Home Văn hóa Tác giả - Tác phẩm Chùm thơ: Đền Hùng và quốc hồn dân tộc

Chùm thơ: Đền Hùng và quốc hồn dân tộc

Email In PDF.

VỀ ĐỀN HÙNG

Con đã về đây với ngày xưa ấy

Khúc ru huyền thoại trên nương Âu

Thấy sóng biển Cha dâng tràn dũng

Đất nước vạn năm trải rộng...bến bờ...


Chúng con đãchiều dài nỗi nhớ

cả chiều xa nơi xứ sở người

Nhưng vẫn dõi nguồn trên cao Nghĩa Lĩnh (1)

Chăm kính ông , chăm kính Tổ tiên...


Vẫn yêu quê hương sông Đen, sông Đỏ (2)

con sông Xanh (3) vẫn bồng lời ru

Ru hội xuân về linh thiêng Thần Thánh

Vẫn tiếng Mẹ Cha hòa Bắc - Trung - Nam...


Con đã về đây kính ngày xưa ấy

Núi trải cùng mây đất nước Hùng Vương

những con sông vẫn dâng nỗi nhớ

Nghĩa cả Lạc Long, tình Mẹ Âu ...


 

HỒN DÂN TỘC

Hồn dân tộc thể từ Thần Nông (4)

thế Đế Minh (5), thể Lộc Tục (6)

đấy nước nhà Xích Quỷ, Văn Lang (7)

Trước gương mặt Việt vẫn Sùng Lãm (8)

Lạc Long, Âu (9) - bách họ - kết đoàn...


cả mùa xưa lúa, khoai...vẫn mới...

Nuôi chín cựa, chăm ngựa chín hồng mao (10)

Hạnh phúc bừng lên Thánh Thần...đôi lứa (11)

Nghĩa Lĩnh càng thương mây phủ Tản Viên... (12)


Em về Thăng Long, sắc tằm vàng bãi

Lụa nái Hùng Vương phơi phới triền sông

Phố thị bừng tên sông Hồng - Thánh Chử (13)

Đám cưới trinh bạch cát trắng ...Tự Nhiên...(14)


Đất nước chính dòng Ngô, Đinh, , (15)

Bao đời biến đổi Ông Gióng vươn lên

Bao đời linh thiêng ngút ngàn vệ quốc

Vẫn tiếng Mẹ, Cha sông biển rộng hơn...


Bây giờ Việt Nam vững Hùng Vương đó

Vẫn buổi mồng Mười đón Hội tháng Ba

Vẫn chuyện ngàn năm thắm hồn dân tộc

Ai đi đâu xin nhớ lại Nhà...


CHẢY HỘI ĐI EM !

Anh đã gọi em hãy chảy hội Đền Hùng

thể em đi cùng cha mẹ

thể nào em vẫn còn lắm

thể đẹp em khăn vấn đuôi

thể em vẫn Tấm ấy...

 

Anh muốn gọi em hãy chảy hội Đền Hùng

thể hoa khôi đi cùng chúng bạn

Với cả em vụng về hương khói

Chỉ biết sẻ nhỏ câu khấn Trời Nam:

- "Con xin Vua Hùng trăm mến ngàn thương..."...

 

Anh vẫn gọi em hãy chảy hội Đền Hùng

Tấm ngày xưa đã lên , lên bác

gái ngày nay đã làm mẹ ru hát

Mỗi câu ca về lộng gió Âu ...

 
Và mồng Mười tháng Ba vẫn còn ở đấy

Lưu lời hôm nay, anh vẫn gọi trong thơ...


AI ƠI NHỚ LẤY

Một đời để nhớ trăm năm

Làm dân Nam để nhớ tâm Vua Hùng

Gốc người còn tổ còn tông

Nay ăn quả ngọt nhớ công ai trồng...?


Đây này Nghĩa Lĩnh, Lạc Hồng (16)

Văn Lang, Xích Quỷ cùng thánh nhân (17)

Bao nhiêu lạc tướng hưng thần

Bao nhiêu vua thánh ân cần chăm dân...


Ta đi lại chốn dương trần

Phú Thọ giữ phúc ân cần Tổ tiên (18)

Bắc Ninh trải chiếu Dương Vương (19)

Bình Đà trở dạ thường Âu ... (20)


Bất cân trăm họ chung đò

con một bọc sao lo...đắm thuyền

Hai Trưng khí hồng nguyên (21)

Nam Đế (22) vẫn còn tuyên anh hùng...


Ngô Quyền sát phạt Bạch Đằng (23)

Vua Đinh xưng Đế vĩnh hằng nước non (24)

Hoàn phá Tống, bình Chiêm (25)

Thái Tổ dựng vương quyền Thăng Long... (26)


Ai ơi nhớ lấy nằm lòng

Hùng Vương lưu tất sử hồng dân ta

Bây giờ nối tiếp quả hoa

Ta ơn Tổ Hội tháng Ba mồng Mười... (27)


CHÚ THÍCH:

(1): Nghĩa Lĩnh tên ngọn núi hiện tại di tích đền thờ các vua Hùng Vương thuộc Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ.

(2), (3): Sông Đen, sông Đỏ sông Xanh các con Sông Đà, sông Hồng sông Kông. Truyền thuyết xưa coi sông địa phận của Thần Nông trải rộng từ chân núi Hymalaya sang hồ Động Đình TQ kéo dài suốt Đông Dương. Sau khi Đế Minh chia nước ấy cho con Kinh Dương Vương (Lộc Tục) cát cứĐông Nam Á gọi nước Xích Quỷ. Hiện còn di tích Lăng mộ Đền thờ Kinh Dương Vươnghuyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

(4) :Thần Nông còn tên Viêm Đế hay Ngũ Cốc Tiên Đế, một vị vua huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, một trong Tam Hoàng được xem một nhân văn hóa Phương Đông. Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra các vật cụ nông nghiệp người đầu tiên làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cho nên trong dân gian câu "Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc".

(5). Đế Minh: Là một nhân vật truyền thuyết vùng Đông Á. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, chép tại Kỷ Hồng Bàng Thị thì ông là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông. Ông là cha của đế Nghi, sau này nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vũ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương). Đế Minh thấy Lộc Tục thông minh định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không chịu nên ông đã chia đất nước làm 2 phần lấy sông Dương Tử làm giới tuyến, phía Bắc giao cho đế Nghi, phía Nam giam cho Lộc Tục gọi là nước Xích Quỷ.

(6): Lộc Tục: tức Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết. Người Việt Nam coi ông là thủy tổ dân tộc. Ông đặt tên nước là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, bắt đầu cho các vương triều Hùng Vương từ đấy.

(7), Xích Quỷ: Là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Tục truyền là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của người Việt Nam. Xích () nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Quỷ (): đẹp, thùy mỵ - chỉ con gái, nữ tính (có thể là thời kỳ Mẫu hệ). Xích Quỷ là vương quốc của các tộc người Việt cổ, thời kỳ này tập trung các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam...

(8), Sùng Lãm, (9) Lạc Long Âu Cơ : Sũng Lãm là tên thật của Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 8-7 TCN) là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, Ngài là con trai của Kinh Dương Vương (Lộc Tục) lấy người con gái tên là Thần Long ở Động Đình Quân. Lạc Long Quân lấy vợ là Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết "bọc trăm trứng". Ngài đã có công trong việc thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ nhất. Âu Cơ : Là con gái Đế Lai, được gả cho Lạc Long Quân và sinh một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau thống trị đất nước, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) được tôn làm vua gọi là Hùng Vương thứ Nhất lập ra nước Văn Lang.

(10) : Gà chín cựa, ngựa chín hồng mao: Một trong các đồ thách cưới của Hùng Vương thứ 18 với hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tính sinh lễ ăn hỏi đủ trước, được lấy Mỵ Nương, Thủy Tinh chậm chân nên hẫng hụt bèn trả thù nhưng bị thua liên tục.

(11) : Thánh Thần...đôi lứa: Trong các điển tích phong thần Việt Nam, thường có điển tích cặp đôi hiển Thánh như Thánh Tản Viên Sơn (Sơn Tinh) lấy Mỵ Nương; Thánh Chử Đồng Tử lấy Tiên Dung...

(12): Tản Viên Sơn Thánh : Còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử là Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Mẫu Liễu Hạnh). Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản (đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh), thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.

(13), (14) Tự Nhiên: Chử Đồng Tử : Là tên của một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam. Truyền thuyết về Tiên Dung-Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong sách Lĩnh Nam chích quái (đọc sách). Thời ấy vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Tiên Dung đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến bãi sông Hồng. Nghe tiếng đàn sáo lại cùng nghi trượng, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng. Bãi cát này được người sau đặt tên "Tự Nhiên", nay là xã Tự Nhiên, Thường Tín, HN.

(15) : Ngô, Đinh, Lê, Lý: Là các dòng họ nối nhau cai trị đất nước từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13

(16) : Nghĩa Lĩnh, Lạc Hồng: Nghĩa Lĩnh là tên núi thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi có di tích thờ các vua Hùng Việt Nam. Lạc Hồng: là chỉ người VN cùng chung dòng máu tiên tổ Lạc Long và Âu Cơ mà ra.

(17): Văn Lang, Xích Quỷ: Là tên cổ của nước Việt Nam thời trước các vua Hùng (Xích Quỷ), đương đại vua Hùng là Văn Lang (đọc thêm chú thích 7).

(18) : Phú Thọ : Là tỉnh có di tích thờ gốc các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao.

(19) : Bắc Ninh: Có huyện Thuận Thành, xã Đại Đồng, làng Á Lữ vẫn còn di tích Lăng Mộ và Đền thờ Kinh Dương Vương

(20) : Bình Đà: Tên xã, thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ), có Đình thờ Lạc Long Quân là Thần Hoàng làng. Tại cánh đồng phía tây bắc làng còn chiếc giường đá, tương truyền đây là chỗ Mẹ Âu Cơ trở dạ sinh hạ bọc trăm trứng. Dưới phiến đá có ghi dòng chứ Hán "Bất di bất dịch" (TG).

(21) : Hai Bà Trưng: (010 - 043 SCN) Là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị (hai chị em ruột). Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết (tự tử). Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Hai Bà Trưng mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43.

(22) : Lý Nam Đế: Lý Nam Đế (503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí (李賁), còn gọi là Lý Bôn, người làng Thái Bình, phủ Long Hưng, Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Ông có tài văn võ song toàn và đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ nhà Lương, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.

(23) : Ngô Quyền: Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

(24) : Vua Đinh: Tức Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.

(26) : Lý Thải Tổ : (974 – 1028), húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến năm 1028 và truyền tiếp 8 đời vua sau với thời gian 216 năm. Dưới triều nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành), lý Công Uẩn làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Thăng Long vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010).

(27) : Tháng Ba mồng Mười: Tức Mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm được các vương triều sau coi là ngày Giỗ Tổ chung của toàn đất nước và dân tộc. Đầu tiên Lễ giỗ này được tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 có quy định chính thức mới của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được quan tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) hiện bia ấy đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận : “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (tương đương Chủ tịch tỉnh) là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc. Năm 2007 là năm đầu tiên người lao động được nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

 

Tác giả : Hs Trịnh Yên - Mến tặng bà con xa quê hương đất nước.

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...