Home Văn hóa

Văn hóa

Đại đức Thích Minh Nghiêm “Làm từ thiện là làm theo lời dạy của Đức Phật”

Đại đức Thích Minh Nghiêm “Làm từ thiện là làm theo lời dạy của Đức Phật”

Chiều cuối đông chút nắng vàng rơi rớt còn vương lại theo con đường Nam Thăng Long, chúng tôi rẽ vào chùa Thiên Phúc (chùa Giàn) thăm vị trụ trì - Đại đức Thích Minh Nghiêm. Ngôi chùa đang xây dựng lại, vẫn còn ngổn ngang bộn bề. Nhìn khung ngôi chùa vừa được dựng lên, chúng tôi hiểu vì sao Đại đức bận rộn đến thế? Tiếp chúng tôi tại phòng khách tạm, Đại đức nhỏ nhẹ bộc bạch: Đây mới chỉ là một trong bốn ngôi chùa đang được xây dựng lại. Còn 3 ngôi chùa ở ba phường: Nông Trang; Cát Tường; Bạch Hạc - Phú Thọ và một ngôi chùa ở Mê Linh – Hà Nội…

Là Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Giàn - Hà Nội, Đại đức còn là Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ, trụ trì chùa Đại Bi (Tam Giang) Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ. Đại đức tâm sự: Phật giáo tỉnh Phú Thọ còn non trẻ nên còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào tôn giáo trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi đã biết vươn lên khắc phục khó khăn, ổn định đời sống. Với cương vị là Trưởng ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh  phú Thọ Đại đức đã có nhiều hoạt động tích cực trong các lĩnh vực như: Khôi phục, xây dựng một số ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Hà Nội; hoạt động nhân đạo từ thiện và xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư…

Ngoài công việc trong Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo, Đại đức còn tham gia công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ và giữ cương vị Phó chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Phú Thọ; Ủy viên ban chấp hành Trung ương Hội bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật Việt Nam. Khi được hỏi về công việc làm từ thiện, vẫn nụ cười hiền hậu, Đại đức nói: “Từ thiện là làm theo lời Phật dạy, hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán Ban trị sự Phật giáo chúng tôi lại kết hợp với hội bảo trợ trẻ em tỉnh quyên góp các Phật tử, doanh nghiệp hàng trăm phần quà để giúp đỡ những người nghèo khổ, gia đình khó khăn, gia đình bị thiên tai, lũ lụt. Trong năm 2009, kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ chúng tôi cũng mang quà lên tặng bà con đồng bào trên đó, với mong muốn thắp nên ngọn nến của niềm tin cho những đồng bào vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống”. Món quà tuy không lớn nhưng là những món quà từ trái tim đến trái tim, giữa người trao và người nhận có sự chia sẻ, có sự ấm áp của tình người - một truyền thống đã có từ xa xưa của con người Việt Nam – “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Không chỉ giúp đỡ những người nghèo khổ, gia đình gặp thiên tai lũ lụt, Đại đức Thích Minh Nghiêm còn đặc biệt quan tâm tới trẻ em tàn tật mồ côi. Hàng năm trong các dịp lễ, tết, Đại đức lại cùng lãnh đạo hai tỉnh thành Phú Thọ và Hà Nội đến các trại trẻ mồ côi trao những món quà ý nghĩa. Chia sẻ với chúng tôi, Đại đức từ tốn nói: “Đức Phật dạy mỗi chúng sinh đều mang trong mình Phật tính bình đẳng như nhau nhưng vì si mê mà phải thọ quả báo khác nhau, với trách nhiệm của người con Phật chúng ta phải giúp đỡ chúng sinh bằng thực tế là nếu như người nào bị khổ vì tinh thần thì đem triết lý Phật giáo giảng giải cho họ để họ vơi đi nỗi khổ về tinh thần, còn nếu ai thiếu thốn về vật chất thì ban bố vật chất cho họ, cho nên việc giúp đỡ các em cũng là bổn phận của những người tu hành như chúng tôi. Trong thâm tâm của tôi luôn mong làm thật nhiều việc thiện để cho chúng sinh bớt cơ cực. Hơn nữa, tôi vẫn đang ấp ủ xây dựng một môi trường học tập cho trẻ em tàn tật mồ côi. Công việc từ thiện hiện nay mới chỉ chia sẻ được miếng cơm, manh áo mà chưa trang bị cho các em được công cụ để kiếm ra những thứ đó, đặcbiệt là dạy các em nên người, sống có ích cho xã hội”.

Đi nhiều và biết nhiều những số phận bất hạnh của những trẻ em mồ côi tàn tật. Đại đức tâm sự: “Không chỉ có nước mình còn người nghèo và trẻ em tàn tật cô đơn mà một số nước khác trên thế giới, người nghèo cũng còn nhiều lắm”. Sự say mê làm từ thiện của Đại đức còn được một số nước bạn trong Châu Á biết đến như Lào, Ấn Độ. Mới đây Đại đức sang Ấn Độ tận tay trao những món quà tình nghĩa cho người nghèo, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của người Việt Nam - “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều…”.

Ngoài niềm say mê làm việc thiện, Đại đức còn quan tâm đặc biệt đến việc truyền giảng Phật pháp cho những lớp tăng ni kế cận. Đại đức quan niệm, tương lai của chúng ta chính là tuổi trẻ, truyền dạy cho lớp trẻ những giá trị sống của Phật pháp là bổn phận của nhà tu hành.

Trong sương chiều bảng lảng cùng khói hương nơi cửa chùa, câu chuyện về từ thiện giữa Đại đức và chúng tôi có chiều ngậm ngùi xúc động khi Đại đức kể về Đại lễ cầu siêu kỷ niệm 60 năm ngày quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp Lào được tổ chức vào chiều tối ngày 22/10, tại nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào (huyện Anh Sơn, Nghệ An). Chương trình do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức. Đại đức cho biết: hiện nghĩa trang này đã quy tập được 10.620 liệt sĩ, trong số đó mới xác định được tên tuổi, quê quán của 3.250 liệt sĩ, những liệt sĩ còn lại vẫn đang xác định tên tuổi chính xác… Đại đức bùi ngùi trong sự xúc động: Dù có tên hay còn chưa có tên, tìm ra quê quán hay chưa có quê quán, thì Tổ quốc và nhân dân hai nước Việt – Lào vẫn đời đời ghi nhớ công ơn của các anh - những người đã đổ máu vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Đại đức Thích Minh Nghiêm (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo Bộ Ngoại giao và
Trung ương Giáo hội Phật giáo hai nước Việt - Lào

Chia tay Đại đức trong cái lạnh chiều đông, Đại đức vẫn không quên nhắn gửi  đến Phật tử thập phương: “Tuy khủng hoảng kinh tế trong năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm từ thiện, nhưng tôi vẫn mong muốn Phật tử tiếp tục ủng hộ, cùng chia cơm, sẻ áo với những đồng bào còn đang gặp khó khăn. Mình không mong sẽ được làm từ thiện, bởi không làm từ thiện có nghĩa là đã có một xã hội ổn định, phồn vinh, đẩy lùi cái đói, cái nghèo, không còn bão lũ thiên tai… Nhưng xã hội vẫn còn cần lắm những tấm lòng và xã hội cần thì tôi còn làm và còn đi…”

Bên thềm năm mới Canh Dần đang đến, chúc Đại đức sức khỏe để dẫn dắt đồng bào hướng tâm theo Phật giáo từ bi, hỉ xả góp phần vào sự ổn định xã hội, công bằng và văn minh./.

Tiểu Phương


 

Phong tục đón Tết của một số dân tộc

Phong tục đón Tết của một số dân tộc

Việt Nam là một cộng đồng 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có phong tục đón Tết riêng, những phong tục ấy đôi khi chỉ là quan niệm may rủi, nhưng cũng là biểu hiện nét đặc ...

Đọc tiếp...

Câu đối Tết

Câu đối Tết

Làm câu đối, thách hoạ đối, chơi câu đối... vốn là hình thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách xử sự linh động và ...

Đọc tiếp...

Ai là người tri kỷ của Kiều?

Ai là người tri kỷ của Kiều?

Ai là người tri kỷ của nàng Kiều là một câu hỏi hết sức thú vị. Từ trước đến nay đã có không ít người đề cập đến vấn đề này. Căn cứ vào chữ nghĩa trong Truyện Kiều và nhữ...

Đọc tiếp...

Du xuân cùng lễ hội

Du xuân cùng lễ hội Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam khoác trên mình một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét văn hóa đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc ...
Đọc tiếp...

Những phiên chợ kì thú

Những phiên chợ kì thú

Chợ không chỉ để trao đổi hàng hoá, chợ còn là nơi giao duyên, hẹn hò, mơi mua may bán rủi. Hơn thế nữa, Chợ Việt Nam còn mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc. Người đến c...

Đọc tiếp...

Lễ hội hoa và dấu ấn văn hóa Năm mới 2010

Lễ hội hoa và dấu ấn văn hóa Năm mới 2010 Không hẹn mà gặp, đúng vào dịp Năm Mới tại Thủ đô Hà Nội và ở xứ sở hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) đều tưng bừng diễn ra lễ hội hoa. Vẻ đẹp của hoa, vẻ đẹp của thiên nhiên được tô...
Đọc tiếp...

Văn Miếu Quốc Tử Giám với đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám  với đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng vào thời nhà Lý, thế kỷ XI. Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào...

Đọc tiếp...

Cầu Thê Húc dải lụa đào vát qua làn nước xanh

Cầu Thê Húc dải lụa đào vát qua làn nước xanh

Nếu bạn có dịp dạo một vòng quanh hồ Gươm hãy thử ngắm nhìn cầu Thê Húc qua nhiều góc độ khác nhau. Ở góc trực diện, bạn có thể nhìn thấy nổi bật lên cây cầu son đỏ chót ...

Đọc tiếp...
Trang 13 trong tổng số 15 trang

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung