Home Hoạt động UNESCO KỶ NIỆM 20 NĂM THÁI CỰC TRƯỜNG SINH ĐẠO VIỆT NAM

KỶ NIỆM 20 NĂM THÁI CỰC TRƯỜNG SINH ĐẠO VIỆT NAM

Email In PDF.

Cuộc đời người ta thường vài chuyến đi "hướng cội tìm nguồn" với mục đích khác nhau, nhưng tựu chung các chuyến đi đều gặt hái hai hướng nhập thành một : Nghiên cứu, nhận thức, thu hoạch và…lưu tiếp cho đời sau; Hai bày tỏ lòng tôn kính, ghi nhận công lao, tri thức cống hiến của người xưa làm gương cho các thế hệ về sau gọi chung việc làm của hậu duệ, hậu sinh hay hậu thế thể hiện cái việc đền đáp ân xưa.

Ngày 6/4/2012, Trung tâm UNESCO Thái Cực Trường Sinh Đạo Việt Nam (TCTSĐ) do cụ Hoàng Thị Lam 86 tuổi làm giám đốc (phu nhân của cố Trưởng môn Nguyễn Song Tùng); phối hợp Trung tâm UNESCO Văn hóa Dòng họ gia đình Việt Nam, do họa Trịnh Yên (Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) làm giám đốc; Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Ứng dụng Phật học Việt Nam, do ông Ngô Văn Quán (Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) làm giám đốc, đều trực thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chuyến đi từ Nội "hướng cội tìm nguồn" về tỉnh Nghệ An với nhân sự 42 thành viên.

Mục đích của chuyến đi đặc biệt này khác các lần trước, khi còn cố Trưởng môn TCTSĐ Nguyễn Song Tùng, tức Nguyễn Cảnh Tùng (1922 - 2002) đã cả đời theo cách mạng, từng phục vụ Bác Hồ, nhưng cụ Tùng vẫn dày công duy trì học tập, rèn luyện môn học Nguyễn Cảnh không ít lần cụ cùng các nhà nghiên cứu đa thành phần tìm về nguồn cội Nghệ An, tổ chức các nguồn tài liệu chuyên sâu, tìm tòi trong sách, văn bia, gia phả các di tích hiện còn sử dụng, hiện sắp thành phế tích của dòng họ Nguyễn Cảnh với cách của một , tìm về ông tổ của môn học thể thao TCTSĐ (do cụ Tùng đặt tên), xuất xứ từ dòng họ Nguyễn Cảnh, Hoan Châu của cụ để làm hơn, vận dụng được nhiều hơn các phương pháp truyền , ứng dụng TCTSĐ phổ cập cho cộng đồng, nhưng…tất cả câu chuyện của cố Trưởng môn Song Tùng những người đồng chí cộng sự của cụ hướng về nguồn cội để chuẩn bị "một bàn đạp tạo lực lớn" cho phong trào rèn luyện TCTSĐ tương lai. Cái tương lai ấy đã trải dài 20 năm gian khó, thiếu thốn, nghi ngờ …chép miệng…Nhưng cụ Song Tùng vẫn nói mình còn tại thế ngày nào thì càng phải làm môn học truyền thống dân tộc để ứng dụng cho bài TCTSĐ phục hồi sức khỏe cho cộng đồng cụ cứ làm, vẫn làm, đã 10 năm đi xa vào cõi vĩnh hằng cái nguyện ước ấy vẫn không hề nguội, sự ghi công về cụ công phu khởi dựng TCTSĐ Nguyễn Cảnh chính cụ tác giả đưa ra phương pháp ứng dụng toàn phần, trọn vẹn. Kết quả của cụ TCTSĐ đã thực sự trở thành hấp dẫn cho những người tham gia bởi tác dụng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe cho mọi lứa tuổi, thế đã tập hợp được nhiều người tham gia cùng cụ đều mang chữ Tâm đầy ắp lòng nhiệt huyết tự nguyện phục vụ không vụ lợi, tự nguyện đến mức nhiều năm "cơm nhà, hàng tổng" truyền TCTSĐ, cho đến khi tuổi tác cao lão không thể chờ hơn, họ cũng lần lượt đi xa về phía tổ tiên của họ cũng như Trưởng môn Song Tùng đã về với dòng họ Nguyễn Cảnh thành "người xưa", nhưng những người xưa ấy vẫn gửi gắm niềm tin ở TCTSĐ ngày mai huy hoàng hơn, chính đạo hơn của một phái truyền thống dân tộc Nguyễn Cảnh sẽ được công nhận càng ngày càng nhiều người tìm hiểu, tham gia tập luyện để hồi phục sức khỏe, không cần dùng thuốc môn học TCTSĐ đã đem lại.

Bây giờ thì đến lượt chúng tôi tìm về nguồn cội với kỳ vọng đã thể báo công thành quả 20 năm xây dựng, phát triển TCTSĐ với các bậc tiền liệt tổ họ Nguyễn Cảnh, bởi TCTSĐ VN đã được Tổng cục Thể dục Thể thao (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du Lịch) theo dõi nhiều năm để công nhận đánh giá tác dụng củaxuất sắc nhất trong các môn học thể thao phổ cập; được Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam khuyến khích truyền toàn năng cho người cao tuổi khắp cả nước học tập coi như hoạt động chính thống của Hội; được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ lâu dài bằng pháp nhân đã từ 16 năm nay; được Hội Nông dân Tập thể "mở rộng cửa" khuyến khích phát huy phục hồi sức khỏe trong công đồng nông thôn Việt Nam…Và đặc biệt từ thời Trưởng môn Song Tùng còn sống, cụ đã cất công huấn luyện trực tiếp TCTSĐ cho các cụ Võ Nguyên Giáp, cụ Đỗ Mười, cụ Vũ Oanh, cụ Lê Quang Đạo, cụ Nguyễn Đức Tâm, cụ Nguyễn Thị Bình và nhiều cụ Lão thành cách mạng...đều các bậc lãnh đạo cao cấp của Đảng nhà nước Việt Nam, tác dụng trông thấy các cụ đều sống vui, sống thọ hơn ý muốn.

Trong hồi ký của cụ Song Tùng có đoạn tâm sự khi cụ còn phục vụ Bác Hồ, đã có lần Bác đề nghị "Chú Tùng hãy biểu diễn bài Thái cực quyền của dòng họ Nguyễn Cảnh nhà chú cho Bác xem". Diễn xong Bác nhận xét bài quyền có công phu, nhưng tâm trí của chú chưa "nhập hết" vào nó, cần phát huy hơn nữa để truyền bá môn võ học dân tộc này cho mọi người, mọi nhà duy trì sức khỏe thì tốt lắm…". Cụ Song Tùng coi lời đánh giá của Bác làm phương trâm sống, rèn luyện và nâng cao môn võ học của dòng họ mình và cụ đã phát huy hơn nữa sự ứng dụng truyền bá như ta đã thấy…ngày nay.

Cuộc hành hương hướng cội Xứ Nghệ của chúng tôi, ngoài những tâm tư kể trên, riêng tôi còn chuẩn bị trước đó hàng nhiều năm nghiên cứu về cụ Tùng, về dòng họ Nguyễn Cảnh để…vẽ và để viết về tài ứng dụng Kinh Dịch cho bài quyền này vốn được duy trì, luân chuyển trong dòng họ Nguyễn Cảnh ít nhất từ 500 năm trước, kể từ khi xuất hiện triều đại Lê Trung hưng, đấy là chưa kể trước đó, thời tướng quốc Nguyễn Cảnh Chân (1355 - 1409), một vị tướng văn võ song toàn, sống cách nay hơn 600 năm cũng đã phát tích võ học, làm thuốc và chiêm tinh, chỉ tiếc đoạn phả Cảnh Chân chưa ghép được vào dòng tiền tổ Cảnh Lữ về ngôi bậc, nhưng chắc chắn là huyết thống của nhau trong một hệ họ Thiên Lý (tên làng) di cư từ Đông Triều (Quảng Ninh) vào Hoan Châu (Nghệ An).

Chuyến đi này tôi xin dâng lên 2 tác phẩm tại đền thờ chính Tấn Quốc Công ở Tràng Sơn; một bức vinh danh họ Nguyễn Cảnh với chữ Hán đề Nguyễn (to), Cảnh (nhỏ) nằm giữa đường tròn chồng mờ là "Thế giới Cực Lạc Trang nghiêm đồ của Đức Phật A Di Đà", lại bao gồm các dòng chữ Hán ghi chép như câu chúc, câu nguyện làm bức tranh thêm linh thiêng, vì không phải bỗng nhiên dòng họ Nguyễn Cảnh lại có được quốc sư Hòa Chính do vua cử về trông coi trùng tu di tích vào những năm 1662 - 1667 (sau khi Phó Tướng Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế mất 1658). Có thể chính Sư đặt lệ 10 năm kỷ niệm đại tiệc chay một lần quốc lễ thường niên như đã nói ở trên, có nghĩa tiệc chay ấy nói về dòng họ Nguyễn Cảnh có hướng theo Phật từ lâu. Phía bên phải bức thư họa có câu : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để nhắc, để ca ngợi bất cứ ai xưa và nay đi trên con đường LÀM NGƯỜI VĨ ĐẠI đều phải hội đủ cả năm đức tính kia mới thành danh  công cho đời hàm ơn. Còn phía trên bên trái có bộ chữ: "Thủy tổ phù Linh, hậu duệ trường tồn", giống như câu chúc cho họ Nguyễn Cảnh là trên đầu đã có Thủy tổ phù cho, vì thế mà con cháu được trường tồn trong vinh hoa, phú quý…Phía dưới là đoàn quân kỵ mã do Thái Phó Tấn Quốc Công chỉ huy tiến đánh ra Thăng Long…Đây là bức tranh để thờ anh Hùng Tấn Quốc Công cũng đồng thời thờ vinh hoa hướng Phật của dòng họ Nguyễn Cảnh.

Bức thứ hai là đặc thù chân dung anh hùng tướng quốc Nguyễn Cảnh Hoan (sau đây xin gọi tắt là Tấn Quốc Công) trong tư thế hiên ngang phất cờ hiệu Nguyễn Cảnh, vung gươm Trung hưng, hô quân ra trận. Hình ảnh này tựu trung qua các ngôn ngữ, khí phách của bài thơ CHÍNH KHÍ CA mà Ngài gửi gắm hậu thế về Tâm, Khí, Thần của môn võ học truyền thống trước khi Ngài mất…vì Ngài là hàm chức "Bộ trưởng bộ quốc phòng thời Lê Trung hưng", kiêm văn, võ song toàn và là người có công đầu (cách nay 450 năm) đã kế thừa và đưa môn võ học bí truyền của dòng họ Nguyễn Cảnh dạy cho ba quân nâng cao thể lực, nhanh nhạy tinh thần chiến đấu. Người xưa còn nói về Ngài đã "biến" đội quân của mình trở thành đội quân tinh nhuệ nhất của triều đại Lê Trung hưng.

 Tất nhiên chuyến đi này của chúng tôi được coi là gặt hái tương đối ký ức văn hóa lịch sử truyền thống của dòng họ Nguyễn Cảnh, gặt hái cả cái NHƯNG của ngày xưa vốn có để lại cho người nay thừa hưởng và chính đoàn chúng tôi đã được hưởng "cái duyên của chữ Tâm" hướng cội đồng lòng, đã được "người xưa" mở mang nhận thức về một dòng họ vẫn giữ được truyền thống ông cha là vẫn đang tỏa sáng một trời hương hỏa thờ tự tại vùng đất Nghệ An - vùng đất địa linh nhân kiệt.

"ÂU VÀNG NƯỚC NGỌC"- KHẤN ANH HÙNG TÂM THẾ CHỢT NAO NAO

Sông Lam cuồn cuộn Càn Khôn nước

Thái Phó hô Thần…binh tướng reo…

Quả nhiên những người đón chúng tôi ngay từ cổng đền đã reo lên, tay bắt mặt mừng như người ở xa về quê, đó là bác Nguyễn Cảnh Khâm (Trưởng ban quản lý di tích, đồng thời cũng là trưởng tộc họ Nguyễn Cảnh tại Nghệ An), nguyên thượng tá quân đội Nguyễn Cảnh Đào, bác Nguyễn Cảnh Châu, Cảnh Năm, Cảnh Hạnh, Cảnh Thơn, Cảnh Lợi, Cảnh Lộc là các thành phần trong Ban quản lý di tích đền thờ Tấn Quốc Công đều hoan hỉ tiếp đón và phục vụ lễ dâng hương báo cáo thành tích của đoàn chúng tôi với Tấn Quốc Công.

Với tâm tư của người hành hương hướng cội, chúng tôi đều chuẩn bị cho những nhận thức về lịch sử văn hóa truyền thống của dòng họ này qua "cái mất, cái còn" để lại ở di tích thì đấy là cảm giác tiếp xúc quang cảnh đầu tiên tại đền thờ Thái Phó Tấn Quốc Công hướng ra dòng sông Lam tiết mùa cuối xuân chỉ sâm sấp nước tràn nhẹ trên con đập Ba Ra ở phía bên phải đền, con đập này là một trong 7 công trình thiết kế tại Việt Nam của kiến trúc sư Xu pha Nu Vông (1909 - 1995 - dòng Hoàng thân Lào) được thiết kế vào năm 1936, khánh thành 1939, ông từng được Bác Hồ giác ngộ tham gia Đảng cộng sản Đông dương sau những năm 1941. Về sau là Chủ tịch  Đảng nhân dân Cách mạng Lào vào những năm 1975 - 1991.

Toàn cảnh ngôi đền ngay từ ngoài sân đã xuất hiện nhiều voi, ngựa đá như vẫn sẵn sàng tung vó, quăng vòi rước những chiến tướng và chiến binh ra trận. Trong đền, có hai cấp tiền tế và hậu cung thờ bốn ngôi "Tứ hệ Trung Cần", tức là bốn đời nối dòng làm quan, đạt được sự trung thành và cần cù, liêm chính, đó là Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576); Thái Bảo Tả Tư Không, Thư Quận công Nguyễn Cảnh Kiên (1553 - 1625); Thiếu Phó Tả Tư Mã, Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà (1583 - 1645); và Phó Tướng Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế (1605 - 1658). Văn bản có ghi trước đó nhà vua xuống chiếu cho xây dựng đền thờ Tấn Quốc Công (1588), đến năm 1658, khi Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế qua đời, nhà vua lại truy phong "Tứ hệ Trung Cần" và cử Quốc sư Hòa Chính về đây trực tiếp trông coi xây dựng trùng tu và yên vị 4 ngôi thờ tự như đã nói ở trên, đặt lệ mở hội quốc lễ vào tiết Thanh Minh, cứ 10 năm lại làm đại lễ chay một lần và cũng là một trong những lễ hội lớn nhất của vùng Nghệ An.

 Ngôi đền tuy đã trải qua nhiều cuộc kiến tạo và trùng tu lớn vào những năm 1602, 1668, 1787, 1895, lại xây thêm trung điện và nhà bia; rồi 1991 được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; 2004 được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ lâu dài; 2009 sửa chữa nhà trưng bày truyền thống và bắt đầu từ 2012 đang chuẩn bị cho "thập niên sự lễ" theo lệ vào tiết Thanh Minh năm 2014.

Tại Nghệ An có nhiều đền thờ Thái Phó Tấn Quốc Công, ngoài hai nơi thờ tự chính ở Tràng Sơn, là nơi sinh thành, Đồng Văn (Thanh Chương) là quê bản quán gốc, còn có nhiều đền thờ vọng là đền Phú Thọ ở xã Lưu Sơn huyện Đô Lương, đền Hữu ở xã Thanh Yên (còn gọi là đền thờ Cha, Con), phủ thờ ở xã Thanh Văn huyện Thanh Chương, đền thờ tại Hồ Nón, huyện Nam Đàn… Phần mộ của ông hiện nay thuộc Rú Cấm xã Tràng Sơn. Theo con số chưa đầy đủ của chuyến đi này thì tại Nghệ An có đến 38 đền, phủ, nhà thờ của dòng họ Nguyễn Cảnh (đa số đồng thờ Tấn Quốc Công) cát cứ tại 3 vùng đất Thanh Chương, Đô Lương và Nam Đàn thờ chung các anh hùng qua các thế hệ dòng họ Nguyễn Cảnh có công với nước từ đời viễn tổ Nguyễn Cảnh Chân, Cảnh Lữ…đến Cảnh Huy, Cảnh Hoan, Cảnh Kiên, Cảnh Hà, Cảnh Quế…cả thảy có 18 tước Công và 76 tước Hầu…riêng Tấn Quốc Công (là hàng quan cao nhất) có đến hơn 40 đạo sắc phong Đại Vương Thượng Đẳng Linh Thần tại đền thờ này qua các vương triều tôn vinh và hiện tại đang tiếp tục xếp hạng di tích cấp tỉnh ở các đền thờ khác như đền thờ Nguyễn Cảnh ở xã Nam Lĩnh, Nam Đàn vừa được xếp hạng là di tích cấp tỉnh năm 2011.

Ngày kị Tấn Quốc Công là 15/9/1576, tướng đối phương là Nguyễn Quyện đã mua chuộc ông không được, trước khi giết ông đã nói thẳng với ông lời lẽ thiên định: "Ông là người trung nghĩa cương liệt, đời hiếm hoi. Sau đây ắt thành thần lớn". Chính Nguyễn Quyện đã tâu với chúa Mạc cho đưa xác ông về Nghệ An mai táng. Chúa Trịnh Tùng là người chỉ huy của ông (trước đó đã cho người mang vàng bạc về Thăng Long đút lót các quan nhà Mạc để cứu ông nhưng không thành), vô cùng thương tiếc ông và cho tổ chức lễ tang lớn theo hình thức quốc lễ và cho an mộ tại Rú Cấm, Tràng Sơn.

Sau khi mất, Tấn Quốc Công được vua ban bốn chữ "Bảo quốc hộ dân", sắc phong "Hùng nghị khuông tế trạch dân Đại vương". Trước phút lâm chung, Tấn Quốc Công như dồn nén tâm linh, khí phách để làm bài thơ tuyệt mệnh, bài thơ ấy bây giờ đã được cố Trưởng môn Nguyễn Song Tùng cải hóa thành bài quyền CHÍNH KHÍ CA đang được các môn sinh TCTSĐ hàng ngày thể hiện ôn quyền trong âm thanh vĩ hịch qua thể thơ ngũ ngôn của Tấn Quốc Công:

"Nhân trung bẩm cương nghị

Tâm thượng đốc trung trinh

Thiên địa quang chính khí

Nhật nguyệt chiếu lâm tình

Lăng lăng thanh bất hủ

Lẫm lẫm tử do sinh

Sát phạt chư ma quỷ

Tróc phược chúng tà tinh

Túng hữu chân tâm đảo

Lai lâm tự luật linh".

 

TẠM DỊCH NGHĨA:

Người trung thần vốn cương nghị từ lúc bẩm sinh

Cái tâm (như thế thượng phong đã đốc thúc mình) đứng (vào sự) trung thành và kiên trinh

Trời, Đất soi (mãi) ánh sáng vào chính khí phách

Như mặt trời, mặt trăng (cùng) chiếu vào rừng tình nghĩa

Oai linh danh tiếng sẽ bất diệt

Lẫm liệt (ấy) chết rồi vẫn sống mãi

Sát phạt (bọn) ma quỷ ở trong nước

Sẽ  bắt trói chúng như đám tà ma, yêu tinh

Và làm chúng phải điên đảo cái tâm thật

(Nếu chúng) đến gần sẽ (chuốc) luật của thần linh.

 

TẠM DỊCH THƠ: (tg)

Trung thần vốn dĩ bẩm sinh

Bởi tâm thế thượng kiên trinh, trung thành

Đất, Trời chính khi sáng linh

Nhật, nguyệt càng chiếu nghĩa tình càng lâu

Oai linh để tiếng về sau

Anh hùng chết vẫn hóa câu sống còn

Sát ma, phạt quỷ nước non

Lũ tà tinh ấy có còn chân tâm?

Nếu gần Thần luật cũng căm.

