Home Di sản Việt Nam Nhiều loài khác ở Việt Nam có thể chung số phận như tê giác

Nhiều loài khác ở Việt Nam có thể chung số phận như tê giác

Email In PDF.

Nếu không được bảo vệ kịp thời, nhiều loài động vật ở Việt Nam sẽ không tránh khỏi tuyệt chủng, các nhà khoa học cảnh báo.

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) hôm qua công bố loài tê giác một sừng ở Việt Nam đã tuyệt chủng. Thông báo này khiến các chuyên gia lo ngại về số phận của các loài khác đang đứng trước nguy cơ biến mất.

"Hôm nay chúng ta không chỉ nói về số phận con tê giác cuối cùng ở Việt Nam, mà nhiều loài nữa ở vườn quốc gia Cát Tiên và ở Việt Nam nói chung trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và diện tích rừng ngày càng thu hẹp", ông Nick Cox, quản lý Chương trình loài của WWF khu vực Mekong, nói.

“Thảm kịch của tê giác Java Việt Nam là một minh chứng đáng buồn cho cuộc khủng hoảng tuyệt chủng này”.

Tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam. Ảnh: WWF.

Tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch Hội động vật học Việt Nam nói: "Tê giác Java tuyệt chủng tại Việt Nam là một điều đáng buồn và chua xót. Nhưng đây cũng là bài học để chúng ta bảo vệ những loài động vật khác".

Theo ông Huỳnh, điều quan trọng Việt Nam cần bảo vệ các loài bò tót, voi, hổ và nhiều loài động vật khác đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp và cần bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Thậm chí ngay cả khu bảo tồn sao la mới được thành lập ở Thừa Thiên Huế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Hiện voi ở Việt Nam còn rất ít, tập trung ở miền Trung và miền Nam. Hổ cũng đang dần biến mất ở Việt Nam. Trong khi đó chúng ta không có bằng chứng nào về sinh sản của loài hổ, ông Huỳnh cho biết.

Việc bảo tồn sinh vật nếu chỉ dựa vào các nhà khoa học thì không đủ, ông Huỳnh nói. "Cần có sự hiểu biết và ủng hộ của người dân sống quanh rừng, cũng như các chính sách hỗ trợ cần thiết", ông Huỳnh nói. "Nếu không làm được, tới đây chúng ta sẽ lại có một buổi công bố đáng buồn như thế này".

Theo các nhà bảo tồn, Việt Nam cần bảo vệ môi trường sống tự nhiên, ngăn chặn nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ông Cox của chương trình bảo tồn vùng Mekong cho rằng cần hành động trước khi quá muộn.

"Các khu bảo tồn tại Việt Nam cần phải có nhiều kiểm lâm hơn, họ cần được đào tạo và giám sát tốt hơn nữa, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình cao hơn", ông Nick Cox nói.

Theo thống kê của WWF, hiện loài hươu vàng gần như đã biến mất tại Việt Nam do mất sinh cảnh sống và mức độ săn bắn quá cao. Sao la cũng là một loài cực kỳ nguy cấp, hiện số lượng không đến vài trăm con; voọc mũi hếch chỉ còn lại ở một số khu vực thuộc miền bắc Việt Nam với số lượng khoảng 250 con do nạn phá rừng và săn bắn. Loài cò quắm cánh xanh được coi là tuyệt chủng ở Việt Nam do không còn sinh sản, cá sấu nước ngọt cũng từng bị coi là tuyệt chủng.

Các loài có phân bố rộng hơn cũng đang trên bờ vực suy giảm như voi châu Á đã bị suy giảm thành quần thể nhỏ và biệt lập ở miền trung và miền nam. Bò tót và bò banteng cũng đang biến mất khỏi những nơi trước đây chúng từng tồn tại.

 

Theo Vnexpress.net

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung