Home Khoa học Phát minh Nghiên cứu não ong để phát triển các robot tự bay

Nghiên cứu não ong để phát triển các robot tự bay

Email In PDF.

Mục đích của các nhà nghiên cứu là làm ra loại robot có thể tự hoạt động như những con ong mật.

Các nhà nghiên cứu trong trường đại học đang nghiên cứu bộ não của ong mật nhằm xây dựng loại robot có khả năng tự bay mà không cần hướng dẫn.

Bằng việc tạo ra những hệ thống trong não của ong mà kiểm soát thị giác, khứu giác, các nhà khoa học đang hy vọng xây dựng được một robot biết bay có thể làm nhiều hơn là chỉ thực hiện theo hướng dẫn lập trình trước. Một robot như vậy sẽ có thể tự cảm nhận, hành động như một con ong.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sheffield, Đại học Sussex ở Anh đang hợp tác đảm nhận cái họ gọi là một trong những thách thức lớn của khoa học ngày nay: xây dựng robot với trí tuệ nhân tạo đủ thông minh để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như động vật có thể làm.

Nếu có thể làm được điều đó, robot biết bay sẽ có thể sử dụng "khứu giác" của nó để phát hiện khí gas hoặc các mùi khác, sau đó trở về nhà ở và báo cáo nguồn sinh ra mùi đó.

"Việc phát triển bộ não nhân tạo là một trong những thách thức lớn nhất của trí tuệ nhân tạo", ông James Marshall, người đứng đầu dự án nghiên cứu tại Đại học Sheffield nói. "Cho đến nay, các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu não của chuột, khỉ và người. Nhưng những sinh vật thực sự đơn giản, chẳng hạn như xã hội côn trùng, có khả năng nhận thức tiên tiến đáng ngạc nhiên".

Các trường đại học đang sử dụng những bộ tăng tốc GPU do NVIDIA tặng để thực hiện các tính toán cần thiết, mô phỏng bộ não bằng cách sử dụng máy tính để bàn tiêu chuẩn, thay vì dùng siêu máy tính đắt hơn rất nhiều.

Các nhà khoa học hy vọng những phát hiện về bộ não ong của họ có thể được dùng để xây dựng loại robot biết bay có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, thu thập thông tin mà các đội cứu hộ có thể dùng để đưa ra quyết định về cách thức tiến hành.

Theo ông Thomas Nowotny - người lãnh đạo dự án tại Đại học Sussex, các kỹ thuật mô hình máy tính trong nghiên cứu về bộ não ong sẽ được sử dụng rộng rãi cho việc mô hình bộ não và các dự án thần kinh khác.

 

Theo PC World

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung