Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Hội thảo Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp

Hội thảo Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp

Email In PDF.

Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2011, Hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và Con đường chính pháp” do Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam tổ chức đã diễn ra long trọng tại Hoàng thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội.

Hội thảo với sự tham dự của 470 đại biểu từ Chính phủ, ban tổ chức Trung Ương, đại diện các Bộ, Ngành, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Triết học, Viện Sử học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Trường đại học Hoa Lư Ninh Bình; các Hiền giả Minh Triết - hội viên các CLB Trần Nhân Tông các tỉnh thành, các Hiền giả từ Na Uy, Pháp, Cộng hòa Séc, Thụy Sĩ. Giáo sư Ivo Vasiljaev – Nhà Việt Nam học từ Cộng hòa Séc cũng về tham dự và có bài tham luận. Hội thảo này có sự tham dự nhiệt tình và tập trung của tuổi trẻ, nhất là hiền giả trẻ - hội viên UNESCO, sinh viên một số trường đại học.

Trần Nhân Tông là một nhân vật  lịch sử vĩ đại – anh hùng dân tộc thế kỷ 13, là một nhà chính trị – quân sự – ngoại  giao – văn hóa kiệt xuất. Đặc biệt ông còn là một nhà ư tưởng lớn, vượt qua thời đại mình mà nhiều giá trị sâu sắc, đầy tính nhân văn ở tầm nhân loại cho đến nay dường như vẫn còn chưa được phân định, nhận thức và tôn vinh một cách rõ ràng và đúng mức.

Ở cấp độ quốc gia, mới có 2 cuộc Hội thảo chính thức – một vào năm 1980, chủ yếu là tập trung vào mục tiêu quy hoạch và bảo tồn khu vực di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) – một vào năm 2001 về cuộc đời và sự nghiệp của Người (do Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam khởi xướng và phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức).

Tuy đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề, nhưng còn nhiều khía cạnh căn bản và thiết thực cần cho không chỉ hôm qua, mà chính là cho sự nghiệp phát triển đất nước hôm nay và lâu dài vẫn chưa được đề cập một cách triệt để và thấu đáo.

Đây là hội thảo lần thứ 3 về Trần Nhân Tông và là hội thảo mang tầm quốc tế đầu tiên được tổ chức. Nội dung chính của Hội thảo đã tập trung sâu sắc để phân tích, đánh giá và làm rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng lớn của Người – tư tưởng vì ánh sáng độc lập tự do của con người và dân tộc mà vì nó – Người đã dấn thân và dâng hiến trọn đời.

Ngoài một số đề tài được Ban Tổ Chức và các học giả đầu ngành chuẩn bị, hội thảo đã nhận được hơn 50 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sử học,  nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu văn học, giảng viên đại học,…về con đường chính pháp của Đức Trần Nhân Tông trong việc quản lý đất nước, lãnh đạo nhân dân, ứng xử ngoại giao với các nước lân bang, lòng yêu người, yêu thiên nhiên…

Ông Nguyễn Xuân Thắng – Tổng thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Thế Giới, chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã đọc diễn văn khai mạc hội thảo.

Đạo sư Duy Tuệ, chủ tịch HĐSL Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam đang công tác tại Hoa Kỳ gửi tham luận về sự quan tâm thật sâu vào tính độc lập tự do của Trần Nhân Tông trong cách nhìn về mình, về dân tộc và đất nước, và về thiên hạ bên ngoài.

Ông Ngô Văn Quán (Hiền giả Giác Tuệ), Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ứng Dụng Phật Học Việt Nam, thay mặt các hội viên, hiền giả Minh Triết đọc tham luận về nội dung hết sức cụ thể và hữu ích cho cuộc sống hiện nay: Ứng dụng tư tưởng Trần Nhân Tông trong việc thực hiện trách nhiệm và niềm vui hạnh phúc của mỗi cá nhân đối với bản thân, gia đình, quê hương dân tộc và cộng đồng nhân loại tại hệ thống các CLB Trần Nhân Tông trong nước và Hội Thiền Trần Nhân Tông của bà con Việt Kiều tại các nước trên thế giới.

 

VFUA

 

 

 

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung