Home UNESCO Tham gia UNESCO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam

UNESCO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam

Email In PDF.

Tôn vinh di sản mới chỉ là một mặt của vấn đề, mặt quan trọng còn lại là bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản. UNESCO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong các lĩnh vực này”. Đó là nhận định của Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO thế giới tại Việt Nam bà Katherine Marine Muller trước thềm năm mới 2011.

Thưa bà, năm qua, Việt Nam đã có thêm nhiều danh hiệu mới được UNESCO công nhận, trong đó có Cao nguyên đá Đồng văn (Hà Giang), Hoàng Thành Thăng  Long, Bia tiến sỹ Văn Miếu… Nhìn lại năm 2010, bà có nhận định gì về những thành công này của Việt Nam?

Bà Katherine Marine MullerBà Katherine Marine Muller: Tôi tin tưởng rằng năm qua là một năm hết sức thành công của Việt Nam khi Việt Nam có được nhiều danh hiệu di sản mới. Tôi đã đi qua rất nhiều vùng đất ở đất nước các bạn, từ Vũng Tàu, Đà Lạt, đến tận mũi Cà Mau hay Kiên giang, Hà Giang, đến thăm rất nhiều di sản. Tôi cũng đã đến thăm Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang v.v… Theo chương trình Ký ức thế giới, chúng tôi đã công nhận bia Tiến sỹ ở Văn Miếu, Mộc Bản Triều Nguyễn. Tôi cũng đã rất vinh dự được cấp bằng chứng nhận Di sản phi vật thể cho Ca trù và Quan họ. Tôi cũng rất vinh hạnh được trao chứng nhận Hoàng Thành Thăng Long cho các bạn… Thật là một năm bận rộn. Nhưng cái bận rộn ấy, tôi có thể nói rằng đó là điều làm tôi thêm yêu mến đất nước các bạn.

Vậy, trong số những di sản này, chắc hẳn sẽ có những di sản làm bà ấn tượng?

Bà Katherine Marine Mul: Vâng, đúng vậy. Tới thăm di sản là một phần rất quan trọng trong công việc của tôi tại Việt Nam, bởi có một điểm khiến các di sản Việt Nam trở nên đặc biệt. Đó là sự liên kết giữa những vấn đề vật thể và khía cạnh tâm linh, lịch sử. Khi đến thăm Hoàng Thành Thăng Long, tôi chắc chắn các bạn cũng có chung cảm tưởng như tôi về quyền lực, sức mạnh hiện diện, tồn tại ở Hoàng Thành trong suốt hơn 1000 năm qua, cũng như những quyết định mà người ta đã đưa ra ở đó. Những quyết định quan trọng được đưa ra tại Hoàng Thành làm đổi thay vận mệnh của cả một dân tộc. Cho nên tôi muốn nói rằng khi đến thăm một di sản ở Việt Nam, chúng ta đến đó không chỉ “thăm quan” đơn thuần mà chúng ta phải “cảm nhận, giao tiếp” và phải “liên hệ” với nó. Chẳng hạn như thăm Phong Nha - Kẻ Bàng, chúng ta không chỉ đơn thuần quan sát vẻ đẹp của nó, mà chúng ta phải hiểu được là trong thời chiến tranh, người ta đã sử dụng Phong Nha - Kẻ Bàng như một bệnh viện dã chiến, qua đó bảo vệ sinh mệnh của rất nhiều chiến sỹ. Rồi khi đến Huế cũng vậy, chúng ta đến thăm Thành nội, nghe Nhã nhạc cung đình và các di sản văn hoá. Những di sản ấy là sự hội tụ, tiếp nối, tổng hoà của rất nhiều yếu tố. Tôi yêu thích tất cả các di sản của Việt Nam. Tôi và gia đình mới đây đã đi thăm Vịnh Hạ Long. Con gái tôi, Stephanie bảo rằng Hạ Lọng đẹp tuyệt vời. Cho nên, thật khó nói là di sản nào đẹp hơn di sản nào. Tất cả đều rất đẹp và vẻ đẹp đó đều là sự khác biệt.

Thưa bà, để một di sản được công nhận thì phải mất rất nhiều năm, nhiều công sức để xây dựng hồ sơ và chứng minh được giá trị của di sản. Cùng với việc tôn vinh di sản, thì việc bảo tồn nó trường tồn với thời gian cũng là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. UNESCO có giải pháp như thế nào để hỗ trợ Việt Nam trên lĩnh vực này?

Văn phòng UNESCO chúng tôi đã làm việc với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo tồn, đặc biệt là quản lý di sản. Vấn đề đặt ra là làm sao vừa có thể tổ chức các hoạt động du lịch để du khách có thể biết đến di sản nhưng đồng thời phải bảo vệ di sản ấy với các giá trị của nó. Một vấn đề khác mà chúng tôi đặc biệt quan tâm là làm sao để địa phương có di sản được hưởng lợi từ di sản. Vì thế, chúng ta cần hết sức thận trọng và kỹ lưỡng trong mọi công việc, làm sao khai thác di sản nhưng vẫn phải bảo vệ được các phong tục tập quán của vùng đất ấy, con người ấy cũng như sinh kế của họ. Qua đó, góp phần bảo vệ hệ động thực vật, hệ sinh thái của khu di sản nơi mà chúng tôi đã công nhận. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam), tìm hiểu được công thức chế tác gạch ở đây, hay nguyên liệu vữa từ một chất kết dính đặc biệt. Các bạn cũng biết là sau khi di sản được công nhận, các chuyên gia UNESCO thường tổ chức nhiều đoàn khảo sát đến đánh giá di sản để đảm bảo rằng sau khi di sản được công nhận, thì những giá trị của di sản ấy vẫn nguyện vẹn và được bảo tồn kỹ lưỡng.

Nếu chúng ta không thận trọng, chúng ta sẽ bóp méo di sản vốn có chỉ để thoả mãn yếu tố du lịch. Tình trạng la liệt rác rưởi, hàng quán sẽ làm du khách chán nản. Vì thế cần phải có những cách thức ứng xử phù hợp. Hội Gióng là một lễ hội rất giàu ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hoá thì rất cần quảng bá cho Hội Gióng. Nhưng để quảng bá và bảo tồn lễ hội thì lại không đơn giản. Tình trạng này đã xảy ra với nhiều lễ hội trên thế giới và người ta cũng đã đưa ra nhiều quyết định khác nhau. Ví dụ có thể giới hạn số lượng khách đến thăm di sản, hay tham dự một sự kiện cụ thể, một địa điểm cụ thể. Tôi cho rằng không có một biện pháp chung nào có thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều, chúng ta sẽ làm mất giá trị công nhận của UNESCO, mất đi cái nhìn trong mắt các du khách đối với di sản. Ví dụ như Hội An, hay phố cổ Hà Nội, nếu đưa hết dân ra thì mối quan tâm với di sản của du khách sẽ giảm xuống. Vì thế, chúng ta cần tính đến trách nhiệm với di sản.

Thưa bà, năm 2011 đã đến, trong năm mới này, UNESCO sẽ cùng đồng hành với Việt Nam như thế nào?

Bà Katherine Marine Mul: Tôi tin tưởngrất nhiều vào di sản của Việt Nam bao hàm cả khía cạnh vật thể và phi vật thể nên chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự phối hợp với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam. Tôi rất vui mừng vì trong lễ trao tặng danh hiệu di sản ở Nhà hát Lớn Hà nội mới đây, ông Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công bố một khoản ngân quỹ cho việc bảo tồn các di sản văn hoá và việc làm này cho thấy sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về tính nguyên gốc của di sản và hiểu được những cội rễ sâu xa về mặt lịch sử tôn giáo. Qua đó, giúp các thế hệ trẻ quan tâm, yêu thích và mong muốn tiếp nối di sản. Ví dụ như Cồng Chiêng tây nguyên, đã có hàng trăm CLB được thành lập giúp thế hệ trẻ hiểu được giá trị của Cồng chiêng và học cách diễn tấu. Nhưng với Hội gióng, thì đây lại là điều không đơn giản. Bởi vì đối với lễ hội này không thuần là hoạt động trình diễn, diễn tấu mà còn lôi cuốn người dân tới xem cho nên rất khó có thể bảo tồn. Rõ ràng là cùng với chúng tôi, báo chí sẽ có vai trò quan trọng trong tiến trình này, góp hần truyền tải thông tin đến công chúng. Bởi đến thăm di sản không chỉ là đến xem mà phải hiểu được giá trị của di sản”.

Xin cảm ơn bà!/.

Hồ Điệp(thực hiện)

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...