 

Đoàn chúng tôi đến Nghệ An lúc 14 giờ chiều cùng ngày, với lộ trình ngay từ đầu luôn được Phó giám đốc TT TCTSD Vũ Tiến Đức điều hành, thông báo kế hoạch, thời gian di chuyển đến các địa điểm dâng hương và giao lưu tại Nghệ An, người dẫn đường là bác Nguyễn Cảnh Hùng, hậu cần của đoàn là "các cô gái, chàng trai" hướng dẫn viên TCTSĐ đã lên ngôi ông bà nội, ông bà ngoại là chị Yến, cô Minh, cô Hoa, cô Phương, cô Ngọt, cô Hằng, anh Toan, anh Xuân Hoan, anh Cảnh Bình, anh Tuyến, anh Tiến…vừa kiêm "bốc vác" đồ lễ, lo toan đồ ăn dọc đường, vừa chỉ huy đội ngũ biểu diễn, vừa quay phim, chụp ảnh ghi chép tư liệu chuyến đi…

Chúng tôi tập kết ở thị trấn Đô Lương, nghỉ ngơi tại nhà thờ chi thứ họ Nguyễn Cảnh của bác Nguyễn Cảnh Hùng ở ngay trong lòng thị trấn (cùng thôn Yên Thắng). Bác Hùng cho biết ngôi thờ tự này cũng thờ chính ngôi kế tự đời thứ 12 là Yển Đức Hầu Nguyễn Cảnh Quy, và các ngôi hậu tự kế tiếp, được con cháu cung kính lễ bái và sửa chữa từng phần, nay đã khang trang trên khoảnh đất rộng khoảng gần 3 sào, có nhà nghỉ, có bếp làm cỗ, có sân chứa khoảng 6 chiếc xe con và đủ chỗ cho 30 mâm đóng cỗ đại giỗ khi các thành viên trong họ tập trung.

Nghỉ ngơi một tiếng để chuẩn bị đồ lễ và thay y phục. Lúc 15 giờ đoàn chúng tôi có mặt tại đền thờ Tấn Quốc Công, báo cáo Ban quản lý di tích xong, chúng tôi tiến hành lễ dâng hương, tất cả đã tề tựu nghiêm túc, chắp tay thành kính trước ban tiền tế, ông Ngô Văn Quán dõng dạc đọc văn khấn: Nhớ Linh Xưa / Đã qua bốn trăm ba sáu năm / Ngày kị Quốc Công / Võ thiêng truyền hệ / Oanh liệt vạn thế / Gió chiến bào vẫn tỏa khí Trung Hưng / Gương ba cõi còn sáng dòng Nguyễn Cảnh… Thế mới biết! / Oai linh còn đấy / Trung thần còn đây / Vạn phúc Sông Lam, tưới cây Chiêu Quả / Nguyên khí Thanh Chương rộng đường nhân kiệt / Anh Hùng quần tụ, vững thế Hoan Châu…

Ông Quán đọc xong bài văn khấn là sự tĩnh lặng của mọi người như chìm vào cõi sử thi của đất nước, của dòng họ Nguyễn Cảnh mà người anh hùng bây giờ là Đức Thánh Nguyễn Cảnh Hoan cứ như ứng hiện vào hai bức tranh chúng tôi vừa dâng kia một cảm nhận về khí phách đã tạo thành âm vang giống tiếng quân reo ào ào tiến về Thăng Long như vũ bão…

Sau hồi cảm nhận ấy là giọng văn khấn của TS Tạ Vinh, phó giám đốc TT UNESCO TCTSĐ VN lại cất lên với tinh thần cảm kích, hàm ơn các bậc danh thần xưa không chỉ có công với nước, với dòng họ Nguyễn Cảnh mà còn có công cả đến bây giờ với nhân dân, cụ thể là với những người tham gia tập luyện TCTSĐ Việt Nam đã khỏi bệnh, đã hồi phục sức khỏe không cần dùng thuốc, điều này còn đem lại hạnh phúc lớn lao cho người tập TCTSĐ là sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội. Báo cáo chỉ đơn giản qua từ ngữ, nhưng lớn lao về ý nghĩa của TCTSĐ VN là đã có con số triệu người trên khắp cả nước tham gia tập luyện, đặc biệt TCTSĐ đối với người cao tuổi lại là món ăn tinh thần không thể thiếu và không chỉ là "vận công, tập quyền" hàng ngày, mà nó còn bao gồm cả các hoạt động giao lưu nghĩa tình, sinh hoạt bạn bè cùng phối hưởng ca múa, xướng thơ, nghiên cứu các loại hình võ công truyền thống và từ các cuộc giao lưu của người cao tuổi đã làm sống lại các làn điệu dân ca, múa hát cổ xưa. Vui hơn nữa là TT UNESCO TCTSĐ VN đã chiểu theo yêu cầu của đông đảo người tập luyện TCTSĐ mong muốn định lệ tổ chức 3 năm một lần mở hội, hội ấy tên là giao lưu, tên là hạnh phúc của người cao tuổi ở khắp mọi miền đất nước được về với Thủ đô Hà Nội có ngàn năm tuổi, về với Bác Hồ tại Quảng trường Ba Đình lịch sử để báo cáo Bác về môn tập TCTSĐ đã cho sức khỏe, cho tinh thần hào sảng được giao lưu ca múa, được sống vui, sống khỏe…Đây là điều kỳ lạ, chưa có quốc gia nào trên thế giới có thể có chương trình tập trung đông đảo người cao tuổi tự nguyện đến như thế và được con cháu ủng hộ nhiều như thế để có hội lệ ngày nay, chúng tôi tạm gọi: HỘI LỆ HẠNH PHÚC NGƯỜI CAO TUỔI TẬP TCTSĐ VIỆT NAM VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA, VĂN NGHỆ TOÀN QUỐC và tất nhiên cái hạnh phúc ấy cần phải truy tìm căn nguyên, cần phải cám ơn nguồn cội ông cha đã sáng chế ra nó, đã bày ra "phương pháp cứu sinh" của võ học dân tộc đỡ cho nước nhà bao điều phiền toái về ốm đau, bệnh tật khi chưa cần thiết phải "trình người nhập viện"…

Sau đàn lễ báo cáo và dâng tranh tại đền Tấn Quốc Công, đoàn chúng tôi trở lại dâng hương nhà thờ chi tổ của dòng Trưởng tộc họ Nguyễn Cảnh ở làng Yên Thắng (thị trấn Đô Lương) của bác Nguyễn Cảnh Khâm và dự cơm tối do gia đình bác Khâm mời tại đây. Thật ngạc nhiên khu nhà thờ khá khang trang, hướng nhìn ra sông Lam và phân thành 2 tòa: ngôi chính thờ vọng đời thứ 8 là Trí Nghĩa Hầu Nguyễn Cảnh Cái, thờ chính ngôi kế tự đời thứ 12 là Yển Đức Hầu Nguyễn Cảnh Quy, và các ngôi hậu tự kế tiếp, quả là ngôi thờ Trưởng có hưng phát hậu duệ đương đại có 4 anh em ruột nhà Nguyễn Cảnh là các GS Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn (được đặt tên phố ở Hà Nội, ở Nghệ An); GSTS Nguyễn Cảnh Cầu, Cảnh Hồ và Cảnh Cầm đều nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học thời nay. Đặc biệt tòa kế bên lại thờ bậc liệt nữ là dâu họ Nguyễn Cảnh là bà Phạm Thị Tảo (1860 - 1932), phu nhân của tú tài Nguyễn Cảnh Đỉnh, bà là con quan Án sát tỉnh Ninh Bình Phạm Đăng Khoa, chuyện kể khi thực dân Pháp đánh chiếm từ miền Trung ra Thăng Long, Ninh Bình thất thủ, triều đình nhà Nguyễn quy tội chết cho quan Án sát, lúc ấy bà mới 12 tuổi đã đích thân vào Huế kêu oan cho cha, được triều đình cho nghị sự. Bà nói tương quan giữa hai lực lượng chênh lệch về quân đội và vũ khí: Pháp mạnh, ta yếu nên Ninh Bình phải thất thủ. Vua Tự Đức nghe ra bèn xử thôi chết cho cha bà, chỉ định án cách chức, phạt đi đày vùng xa. Bà còn có công vận động nhân dân lập đất khai hoang ủng hộ lương thực cho phong trào Cần vương, lại bỏ tiền của tôn tạo lại 3 ngôi đình làng Yên Thắng. Thực dân Pháp đốt phá và di dân làng Chua Me đi nơi khác, bà lại vận động dân trở về cát cứ làm ăn, mang ơn ấy dân làng tôn bà là Thành Hoàng làng, thờ tự quanh năm, nay đổi tên là làng Đạo Lý, Lý Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Một điều thu hoạch nữa là đi qua các di tích thờ tự của dòng họ Nguyễn Cảnh, chúng tôi được "bắt gặp" 3 khả năng lưu truyền trong dòng họ này đã hòa vào nhau để truyền thừa cho hậu duệ như một nguyên tắc bất di bất dịch, đó là khả năng võ học, y học cổ truyền và dịch học thâm sâu. Xin trích một đoạn "Hoan Châu Ký" nói về Tấn Quốc Công : "Riêng người con trai thứ hai là Nguyễn Cảnh Hoan lúc mới sinh có dáng mạo khôi ngô, lớn lên cương minh trí dũng, chuyên tâm thao lược, xem rộng binh thư, tinh thông thiên văn địa lý, sùng chuộng bùa phép, kỳ tài bí thuật vốn sẵn thiên bẩm, mong gặp thánh chúa để thỏa chí giúp đời. Hồi còn nhỏ theo cha là Huy khởi binh ở thôn Chiêu Quả, tiêu diệt được bọn gian ác. Lớn lên theo phò vua Trang Tông tại Sầm Châu, được phong Dương Đường hầu, dưới quyền điều khiển của Hưng Quốc Công Nguyễn Kim. Sau Nguyễn Kim chết vì kẻ đầu độc là hàng tướng họ Mạc tên Dương Chấp Nhất ra tay, Trịnh Kiểm là con rể lên thay, từ đây cha con Cảnh Huy và Cảnh Hoan là tướng phù tá trung thành của chúa Trịnh, Cảnh Hoan được ban quốc tính là Trịnh Mô"...

Như vậy chỉ nói riêng ở phần non nước này đã cho ta thấy sự hào hùng của nhân vật đã sống cống hiến cho dân tộc, đất nước và đã lấy được chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để tôn vinh cho đạo lý làm người. Thế mới biết các anh hùng dân tộc Việt Nam đã hy sinh để gìn giữ "Âu vàng nước ngọc" qua nhiều đời, nhiều thế hệ có công dựng nước và giữ nước quả là đáng hàm ơn, tôn vinh và kính trọng, tâm lý này chắc còn lưu đọng trong những người tham gia hướng cội của đoàn TCTSĐ VN chúng tôi không khỏi nao nao về ký ức lịch sử ông cha đã làm nên vinh quang và vẫn để lại những phương pháp truyền thừa môn võ học quý báu là TCTSĐ VN.

ĐỀN CHA VÀ CON

Đền Cha và Con (chúng tôi muốn gọi như thế để dễ nhớ, dễ phân biệt với các nơi thờ khác), thuộc xã Thanh Yên, Thanh Chương, còn gọi là đền Hữu. Năm 1549, nhân khi lên ngôi, Trung Tông Vũ Hoàng đế truy phong các vị cựu công thần, có gia phong cho Nguyễn Cảnh Huy (cha của Cảnh Hoan) là hàm Dương Vũ dực vận tán trị công thần, Tổng binh sứ thiêm sự, Bình Dương hầu, tặng Phúc Khánh quận công. Ông sinh hạ được năm người con trai, một người con gái: Con trai lớn tên là Noãn, được phong Phấn Võ Hầu (do bà vợ người ở Hiến Lãng sinh - Tại đây con cháu còn cho biết ông có tên là Nguyễn Cảnh Hải). Con thứ hai tên là Hoan, được phong Tấn quận công (do bà họ Thái ở Đô Lương sinh). Con trai thứ ba tên Hân, được phong Trung quận công (do bà ở thôn Mộ Cơ, huyện Thanh Chương sinh). Con trai thứ tư tên là Vãn, được phong Cường quận công (do bà ở giáp Tùy Cứ, xã Đại Đồng sinh). Con trai thứ năm tên là Chiêu, được phong Lập quận công (do bà ở xã Cao Điền, huyện Thanh Chương sinh). Còn người con gái tên là Ngọc Hoành (lấy Đường quận công. Bà cùng mẹ với Lập quận công).

Tại đền Hữu, quang cảnh hiện tại đang trùng tu toàn bộ, đền đã được hạ xuống, đoàn chúng tôi chỉ dâng hương và dâng tranh "Anh hùng Tấn Quốc Công ra trận" đặt vào hậu cung còn lại, TS Tạ Vinh thay mặt đoàn có lời khấn rằng: "Chúng con là các môn sinh TCTSĐ VN tìm về nguồn cội để báo cáo các thần linh, tiên tổ dòng họ Nguyễn Cảnh về thành tích 20 năm xây dựng, phát triển TCTSĐ VN đã lan tỏa cả nước…Kính xin ân hưởng phù hộ của các Thánh dòng họ Nguyễn Cảnh minh chứng và gia ân, gia lộc cho Trung tâm TCTSĐ VN phát triển không ngừng và cho những người trong đoàn ngày càng nâng cao sức khỏe, sống vui, sống hạnh phúc để cống hiến cho đất nước quang vinh, cho muôn đời thái bình thịnh vượng…

PHỦ TẤN QUỐC CÔNG VÀ TRIỀU PHỤC VUA BAN

Chỉ cách nhau khoảng 3 cây số giữa Đền Hữu và Phủ thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan, truyền khẩu nơi đây cũng là một trọng điểm "hạ trại chiêu quân" của Tấn Quốc Công được nhà nước xưa ghi nhận dấu ấn lịch sử địa bàn tụ nghĩa và cho xây dựng phủ thờ, danh từ phủ thờ là chỉ nơi ở (ngự) của hàng quan cao cấp như lúc còn sống được ban bố định lệ hương hỏa thường niên, thậm chí được nhà vua sau tiếp tục "chu cấp" không chỉ sắc phong duy thần, tồn danh mà còn có hiện vật kèm theo thì tại đây ta thấy vật phẩm vua ban ấy là chiếc mũ hàng Công, y phục hàng nhất phẩm đứng đầu nhà nước xưa, tương đương các vị ủy viên Bộ chính trị ngày nay.

Chiếc mũ thời Lê Trung hưng được quy định kiểu mũ tứ phương, nhưng đẳng cấp có khác nhau bởi phù hiệu cài trên mũ như mặt hổ phù lọng mây là đẳng hàm tước Công, tai mũ hướng thiên, hơi chếch 45 độ cũng là tước Công (hướng thiên thẳng là đẳng cấp hoàng đế, tai mũ rất ngắn để chồng đế bình thiên lên trên mũ, có 12 sợi gù bằng hổ phách hoặc ngọc trai xâu chuỗi rủ xuống ngang trán và nhà vua chỉ đội mũ ấy trong những ngày đại lễ đất nước). Còn đẳng cấp thấp hơn là nhị, tam, tứ…cho đến cửu phẩm thì phù hiệu mũ càng nhỏ hơn, hoặc có mặt hổ phù nhỏ, không mây, hoặc chỉ có ngọc bội tròn màu xanh dương hay vàng thư và tai mũ (cánh chuồn) choãi ngang…Về y phục ta thấy vương triều Lê Trung hưng có quy định áo vua màu đỏ, thêu rồng vàng cuốn thủy, áo Chúa màu tía, thêu đôi rồng vàng chầu mặt nhật, nguyệt. Còn áo hàng Công (nhất phẩm dành cho người đã khuất) có màu đỏ, thêu đôi rồng trắng ngà, viền tía và xanh chầu mặt trời đỏ. Trên tâm bối lá tọa (đường tròn) ôm cổ và vai áo có thêu đôi phượng chầu, áo này chỉ khác áo nhà vua là không có thủy ba màu vàng (sóng nước) chắn kín tà gấu dưới, không có các đường kỷ hà phủ gấu tay áo mà thôi, có dịp chúng tôi sẽ nói sâu hơn về y phục vua và quan chế các triều đại ngày xưa (xem ảnh chụp mũ và áo vua ban cho Tấn Quốc Công với hàng Công đã chứng minh về y phục và chế định của vương triều Lê Trung hưng cách nay hơn 400 năm).

Như vậy chúng ta đã thấy sự trọng dụng người của nhà vua luôn có chính sách đãi ngộ quan lại kể cả khi đã khuất. Có hai điều đáng tiếc ở đây là hiện tại chỉ còn áo, mũ, nhưng thiếu đôi hia (giày) của hàng Công cũng được trang trí rất đẹp. Hai là chúng tôi nghe con cháu họ Nguyễn Cảnh truyền khẩu ngày xưa vua có ban đủ 18 bộ mũ, áo, hia cho 18 hàng Công thần các thế hệ họ Nguyễn Cảnh, con cháu thay nhau giữ như của quý và coi rất linh thiêng, sự mất mát chỉ mới xảy ra sau kháng chiến chống Pháp, người ta lơ là thờ tự nên mất dần, đến nay chỉ còn duy nhất bộ của Tấn Quốc Công còn lưu tại phủ thờ Ngài ở xã Thanh Văn, Thanh Chương mà thôi. Chúng tôi đã đưa ra ý kiến bảo lưu áo mũ ấy trong hộp kính rút chân không, trước khi làm việc đó thì cho phục chế phiên bản (3 bộ), một để trưng bày tại Phủ thờ Thanh Văn, một bảo lưu trong trong đền thờ Tấn Quốc Công ở Tràng Sơn và một tặng lại Bảo tàng lịch sử tỉnh Nghệ An (trong trường hợp này trưng bày phiên bản để làm rõ tiếng nói lịch sử cũng quý lắm rồi).

NHÀ THỜ ĐẠI TÔN VÀ TIỂU CHI NGUYỄN CẢNH Ở LÀNG SÀO NAM

Đoàn chúng tôi đến được xóm 2, xã Nam Hòa, Nam Đàn vào ngày 17/3 âm đã hơn 10 giờ sáng. Dẫn đường và đón tiếp chúng tôi là anh Nguyễn Cảnh Dương và anh Nguyễn Cảnh Hảo, là đích tôn thừa tự hương hỏa của dòng Nguyễn Cảnh ở Nam Đàn. Anh Hảo là đích tôn của dòng đại tôn Nam Đàn, anh Dương là đại diện, phụ trách toàn bộ dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nam Đàn. Các anh cho biết thế hệ hậu Nam Đàn từ Thanh Chương di cư về đây là Nguyễn Cảnh Ất thuộc đời thứ 7, có lăng mộ ở xã Nam Thượng, cách Nam Hòa 7 ki lô mét, rất gần mộ vua Mai Hắc Đế, cụ Ất sinh cụ con là Nguyễn Cảnh Hiến cũng nối đời làm quan và làm thuốc cứu người. Con cháu dòng Nguyễn Cảnh ở Nam Đàn tôn hai cụ nói trên là thủy tổ.

Anh Hảo còn cho biết chính địa danh nơi đây có tên gốc là làng Sào Nam, hay làng Đan Nhiệm, người ta đã đổi tên làng là Xóm 2 (?), thay cho cái tên nổi tiếng truyền thống của nó, làng Sào Nam chính là nơi sinh lãnh tụ phong trào Đông kinh Nghĩa thục Phan Bội Châu, khi còn tại thế, đi đâu, ở đâu ông cũng lấy tên hiệu Sào Nam của mình để làm rõ hành vi và hoạt động, ví dụ người xưa có nhiều tên bao gồm các tên chính, tự, hiệu, thụy (lúc chết) thì Phan Bội Châu có chuỗi tên như : Phan Bội Châu; (sinh 26/12/1867, mất 29/10/1940), tên thật là Phan Văn San, tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南), Thị Hán (是漢), Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v…Chúng ta chú ý Sào Nam còn là bút hiệu dịch thuật cuốn sách Kinh Dịch của Phan Bội Châu đã dành cho hậu thế sau này có cơ sở nghiên cứu về các khoa học chiêm tinh, suy luận về các ông đồ và kẻ sĩ Xứ Nghệ đã sớm tiếp xúc với nền văn hóa Kinh Dịch, nên mọi thứ học vấn đã "bao phủ" vùng đất này không kém gì các nền tảng văn hóa Thăng Long.

Trong nhà thờ đại tôn Nam Đàn, cụ Hoàng Thị Lam và TS Tạ Vinh chắp tay thầm khấn…ngoài trời mưa nặng hạt, lời khấn hòa âm vào tiếng sấm đầu mùa, rộn rã từng tâm riêng…

Với nhà thờ đại tôn Nguyễn Cảnh ở Nam Đàn hiện có, anh Hảo cho biết chính anh là người đứng ra bỏ tiền và vận động bà con trong họ đóng góp trùng tu lại nhà thờ này từ năm 2009, hiện tại khánh thành bước một là 3 gian hậu cung, chất lượng gỗ đinh hương, chạm khắc công phu, từ kèo, bẩy cho đến cửa võng, ban thờ và ngai, ỷ đều là thứ gỗ quý, không sơn phủ, để mộc đánh vecni. Cả đoàn chúng tôi đều ca ngợi thành quả của việc trùng tu này về lịch sử và văn hóa đều đúng nguyên bản trang trí theo mô típ thời Lê Trung hưng và đặc biệt là chất lượng cũng cao cấp hơn cái tiền nhân đã có.

Buổi trưa chúng tôi lại được thăm nhà thờ tiểu chi Nguyễn Cảnh ở cùng làng, nhà thờ này do anh Nguyễn Cảnh Dương thay cha nắm giữ hương hỏa, ngôi thờ tự là đời thứ 15, có viễn tổ là Nguyễn Cảnh Chương (1771 - 1797), kế 3 đời sau có cụ đỗ Hoàng giáp là Nguyễn Cảnh Thái (1819 - 1863). Cụ Thái là người có "duyên" thừa hưởng tam nghiệp truyền thừa võ, thuốc và tiên tri. Chính cụ đã vận động con cháu nâng cao võ học Nguyễn Cảnh, truyền bá các bí mật về thuốc trong dòng họ và có "sấm" nói về hậu sự của con cháu là 4 đời sau sẽ có hậu duệ nối danh công thần đất nước - đã ứng vào Nguyễn Cảnh Toàn, là một trong những nhà trí thức hàng đầu của Việt Nam đương đại, Nguyễn Cảnh Dinh, Bộ Trưởng Bộ Thủy lợi, Nguyễn Song Tùng, Phó Trưởng ban tổ chức Trung ương, sau chuyển sang Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), rồi sang Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cụ Cảnh Thái là người "biết trước trông sau", được điều động làm quan Án sát Hưng Yên và Quảng Bình, ở đâu cụ cũng mở lớp dạy học. Học trò của cụ có đến hơn chục người đỗ đạt, làm quan trung ương và làm quan hàng tỉnh thời nhà Nguyễn. Khi cụ mất có học trò Đặng Huấn là người Quảng Bình ra làm quan giữ chức "Chủ tịch tỉnh Nghệ An" có dâng bia đá ca ngợi công đức của thày - nay tấm bia vẫn còn lưu tại đây.

Có lẽ công hạnh của cụ Thái đã ảnh hướng rất lớn các đức hành nghiệp, cái đạo truyền bá TCTSĐ cho cụ Song Tùng tiếp nối "câu sấm" để hình thành "một Song Tùng" có nhân, có trí tiếp nối ông cha cái bản lĩnh "vì dân, vì nước" mà cống hiến, cho nên ở Trưởng môn Nguyễn Song Tùng, khi còn sống thường về thăm và luôn đưa người về sưu tầm, nghiên cứu võ học, y dược và Dịch học ứng dụng của họ Nguyễn Cảnh tại quê hương nhằm hoàn thiện tiếp các bài "TCTSĐ", "Chính khí ca" và "Ngọc trản ngân đài" như chúng ta thấy nó được công diễn rất hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật công phu, khí phách truyền thống qua động tác và tiếng hô phụ trợ trên nền nhạc "Thiên thai" hướng tâm hướng trí vào nội tại để vận quyền, vận công, hoặc âm thanh cồng chiêng, trống trận dành cho "Chính Khí ca", cho "Ngọc Trản Ngân Đài" càng toát ra vẻ hào hùng, linh thiêng minh họa cho các chiến binh ngày xưa ào ào ra trận.

Buổi trưa hôm đó, đoàn được gia đinh anh Dương chiêu đãi tiệc đặc sản Nam Đàn là bánh đa hến sông Lam cùng vài món ăn lạ.

THĂM QUÊ BÁC Ở HOÀNG TRÙ VÀ KIM LIÊN

Làng Sen vẫn nhất hoa Sen

Nước Nam vẫn đẹp nhất tên…Bác Hồ

Nói thế và hát thế để cho người đã từng thăm quê Bác đến cả trăm lần hay người chỉ đến một lần thôi đều thấy cái vĩ đại thường nằm trong cái bình dị của đời sống dân sinh mà thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài cái sự bình dị đến vô thường để có cơ sở nói đến chữ khiêm nào đó của một vị Thánh chúng nào đó khi được nhân dân ca tụng, tôn vinh ngoài công danh, ngoài đức hạnh thì Cụ Hồ không những là bậc lãnh tụ vĩ đại mà còn là Thánh nhân của người Việt Nam đang sống ở "Thời đại Hồ Chí Minh".

Cho nên hiện cảnh của vị Thánh ấy (Chủ tịch Hồ Chí Minh) cũng có ấu thơ ở quê ngoại Hoàng Trù, chỉ cách cánh đồng để về bên quê nội mà được nghe ông nội dạy bảo, được đi chơi, xem bác thợ rèn làm ra cày cuốc, được hái những cuộng rau tươi giúp mẹ làm cơm và đến bữa "cả làng ăn gì thì nhà mình ăn thế", tương, ốc, tôm, cua, nhà thấp, mái tranh, vách đất…tình yêu thương gia đình, làng xóm chẳng phân biệt cao thấp, nghĩa cử đùm bọc lẫn nhau…Ấy thế mà ngắn ngủi, ấu thơ của Bác đã phải di dời cùng gia đình theo cha vào Huế, học đồng ấu ở Huế, rồi ly biệt mẹ (mất) cũng ở Huế - Tôi có viết một kịch bản phim tài liệu nhan đề "Hồ Chí Minh, nhà văn hóa nhân loại" để nói cuộc đời bôn ba của Bác từ ấu thơ đến khi kết thúc là cả cuộc hành trình nhiều vòng trên trái đất bằng tinh thần học tập và giao tiếp văn hóa để chuẩn bị cho công cuộc hội nhập ngày nay, mà muốn hội nhập thì mỗi con người cần phải nắm bắt vững chắc nền tảng văn hóa của xứ mình, xứ người thì mới đủ sức hội nhập mà không loãng tan…cho nên trong kịch bản có phần tổng kết văn hóa Hồ Chí Minh phải là sự chia sẻ và tiếp nhận những tinh hoa văn hóa và các triết học của nhân loại - Nói vậy là khi tôi viết đến cái đoạn ấu thơ Bác Hồ ở Huế, tôi đã bật khóc như một đứa bé phải khóc do hẫng hụt tình mẫu tử, khi thấy cảnh người mẹ (bà Hoàng Thị Loan) đã chết, người em ruột của Bác chỉ vài tháng tuổi vẫn lần sờ vú mẹ để bú những giọt sữa cuối cùng…rồi người em ruột của Bác cũng chết vì khát sữa…và chính Bác đã chứng kiến cảnh ấy trong sự bất lực của ấu thơ…Và rồi cha Sinh Sắc lại đón Bác đi Nam trong cảnh gà trống nuôi con…

Đôi dòng như vậy để chúng ta thấy cái quốc hồn quốc túy của một dân tộc anh hùng do các thế hệ anh hùng thay nhau dựng nước và giữ nước đã vĩ đại làm sao, nhưng đi sâu vào từng vị Thánh nhân thì ta thấy cái bình dị ấy là cả hệ thống chuyển tải đau thương, cơ cực rồi mới đến được bến vinh quang…nhân nghĩa…

Đoàn chúng tôi xin cám ơn Làng Sen, cám ơn làng Hoàng Trù vẫn còn muôn đời tỏa ngát hương Sen, muôn đời đất nước còn hát về một cái tên đẹp nhất được hun đúc từ muôn bình dị để kết thành một bản sắc vô thường, sắc ấy chỉ một ánh hào quang ngũ sắc dành cho đóa Sen duy nhất: Đóa Sen Hồ Chí Minh.

GIAO LƯU CÙNG HỌ NGUYỄN CẢNH VÀ TCTSĐ THÀNH PHỐ VINH

Gọi là giao lưu là để trọn vẹn cho sự kiện của một chuyến đi hướng cội, chứ TCTSĐ qua 20 năm hoạt động phải là những báo cáo của những cuốn sách trường kỳ đăng tải thông tin "chương hồi toàn quốc" mới có thể nói đủ cho sự kiện của nó. Nhưng với những gặt hái nhất định của chuyến đi thì phần cuối của cuộc giao lưu cũng là phần kết thúc có hậu cho thực tiễn chuyến đi, có diệu ứng tâm linh và cho sự đoàn kết, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau của những người hoạt đông TCTSĐ VN.

Thật vui mừng khi đoàn chúng tôi về đến TP Vinh và tập kết ở hội trường nhà khách Thành ủy Nghệ An lúc 16 giờ ngày 17/3 âm, đã thấy khoảng gần trăm người có già, có trẻ, có trung tuổi tay bắt mặt mừng đón tiếp hân hoan, riêng họ Nguyễn Cảnh ở thành phố Vinh có khoảng 50 nam nữ thanh niên và trung niên đến dự buổi giao lưu, trong đó có NSƯT Nguyễn Cảnh Dũng, là Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cũng có mặt để góp vui.

Yên vị chỗ ngồi, bác Nguyễn Cảnh Châu, đại diện Ban liên lạc họ Nguyễn Cảnh ở TP Vinh báo cáo về hoạt động dòng họ tại đây và chia vui cùng đoàn đã tổ chức chuyến đi "hướng cội tìm nguồn" không chỉ có vai trò của dòng họ Nguyễn Cảnh mà các thành phần trong Trung tâm UNESCO TCTSĐ Việt Nam có nhiều người là họ khác cũng về nguồn để tìm hiểu TCTSĐ của dòng họ Nguyễn Cảnh, chúng tôi trân trọng cảm ơn.

Về phía đại diện TCTSĐ tỉnh Nghệ An có bác Nghiêm Thanh Đồng, trưởng ban đại diện TCTSĐ địa phương cho biết TCTSĐ tỉnh Nghệ An cần được "trung ương" quan tâm hơn nữa để trở thành "tỉnh gốc, tỉnh quê hương của TCTSĐ VN" và sẽ là lá cờ đầu của phong trào tập luyện TCTSĐ trong cả nước…Cụ Hoàng Thị Lam đứng lên trân trọng cảm ơn các bên và trao tặng quà là những cuốn sách của cố Trưởng môn Nguyễn Song Tùng đã viết về TCTSĐ VN.

Tiếp tục trên sân khấu hội trường có bức tượng của Bác và có đoàn hành hương TCTSĐ lần lượt biểu diễn TCTSĐ, Múa Hoa Sen, bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người;đơn ca của NSƯT Thúy Mỵ (hội viên UNESCO TCTSĐ) hát hai bài: "Thăm bến Nhà Rồng", "Đợi", rồi chị cùng NSƯT Nguyễn Cảnh Dũng hát mộc, bài "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ"…Tiếp nữa là các bài võ thể thao "Chính Khí ca", "Ngọc Trản Ngân Đài" và kết thúc bằng bài hát múa "Tiến về Hà Nội"…đã kết thúc buổi giao lưu đằm thắm và ý nghĩa…

Thay mặt Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, tôi bày tỏ lời cảm ơn các thành phần đã tạo điều kiện cho chuyến đi "Hướng cội tìm nguồn" của đoàn tại Nghệ An, cảm ơn các cá nhân đã cung cấp tài liệu nghiên cứu về các di tích của dòng họ Nguyễn Cảnh ở 3 huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn và TP Vinh. Cảm ơn cụ Hoàng Thị Lam cùng cán bộ và anh chị em hướng dẫn viên Trung tâm đã tạo điều kiện cho chúng tôi được đi sâu, đi sát các hoạt động của Trung tâm và ngay tại buổi giao lưu này, tôi đã đề xuất ý kiến cá nhân với Trung tâm UNESCO TCTSĐ VN nên có đề nghị thông qua Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trình dự án tổ chức hội lệ của TT với UBND tỉnh Nghệ An nhân dịp hội lệ 10 năm tại đền thờ Tấn Quốc Công ở Tràng Sơn, Đô Lương vào tiết Thanh Minh năm 2014, sẽ đồng xin phép tổ chức giao lưu trong các ngày hội nhằm khuyếch trương môn võ học thể thao TCTSĐ có nguồn gốc từ "Đất Tổ" Nghệ An, đồng thời xin phép các cơ quan chức năng cho dựng một tấm văn bia nói về căn nguyên, xuất xứ của môn võ học thể thao này như một thành tích đương đại dâng lên dòng họ Nguyễn Cảnh, dâng lên Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan…

Một số ảnh hoạt động

 

 

 

Họa sĩ Trịnh Yên