Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Chính phủ điện tử sẽ gần dân hơn

Chính phủ điện tử sẽ gần dân hơn

Email In PDF.

“Việc xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) là rất cần thiết, nhưng việc xây dựng ấy phải luôn gắn liền với cải cách hành chính (CCHC) và quan trọng hơn cả là được gần dân hơn”.

Đó là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo Quốc gia về CPĐT lần thứ 9 với chủ đề “CPĐT gắn với cải cách TTHC” diễn ra trong hai ngày 14 và 15/7/2011 tại TP.HCM.

CPĐT phải đi đôi với CCHC

Theo báo cáo xếp hạng của Liên Hiệp quốc năm 2010, thời gian qua Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ quan Chính phủ. Từ vị trí 126 trong năm 2006, 4 năm sau, tức năm 2010, Việt Nam đã ngoạn mục leo lên vị trí 90, đứng thứ 6 trong tổng số 10 quốc gia Đông Nam Á. Việc đánh giá xếp hạng nói trên của Liên Hiệp quốc luôn dựa trên các chỉ số chính như: sự sẵn sàng điện tử, đánh giá web, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở và sự tham gia điện tử.

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) - Văn phòng Chính phủ cho biết, nếu nhận thức đúng về TTHC và mối liên hệ giữa TTHC với CNTT thì chúng ta sẽ xây dựng được một chính quyền gần dân. Dĩ nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả, chúng ta phải bảo đảm công khai, minh bạch về TTHC trên phạm vi cả nước. Vẫn theo ông Phan, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình, đề án nâng cao của CPĐT, cải cách TTHC song song với đầu tư, phát triển ứng dụng CNTT, như Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” là một minh chứng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua Chính phủ đã rất nỗ lực trong vấn đề này. Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 cũng đã được phê duyệt. Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và giải quyết các công việc tại các cơ quan nhà nước đã trở thành nhu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ nhân dân. Vì thế, cần xây dựng nhận thức “tin học hoá không có nghĩa là cán bộ tin học sẽ làm thay cho cán bộ hành chính” mà “lãnh đạo cơ quan không chỉ là chủ thể kiểm tra mà phải là đối tượng thực hiện tin học hoá”.

Rõ ràng, công tác CCHC và đẩy mạnh ứng dụng CNTT là không thể tách rời nhau, bởi vì CCHC không thể thành công nếu không tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT. “Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CCHC, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước là tổ chức giải quyết dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, xây dựng một cửa điện tử. Mà, xây dựng một cửa điện tử là nội dung quan trọng trong xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử tại Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Diệu, Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang, chia sẻ.

Sẽ gần dân hơn

Có thể nói, sự phát triển về CPĐT ở Việt Nam thời gian qua đã được nâng lên một mức mới khi số lượng máy tính trang bị tại các công sở, số công chức được đào tạo bài bản về ứng dụng CNTT, phần mềm phục vụ CCHC từng năm tăng theo cấp số nhân. Tính đến nay, có đến 70% bộ ngành có website riêng, 80% cơ quan hành chính có trang tin điện tử, trên 60% cơ quan nhà nước cấp tỉnh có mạng LAN, trên 90% có Internet.

Đến dự và phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp khẳng định, CNTT - TT nước ta những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc. Tăng trưởng bình quân của ngành CNTT-TT luôn đạt mức 20-25%, gấp trên 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Trên 62% các hộ gia đình có máy điện thoại cố định, tỉ lệ điện thoại di động đạt 1,27 thuê bao/ người. 100% các cơ quan nhà nước có mạng dùng riêng, gần 15% số hộ gia đình có máy tính cá nhân kết nối mạng Internet. Hiện nay chúng ta đã có trên 94.000 dịch vụ công trực tuyến, với 775 dịch vụ công mức độ 3, cho phép tải và điền đơn từ qua mạng, 4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho phép thanh toán qua mạng.

Đây là những tiền đề thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện ở nước ta, vẫn tồn tại tình trạng quản lý chồng chéo, TTHC phức tạp. Trên thực tế, ở nhiều địa phương, CNTT-TT vẫn chưa thể phát huy vai trò của mình. Để khắc phục được tình trạng này, theo kiến nghị của nhiều đại biểu, ngoài việc gắn kết cải cách TTHC với ứng dụng CNTT-TT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp, cần có sự ủng hộ, quyết tâm hành động cao, sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho biết, qua hội thảo lần này, tầm nhìn và định hướng xây dựng CPĐT giai đoạn 2011 – 2015 như được “khơi trong” thêm một lần nữa. “Tới đây, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động triển khai xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử theo sự hướng dẫn của Bộ TT&TT, có sự phối hợp đồng bộ của nhân dân và các doanh nghiệp. Trước hết triển khai thí điểm ở quy mô nhỏ, sau đó nhân rộng ra toàn quốc. Các dịch vụ công phải thật sự hữu ích, thuận tiện, dễ sử dụng đối với doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, việc xây dựng CPĐT cũng cần tăng cường học tập các quốc gia tiên tiến trên thế giới”, Bộ trưởng lưu ý.

 

Theo: ICTnews

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung