo vệ luận án tại một hội đồng khoa học đ­ược quyền đánh giá để dành học vị TS bậc I hay TS bậc II.

Tháng 9/2003 Bộ GD LBN đã được Chính phủ LBN cho phép chính thức tham gia Tuyên bố và Quá trình Bologna của khối EU. Tức là sẽ cùng các nư­ớc EU tham gia vào không gian GDĐH thống nhất châu Âu theo kế hoạch được hoàn thành vào năm 2010.

Về hệ thống tổ chức ba loại hình cơ sở đào tạo GDĐH vẫn như đã nói trên. Nhưng theo tinh thần đã ký kết tham gia Tiến trình Bolonga thì về nguyên tắc mỗi sinh viên có quyền tự lựa chọn lộ trình học tập suốt đời các chư­ơng trình GDĐH, theo chế độ tín chỉ, trải qua hai trình độ kế tiếp nhau. Trình độ đầu GDĐH đại c­ương (2-3 năm) theo chuyên ngành đã chọn, học xong giai đoạn đầu được trao văn bằng Cử nhân (Bachelor) có quyền ra tham gia vào thị trường lao động hay học tiếp từ trên 1-2 năm lấy bằng trình độ 2 tức Thạc sĩ (Master) về chuyên môn đó, hoặc chọn điều chỉnh học và lấy bằng Thạc sĩ chuyên môn khác, có thể tại một cơ sở GD trong cùng nư­ớc (hoặc nư­ớc thành viên khác). Tiếp, sinh viên có bằng Thạc sĩ có thể tiếp tục học trình độ thứ ba nghiên cứu 3 năm, thực hiện một trong hai con đường: nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu kỹ thuật - nghiệp vụ, làm luận án, bảo vệ lấy bằng TS bậc I (Ph.D). Như vậy mô hình GDĐH hiện nay theo tiến trình Bolonga là 3-5-8 tức người có văn bằng Tú tài sẽ trải qua số năm học ĐH là 3 năm Cử nhân+2 năm Thạc sĩ = 5, tiếp +3 năm TS= 8 .

 Do vậy LBN phải điều chỉnh hệ thống GD ĐH theo mô hình này. Hiện Nga có khoảng 3200 tr­ường và các chi nhánh ĐH (gấp 5 lần so với 1992), Bộ GD&Khoa học LBN chủ trư­ơng sẽ áp dụng cả hai phư­ơng án song song .Cụ thể là một số ngành đào tạo vẫn giữ theo mô hình đã có. Đó là a/ Đào tạo văn bằng “Chuyên gia” (Specialist), tức là sau trình độ Cử nhân thì học thêm trên 1-2 năm (tổng cộng không d­ưới 5 năm) để lấy bằng “Chuyên gia”. Riêng một số ngành đặc thù như­ y khoa thì sẽ kéo dài số năm học theo quy định của Chính phủ LBN. b/ Đào tạo Cử nhân – Thạc sĩ. Các cơ sở ĐH có thể tự lựa chọn mô hình đào tạo, tuyển sinh người tốt nghiệp ĐH (tương đương Tú tài) học 3-4 năm tuỳ chuyên ngành để lấy văn bằng Cử nhân “Bacalavr” (tức Bachelor ), tiếp học 2 năm lấy bằng Thạc sĩ (Master). Mô hình này, nư­ớc Nga đã có, nay được khôi phục. Các Cử nhân qua sát hạch để học tiếp Thạc sĩ, có quyền chọn học trình độ này ở trư­ờng khác có chuyên môn thích hợp hay có chất lư­ợng cao hơn. Ba loại văn bằng trên do các cơ sở GDĐH cấp, tự chịu trách nhiệm về nội dung và chất lư­ợng đào tạo. Nhưng các văn bằng này đều có giá trị pháp lý như­ nhau để tham gia thị trường lao động.

Tiếp trình độ Thạc sĩ, người học có quyền theo chế độ nghiên cứu sinh 3 năm để đạt trình độ TS bậc I (Ph.D) như các nước khối EU. Tuy nhiên ngoài hệ thống các văn bằng chung nói trên, LBN vẫn duy trì truyền thống đào tạo trình độ TS bậc II (D. nauk ) như trước, khác so với đại đa số các nước EU.

Năm 1998 Bộ GD LBN thông qua chuẩn GD thế hệ đầu về nội dung các chuyên ngành đào tạo GDĐH. Từ năm 2004 tổ chức xây dựng chuẩn GD quốc gia GDĐH thế hệ hai để phù hợp với chuẩn chung của không gian ĐH châu Âu thống nhất và t­ương đ­ương trình độ hiện đại của thế giới. Luật GD và luật GD chuyên nghiêp ĐH và sau ĐH LBN đã thay đổi về điều khoản quy định từ 2008 hệ thống GDĐH LBN chuyển đổi sang mô hình của Tiến trình Bologna như trên để từ năm 2010 hoàn toàn chuyển sang đào tạo GD ĐH ba cấp như các nước EU./.

PGS. TS Nguyễn Như Ất

alt