Home Văn hóa Mỹ thuật Một triển lãm đa dạng phong cách - Một cuốn sách đa sắc màu Việt Nam

Một triển lãm đa dạng phong cách - Một cuốn sách đa sắc màu Việt Nam

Email In PDF.

Với 119 tác giả là con số vượt trội vì phòng trưng bày tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ đáp ứng cho 90 tác giả trưng bày mỗi người một tác phẩm với kích thước quy định không quá 1,2 mét vuông.

Đây là cuộc đóng góp xã hội hóa bằng tinh thần tự nguyện của các họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia triển lãm và sách “Hội họa, điêu khắc Việt Nam” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát động nhằm hưởng ứng và chào mừng Đại hội Liên hiệp UNESCO Thế giới lần thứ 8, Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Liên hiệp UNESCO Thế giới được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 8/2011, cũng do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai.

Với các họa sĩ, nhà điêu khắc có tác phẩm và có mặt tại hai thời điểm triển lãm và sách chào mừng Đại hội Liên hiệp UNESCO Thế giới lần thứ 8 đều là các gương mặt của nhiều thế hệ từng học ở trường Mỹ thuật Đông Dương, từng được đào tạo ở trong và ngoài nước, từng đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh; giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Đó là các họa sĩ, nhà điêu khắc thế hệ một (khoảng 90 tuổi trở lên), thế hệ hai (khoảng 85 tuổi trở lại) như Hoàng Tích Chù, Nguyễn Khang, Quang Thọ, Ngọc Thọ, Dương Hướng Minh, Trọng Kiệm, Lê Huy Toàn… và đặc biệt ở các họa sĩ, nhà điêu khắc thế hệ hai cũng phát huy nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế và cũng có nhiều người chọn đề tài sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong niềm đam mê, kính trọng sâu sắc như Nguyễn Thế Vỵ, Vũ Viết Quang, Trần Từ Thành, Lê Anh Vân, Phạm Lung, Dương Đăng Cẩn… và không phải ngẫu nhiên mà UNESCO đã vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất” - (1987). Tuy nhiên hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở triển lãm và ở cuốn sách này chỉ là những tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc (một số tác giả quá cố) đã được thân nhân gia đình và bạn bè của họ tiến cử, những tác giả đương đại, tự nguyện tham gia, Ban tổ chức miễn các đóng góp thông lệ với người có tuổi đời từ 80 trở lên.

Đến với triển lãm trên tinh thần UNESCO

Ban tổ chức phát động chưa đầy 3 tháng đã có 117 tác giả tham gia triển lãm và sách, có 90 tác giả đăng ký trưng bày tác phẩm của mình tại triển lãm này, trước hết phải là điều tự các họa sĩ, nhà điêu khắc đã làm cái việc lựa chọn các tác phẩm và tiến cử tác phẩm “độc bản” của mình một cách khắt khe nhất để tham dự triển lãm, trong khi đề tài của Ban tổ chức thực hiện theo tiêu chí UNESCO về giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin truyền thông là hết sức “cởi mở”, kể cả về chất liệu lẫn nội dung và cũng không hạn chế về trường phái, loại hình nghệ thuật đương đại nhằm tổ hợp và phô diễn một phong trào mới về “bút pháp và phương diện mỹ thuật Việt Nam hiện đại thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21” là có chủ ý trên tinh thần hội nhập quốc tế mà ý nghĩa của Đại hội Liên hiệp UNESCO Thế giới đã tập hợp hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ là các nhà hoạt động UNESCO phi chính phủ đã có mặt tại Hà Nội, Việt Nam để có cuộc giao lưu quy mô lớn và phương diện rộng từ Hà Nội Việt Nam ra thế giới và từ Thế giới đến Việt Nam.

Chính từ đây sẽ có “Tuyên bố Hà Nội” của Đại hội này, sẽ có các nhiệm vụ triển khai “Thập kỷ Giáo dục và Phát triển Bền vững” 2010 – 2020 do Liên hợp quốc và UNESCO phát động, sẽ có “Năm Thanh Niên - 2011” được đề cập đến các định hướng giáo dục và phát triển thanh niên trên mọi lĩnh vực tiến bộ toàn cầu, mà kỳ họp báo tháng 5 vừa qua.

Tất nhiên đến với triển lãm mỹ thuật trong dịp Đại hội này không chỉ là các họa sĩ, nhà điêu khắc là hội viên UNESCO Việt Nam mà còn là các họa sĩ, nhà điêu khắc yêu lý tưởng văn hóa, hòa bình của UNESCO trên mọi miền đất nước đã tạo nên một bầu không khí giao lưu quốc tế thân thiện và hiểu biết lẫn nhau trong khối Liên hợp quốc mà UNESCO là sự nối dài những vòng tay lớn hòa bình và bác ái trên toàn cầu.

Với phòng tranh này, người xem sẽ được đánh giá đây là sự kết hợp hài hòa bởi tinh thần UNESCO với sự đa dạng về phong cách và hòa sắc của nhiều thế hệ vẽ và điêu khắc không đơn điệu, không giàng buộc…nhưng lắng đọng về tình người và ký ức của 100 năm qua với hội họa và điêu khắc Việt Nam. Có thể nói về phòng tranh, ắt hẳn là một “đại hợp xướng sắc màu và điêu khắc” bằng nhiều lối thể hiện, bay, dao: kiểu bút pháp sơn dầu, quy trình sơn mài, kỹ thuật dán giấy, kỹ thuật cắt vải, phương pháp gò thúc kim loại màu, điêu khắc gỗ, đồng, đá… Đặc biệt xuất hiện các trường phái cũ và mới đan xen nhau, tựa vào nhau để cùng phô diễn các “hợp âm” phẳng, nổi, ba chiều, “thấu thị tẩu mã”, đa không gian…tạo thành các cấu tứ đa diện của hội họa và điêu khắc Việt Nam.

Mở sách “tìm người”

Mở sách “Hội họa, điêu khắc Việt Nam”, ta thấy ngay từ chương đầu đã đề cập đến câu vinh danh của UNESCO: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất”. Chữ “Anh hùng, văn hóa và kiệt xuất” được thể hiện qua các sáng tác mỹ thuật bình dị của các tác giả như: “Bác hồ về thăm làng quê” của Nguyễn Khang; “Bác Hồ trồng cây với thiếu nhi” của Hoàng Tích Chù; “Bác Hồ với Dũng sĩ Miền Nam” của Quang Thọ; “Nguồn nước” của Nguyễn Trọng Kiệm; “Bác đến trận địa pháo” của Lê Huy Toàn; “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi” của Vũ Viết Quang; “Độc lập, thống nhất, hòa bình, hạnh phúc” của Trần Từ Thành…có thể đủ nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động ái quốc của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

Nếu căn theo “chủ nghĩa phô diễn” về đề tài nào đó thì cuốn sách “Hội họa, điêu khắc Việt Nam” do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam khởi xướng, cũng là một tập hợp đa diện, đa dạng về phong cách sáng tác mỹ thuật Việt Nam chưa có hồi kết, nhưng nó đã tạo nên một “dàn hợp xướng” chung trên tinh thần UNESCO bắt nguồn từ Thăng Long – Hà Nội mà số họa sĩ, nhà điêu khắc chiếm tới 80% số người tham gia sách và triển lãm đều có cuộc sống, công tác tại Thủ đô, nên có lượng thông tin cập nhật rộng nhất, có tinh thần tự nguyện tham gia đông đảo nhất. Theo cách nói của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Muốn tìm người, tìm chuyện thì hãy về Thăng Long”.

Chỉ khiêm tốn in 500 bản, với số tờ 240 trang, cuốn sách có hơn 200 tác phẩm, mỗi tác giả được biên vào sách với 2 tác phẩm, in đẹp, xếp danh tự theo vần ABC, tác giả cao tuổi nhất là 91 tuổi, tác giả ít nhất có tuổi đời là 20. Đây là cuộc đồng diễn về cảm xúc đa dạng đề tài vẽ về biển, phố, làng, tình yêu, lao động, chân dung, tĩnh vật, động vật, phong cảnh, tâm linh, không gian sớm, trưa, chiều, thiên nhiên, môi trường, dân ca vùng miền…với đủ các cách thể hiện từ Lập thể đến Siêu thực, từ Cực thực đến Ấn tượng, từ Lãng mạn đến Hiện đại… đã cho ta thấy được cái toàn khắp ở triển lãm và ở cuốn sách với số lượng trình diễn nhiều tác phẩm hơn, truyền thụ và ghi nhớ lâu dài hơn.

Cũng tại cuốn sách, chúng ta còn bắt gặp cả ba thế hệ cha, con và cháu cùng có tác phẩm tham gia, bắt gặp hai thế hệ cha con, hay mẹ con cùng có tác phẩm, bắt gặp các cặp vợ chồng, các anh, chị em ruột cũng có tác phẩm ở triển lãm và ở trong cuốn sách “Hội họa, điêu khắc Việt Nam”. Trong danh sách của Ban tổ chức triển lãm có nhiều họa sĩ từ mọi miền đất nước tham gia như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh …Và Hà Nội vẫn là số đông đại diện cho bộ mặt Thủ đô về Văn hóa, Thành phố vì Hòa bình tham gia đông đảo nhất.

Tại buổi khai mạc triển lãm lúc 16 giờ ngày 18/8/2011 đã tập trung hơn 1500 đại biểu quốc tế, quan khách và những người yêu mến nghệ thuật đã có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) tham dự, chúc mừng và chia vui cùng các họa sĩ, nhà điêu khắc trên tinh thần UNESCO hội nhập, bình đẳng và bác ái. Cũng trong buổi Lễ khai mạc triển lãm, Ban tổ chức còn đưa ra tấm vải 4 mét vuông trưng cầu chữ ký của những người có mặt tại Lễ khai mạc với nội dung: “Tất cả cho Hòa bình, vì Hòa bình; Tất cả cho Thập kỷ Giáo dục và Phát triển Bền vững” do Liên hợp quốc và UNESCO phát động.

 

Tác giả: Trịnh Yên - VFUA

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung