Home Văn hóa Phong tục - Lễ hội

Phong tục - Lễ hội

Lễ hội đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan - 2014

Lễ hội đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan - 2014

Đây lễ hội lịch sử văn hóa kỷ niệm công đức của Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576) cùng các đại thần trong dòng họ Nguyễn Cảnh tại đền thờ Ngài Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Sách “Hoan Châu ký” cuốn sử phả ghi về dòng họ Nguyễn Cảnh đại thần Nguyễn Cảnh Hoan một trong những công thần thiết lập vương triều Trung hưng, sau đó các thế hệ dòng họ Nguyễn Cảnh kế tiếp nổi danh đều những người công trong suốt thời kỳ vương triều Trung hưng kéo dài 249 năm. Thống gia phả 18 tước Công, 76 tước Hầu nhiều tước , Tử, Nam được ghi danh trong văn bia, văn sử, khoảng gần 40 đền thờ, lăng mộ được lậpvùng Nghệ An một số tỉnh trong cả nước do con cháu phụng sự hương khói đời đời.

 

"Thập niên sự lễ" tại Đền thờ Tân Quốc CôngTràng Sơn căn cứ cách nay 350 trên hơn 400 năm thờ tự của người xưa quy định cứ 10 năm lại mở hội lớn cúng đại lễ chay một lần vào những ngày 13 đến 15 tháng 3 âm lịch. Các năm lẻ được tổ chức lễ hội thường niên.

Cũng cần nói qua về cuộc đời sự nghiệp của Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan thì Ngài dũng tướng văn song toàn, được Thái Trịnh Kiểm (1503 - 1570) ưu ái dùng làm cấp phó của mình, Ngài ra trận thì thắng, bàn việc thì thông. Thái Trịnh Kiểm mất, con Đô Tướng Tiết Chế Trịnh Tùng (1550 – 1623) lên thay lại càng tin dùng Ngài quý như bậc thượng phụ.

Cả cuộc đời Ngài bách chiến trên lưng ngựa, lúc đánh trận Nguộc, lúc sông Lam, lúc Nam Đàn, lúc Đô Lương, lúc tiến về Thăng Long, Hải Dương, Sơn Tây, Ninh Bình...làm binh tướng giặc hết vía khi nghe danh Ngài... Trong trận chiến tại Nghệ An, do xuất, bị kẻ phản bội bán đứng. Ngài bị tướng Nguyễn Quyện bắt đem về Thăng Long. Biết tin ấy Tiết Chế Trịnh Tùng bèn phái người ra Thăng Long tìm cách đem vàng chuộc Ngài nhưng không được. Nhà Mạc biết Ngài tướng giỏi bèn cho các đại thần, đặc biệt Nguyễn Quyện ( bạn học ) tới tìm cách lôi kéo nhưng Ngài cự tuyệt.

Chuyện cự tuyệt hàng phục phe đối phương được ghi lại rằng:

Nguyễn Quyện đến nơi giam giữ gặp Ngài nói:

- "Ta nghethôn quê câu sấm truyền rằng: “Mô cây của Mạc, nếu không được Mạc dùng, ắt hẳn sẽ thành tro dưới mồ thôi... thế Tấn quận công lại một mực không tỉnh ngộ theo nhà Mạc?".

Cảnh Hoan đáp rằng:

- Bình sinh khi qua chơi nhà ông, ta thấy thân sinh của ông bảo ông tuy thông minh nhưng lười học, nên mới đặt tên cho ông Quyện, nhốt ông trong thư phòng, câu răn rằng: “Quyện người của sách, quay lưng lại sách, quả nhiên bị cái nhục cầm tù”. Sao ông không suy nghĩ về điều đó...“Tôi ngay không thờ hai chúa”, ông sao làm trái lời đó ?   

Nguyễn Quyện xấu hổ phất áo bỏ đi.

Tháng 9 năm 1576, Cảnh Hoan bị giết tại Thăng Long. Tuy nhiên trước lúc giết Ngài, Nguyễn Quyện nói rằng:

- "Trung nghĩa, cương liệt đời hiếm hoi, sau này ắt sẽ thành thần lớn".

Trước khi chết Nguyễn Cảnh Hoan viết hai bài thơ tuyệt mệnh, trong đó bài còn lưu khí phách như chính khí ca:

 

Nhân trung bẩm cương nghị

Thế thượng đốc trung trinh

Thiên địa quang chính khí

Nhật nguyệt chiếu lâm tình

Lăng lăng thanh bất hủ

Lẫm lẫm tử do sinh

Sát phạt chư ma quỷ

Tróc phược chúng tinh

Túng hữu chân tâm đảo

Lai lâm tự luật linh.

 

Về sau triều đình Trung hưng luôn ban sắc phong tước Tấn Quốc Công liệt Ngài vào hàng Trung đẳng Thần, sau phương Thượng đẳng thần, nhắc nhân dân con cháu muôn đời thờ tự ghi nhớ.

Lễ hội năm nay – 2014 lần thứ 35 của "Thập niên sự lễ" được Ban tổ chức dòng họ Nguyễn Cảnh mời chuyên gia họa Trịnh Yên nhóm cộng sự của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam làm vấn, thiết kế tổng đạo diễn theo nghi thức truyền thống. Mọi công việc được chuẩn bị chu đáo từ 3 tháng trước hội với các khâu phục dựng bộ áo, mũ, hia, ngai kiệu của Ngài, biên dịch các sắc phong phục vụ lễ rước, phục dựng các bộ phướn của gần 40 chi phái các thế hệ kế tiếp theo nhân xưng tước vị đặc ân của các triều đình xưa phong cho dòng họ Nguyễn Cảnh đều tỏ đặc thù truyền thống văn song toàn, làm thày thuốc cứu người như Chi phái Phấn Hầu, Hào Quận Công, Lai Triều Tử, Cường Quận Công, Hiển Nghĩa Hầu, Yển Đức Hầu..., làm 4 voi chiến (đồ ) cỡ to biểu hiện cho tứ tượng trong bát quái sẽ biến hóa ra số nhiều, làm 12 ngựa chiến (đồ ) biểu hiện cho 12 con giáp, phù ứng cho vong linh chiến binhmọi lứa tuổi "hợp linh" sử dụng cho chiến đấu cũng biến hóa cho số nhiều (trong quan niệm tâm linh), thửa 300 bộ quân phục cổ các màu (để phân biệt các đội hình binh , rước cờ, rước sắc, rước phướn, rước kiệu, rước voi, rước ngựa)...đặt làm các cờ thần cỡ to phiên hiệu Nguyễn Cảnh cùng 200 cờ hội, dải lụa, cờ chuối, 200 binh khí đao, giáo, tấu (gỗ), phông hội mít tinh phục dựng hình ảnh Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan cùng đoàn binh xung trận (tân lễ), phông lễ cầu siêu cầu an được thiết dựng cảnh giới Cực Lạc các Đức Phật, Bồ Tát tiếp dẫn vong linh, dựng đàn dâng kiệu tế lễ chính cung (cổ lễ), triển khai kịch bản phương án tổng thể để chỉ đạo lễ hội, viết kịch bản dẫn chương trình trong lễ chính, viết chúc văn vinh danh lịch sử dòng họ Nguyễn Cảnh các linh thần trong các đền thờ...và cả kết hợp thúc đẩy các thông tin trên website, trên facecbook trong dòng họ Nguyễn Cảnh, trong đó xây dựng bộ phim video về "Thập niên sự lễ - 2014".

Ban tổ chức lễ hội do UBND huyện Đô Lương đăng cai Phó chủ tịch huyện Nguyễn Minh Hạnh làm trưởng ban, Phòng Văn hóa huyện tham mưu, phía họ Nguyễn Cảnh cũng thành lập một ban tổ chức quán xuyến công việc cụ thể của lễ hội do ông Nguyễn Cảnh Khâm trưởng ban, ông Nguyễn Cảnh Sợi làm phó trưởng ban, cụ cao lão Nguyễn Cảnh Năm làm tham mưu. Phụ trách các tiểu ban tác vụ Cảnh Niêm, Cảnh Tuấn, Cảnh Đào, Cảnh Hoa, Cảnh Sáu, Cảnh Bình, Cảnh Châu, Cảnh Thịnh, Cảnh Sơn, Cảnh Hợi, Cảnh Minh, Cảnh Khánh, Cảnh Tình, Cảnh Dũng, Cảnh Mại, Cảnh Lộc, Cảnh Ngọc, Cảnh Thuận, Cảnh Kỳ, Cảnh Lợi nhiều người khác...đều tích cực triển khai tốt các mũi nhọn hoàn tất công tác tiếp tân, lễ nhạc, nghỉ trọ, tuyên truyền báo chí, phân công đội hình đám rước, chuẩn bị cho văn nghệ các hạng mục thi đấu thể thao...đặc biệt khâu chuẩn bị tập trung đạo cụ, đồ rước, huy hiệu Nguyễn Cảnh, đồ phục chế trang phục lễ hội cho họa Trịnh Yên ráp khối tập huấn các lễ nghi khớp với kịch bản dẫn chương trình trước đó 5 ngày...

Ngày 13/3 âm lịch 2014, Lễ hội được khai mạc mở rộng, sáng ngày, các đền thờ linh thần họ Nguyễn Cảnh toàn Nghệ An mở cửa cho khách và con cháu làm lễ dâng hương, cáo yết xin các Thánh tiên tổ cho rước bài vị về đền thờ lớn gọi là lễ nhập tịch. Buổi chiều xuất hiện trên các đường quốc lộ, liên tỉnh, liên huyện nhiều đoàn rước chạ nhân danh các tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam của dòng họ Nguyễn Cảnh tiến về đền thờ lớn ở Tràng Sơn, Đô Lương bằng xe ô tô rước voi, ngựa, khẩu hiệu, phướn, biểu ngữ vinh danh "Thập niên sự lễ - 2014" trong nhịp trống, chiêng và phường nhạc bát âm...làm toàn vùng quê Đô Lương tràn ngập trong bầu không khí của lễ hội.

Buổi chiều cùng ngày, tại sân đền thờ chính, toàn thể con cháu họ Nguyễn Cảnh cùng nhân dân địa phương và khách thập phương tham dự lễ nhập tịch và đàn lễ Cầu siêu cho các vong linh chiến sĩ và chúng sinh trong họ Nguyễn Cảnh và của các thời đại được siêu thoát, đàn lễ cầu an cho người đang sống được hưởng may mắn, phú quý và sức khỏe. Tại đàn cầu siêu và cầu an có các nhà sư đứng chủ đàn làm lễ tụng niệm và thuyết pháp giảng kinh về lễ giáo báo đền công ơn tổ tiên, lễ nghi cung kính cha mẹ, làm sống lại tinh thần hiếu đễ của đạo làm con, làm cháu luôn hướng về hai chữ : Báo hiếu.

Ngày 14/3 âm, Ban tổ chức mở hội với các chương trình văn nghệ, thể thao tại khu vực đền thờ và xung quanh thị trấn Đô Lương có giải quần vợt, bóng đá, kéo co, phát huy hiệu họ Nguyễn Cảnh, bán sách, tranh và đồ lưu niệm...đặc biệt trong họ còn giữ được truyền thống võ học do Trung tâm UNESCO Thái Cực Trường Sinh Đạo Việt Nam tổ chức gần 60 thành viên từ Hà Nội về tham gia lễ hội với các bài quyền có gốc xuất xứ từ dòng họ Nguyễn Cảnh như bài quyền Thái Cực trường sinh đạo, Chính khí ca, Ngọc trản ngân đài và các bài hát múa ngợi cả đất nước, ngợi ca truyền thống công lao của Tấn Quốc Công và dòng họ Nguyễn Cảnh...các tiết mục này được coi là báo cáo xuất sắc nhất trong lễ hội đã phát triển trong vòng hơn hai chục năm qua do cố lão thành cách mạng Nguyễn Song Tùng (Cảnh Tùng) là thế hệ hậu duệ đời thứ 19 khôi phục và truyền bá đến nay đã mở rộng khắp toàn quốc và ra cả nước ngoài với hàng triệu lượt người (đa số người cao tuổi) tham gia tập luyện nâng cao sức khỏe và coi đây là môn "pháp quyền thần dược" chữa bệnh và phục hồi sức khỏe không dùng thuốc một cách bền vững cho mọi lứa tuổi.

Trong lễ hội còn xuất hiện võ sư Nguyễn Cảnh Dần, năm nay đã 77 tuổi, với thân hình vẫn rắn chắc thể hiện các bài đao của Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan, bài mã tấu của Thái Bảo Thư Quận Công Nguyễn Cảnh Kiên, bài song kiếm của Thắng Quận Công Nguyễn Cảnh Hà... Đây cũng là các bài võ độc đáo cần phục hồi và truyền bá rộng rãi cho tính hiếu võ của con cháu Nguyễn Cảnh thời nay cũng là nét đẹp duy trì truyền thống thượng võ cho nền võ thuật Việt Nam.

Đêm 14/3, xuất hiện trận mưa rào "rửa cửa đền" trong một tiếng đồng hồ, không khí oi bức dịu xuống.

Ngày 15/3 âm, thời tiết như ủng hộ lễ hội sau trận mưa đêm, lần đầu tiên nhân dân Đô Lương được hưởng sự mát mẻ chưa từng có trong suốt ba "Thập niên sự lễ" trước đây đều là cái nắng khai hè nóng bức. Ngày Rằm tháng ba được coi là chính lễ, từ sớm tinh mơ, tất cả con cháu hậu duệ Nguyễn Cảnh đã tề tựu trước sân đền trong y phục quân sĩ ngày xưa, các bộ áo tế các màu của hơn 30 nhóm trưởng chi phái, các đội "đặc nhiệm" nữ nương họ Nguyễn Cảnh ở Cát Hải, Hải Phòng trong sắc vàng áo tế, Thái Cực Trường Sinh ở Hà Nội trong sắc phục màu tơ tằm và xanh hòa bình cùng đua khoe sắc thắm cho lễ hội tôn thêm hoành tráng. Các đoàn con cháu Nguyễn Cảnh từ TP Hồ Chí Minh, các vùng lục tỉnh miền Nam cho đến Cà Mau, các đoàn dòng họ Nguyễn Cảnh là dân tộc Thái ở Tây Bắc, các đoàn con cháu Nguyễn Cảnh ở Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Thái... và nhiều địa phương khác, đặc biệt có một số Việt kiều họ Nguyễn Cảnh như anh Cảnh Cường (Việt kiều Mỹ luôn thao tác máy quay phim và máy ảnh ghi chép lễ hội) cũng có mặt tham dự đại lễ này.

Linh hồn của lễ hội "Thập niên sự lễ" là đám rước hoành tráng với chiều dài hơn một cây số (không kể nhiều xe ô tô con nối nhau tống hậu) được biên chế theo đội hình truyền thống : Võ lệnh đi trước mở đường, cờ phướn giương oai, voi ngựa đốc chiến, sắc phong thể hiện công trạng, kiệu Thánh ngự lồng lộng oai linh Thái Phó Tấn Quốc Công cùng các sắc diện "binh hùng, tướng mạnh" đan xen trong đội hình giương cao binh khí đã làm sống lại các ước lệ ngàn xưa của không khí đất nước vệ quốc, của dòng họ Nguyễn Cảnh mang đậm tính truyền thống "Trung cần nhân nghĩa, Bảo quốc hộ dân" và đặc biệt ở đám rước này có cái độc đáo là chỉ toàn hậu duệ huyết thống Nguyễn Cảnh được biên chế tham gia các đội hình đám rước.

Đám rước theo lệ cũ là đến đền Đức Hoàng (Đền thờ vua Lê Trang Tông ở xã Lưu Sơn) hạ kiệu cho đại diện của "Đức Thánh nhà" vào đền tấu bẩm đức vua xin phép Ngài cho được mở hội, sau đó các đại diện lại sang chùa Phúc Mỹ xin phép Phật cho thỉnh kinh về quy y cho các Thần tổ họ Nguyễn Cảnh được theo Tam Bảo để tiếp ứng linh thiêng giáo dục con cháu...

Người dân Đô Lương và khách thập phương đã phải dừng chân kín hai bên đường cùng ngả nón mũ trầm trồ khen quy mô của một đám rước hoành tráng chưa từng có trong đất Nghệ An. Có người nói đám rước này đã toát nên vẻ đẹp truyền thống trang nghiêm của cảnh sắc năm xưa, oai hùng khí phách thời đại, đáng làm mẫu cho các đám rước về sau. Đặc biệt trong lễ rước có người con họ Nguyễn Cảnh là Nguyễn Cảnh Bình ở xóm Chùa, xã Phong Thịnh, Thanh chương là người khuyết tật đã tự mình ngồi trên xe lăn vận động bằng tay suốt 17 cây số đến đền Tràng Sơn để được "lăn xe cùng đám rước". Anh Bình nói: "Được chứng kiến đám rước hoành tráng này, được tự hào về truyền thống ông cha ta, sau đây về có chết thì cũng mãn nguyện lắm rồi...".

Đám rước đi trong cự ly 6 km, trở về đền nhà mất khoảng 2 triếng rưỡi, kiệu Thánh được hồi vào đền, còn số đoàn khách, đại biểu theo rước cùng "đoàn binh voi, ngựa, phướn sắc..." hồi về sân ngoài dự lễ mít tinh (tân lễ). Cả một vùng sân rộng lớn bừng sáng cờ phướn, voi ngựa và người dự hội. Các quan khách, đại biểu và các đoàn thể được ngồi hai bên lều bạt cùng đơn vị chủ nhà. Quan chức về dự có lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Liên hiệp các Hội UNESCO, lãnh đạo huyện Đô Lương cùng các huyện bạn và các cấp xã đồng liên quan tham gia. Bài diễn văn của Phó chủ tịch huyện Đô Lương Nguyễn Minh Hạnh gây xúc động trong lễ hội kể về quá trình hoạt động và cống hiến của Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan, về niềm tự hào của di tích lịch sử văn hóa truyền thống đã truyền thừa các giáo dục trong nhân dân, trong con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh ngày càng đoàn kết, phát huy truyền thống ông cha xây dựng huyện nhà tốt đẹp hơn. Tiếp đến lời cảm ơn của ông Nguyễn Cảnh Năm cũng hàm súc qua nguyện ước về di tích đã được mở rộng khuôn viên, về chiến lược bảo tồn đền thờ Tấn Quốc Công đã được nhà nước quan tâm, về lời hứa sẽ vận động trong họ càng đoàn kết chặt chẽ, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, bày tỏ bằng hành động thiết thực đối với tổ tiên. Cảm ơn huyện Đô Lương, cảm ơn tổ chức UNESCO Việt Nam cùng nhiều tổ chức khác và các cơ quan ngôn luận báo chí đã đưa tin về lễ hội này.

Sau cuộc mít tinh là đàn lễ chính (cổ lễ) diễn ra tại đền thờ Thái Phó Tấn Quốc Công. Đàn lễ diễn ra vào lúc 10 giờ 45 phút đến 12 giờ trưa với các nghi thức đã "kính cáo các Ngài" xin được giản lược nghi lễ, chỉ tổ chức dâng hương, bái tạ trời đất với 5 đại diện thống lĩnh các đại chi là Phấn, Tấn, Trung, Cường, Lập đứng ra kính bái và đọc chúc văn. Sau đó là các đoàn khách cùng con cháu các chi phái lần lượt tiến lên dâng hương từ trưa cho đến tối.

Lễ hóa vàng được diễn ra vào sáng ngày 16/3 âm lịch và có đàn lễ hồi hướng kính cáo thần linh đâu trở về đấy và an vị nội cung.

Suy nghĩ về dòng họ Nguyễn Cảnh cũng giống như bao dòng họ khác, có công đền ơn nước, có công bảo vệ dân, vì thế mà nhà nước xưa cho xây dựng các đền thờ chung, riêng để con cháu các lớp trung cần thờ tự và noi gương sáng học tập, nhân dân có chỗ cầu tài, cầu bình an, đất nước có nền tảng di tích lưu giữ truyền thống lịch sử văn hóa vốn có đã tạo bề dày di sản tồn tại vững chắc cho giáo dục và tự hào muôn đời sau.

Với lễ hội "Thập niên sự lễ" lần thứ 35 - 2014 đã làm sống lại ký ức năm xưa, đã gây ấn tượng không chỉ về quy mô mà nội dung lịch sử văn hóa truyền thống được bảo tồn với nghi thức cổ lễ, với đáp đền đời nay trong mọi lẽ qua tân lễ là các giao lưu, hiểu biết, cảm thông, gắn chặt tình đoàn kết dòng họ, xã hội để phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Hóa ra các lễ hội truyền thống cũng là ý thức nhắc nhở đạo lý muôn đời, giống như một tiêu chí mới của UNESCO khuyến cáo: "Hỡi các dân tộc hãy hướng về văn hóa ký ức để lưu giữ nó, bảo vệ nó và làm rõ nó với tương lai để niềm tự hào được tồn tại mãi mãi, được thế giới biết đến mình là ai..."

 

Bài và ảnh:Họa sĩ, nhà báo: Trịnh Yên

 

Mùi của năm mới

Mùi của năm mới

 

Nếu một từ thể diễn tả được về Tết , đó chỉ thể từ MÙI . Bởi một chữ cái ba tự đã gói ghém cả một trời kỷ niệm , một thiên hiện tại một chặng đường ngun ngút của tương lai một người phải vượt qua. 

Đọc tiếp...

Mùi của năm mới

Mùi của năm mới

Nếu một từ thể diễn tả được về Tết , đó chỉ thể từ MÙI . Bởi một chữ cái ba tự đã gói ghém cả một trời kỷ niệm , một thiên hiện tại một chặng đường ngun ngút của tương lai một người phải vượt qua. 

Đọc tiếp...

Lễ giỗ Phật Hoàng Trần Nhân Tông lần thứ 703 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Lễ giỗ Phật Hoàng Trần Nhân Tông lần thứ 703 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Sáng ngày 25 tháng 11 năm 2011, Lễ Giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông đã diễn ra trang trọng tại Khu vực Điện Kính Thi&ec...

Đọc tiếp...

Khai hội Đền Hùng 2011

Khai hội Đền Hùng 2011

Hôm nay, Lễ hội Đền Hùng năm 2011 đã chính thức diễn ra với việc tổ chức Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương T...

Đọc tiếp...
Trang 1 trong tổng số 7 trang

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...