Home Di sản Việt Nam Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long

Email In PDF.

Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và Kinh đô Thăng Long nói chung vừa tròn ngàn năm, ngàn năm đầu của hành trình Thăng Long đầy biến động, đến nỗi nhiều lần bị phá đi xây lại và thực sự tồn tại được gần 700 năm, từ năm 1010 đến 1790, trên danh nghĩa là Kinh đô của Đại Việt; việc mất vị thế của kinh đô cũng đồng nghĩa với việc toà thành bị hoang phế.

altalt

Ba trăm năm nay nhiều người cố tìm về hình bóng Thăng Long xưa, song mọi cố gắng nhỏ nhoi chưa có được đền đáp tương ứng. Nhân chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, với sự nỗ lực của giới khoa học được sự chú ý đặc biệt của Nhà nước, những dấu tích của 1000 năm Thăng Long được phát lộ; ròng rã gần 10 năm trước đại lễ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thu được thành tựu rực rỡ, với chừng 20.000 m2 diện tích khai quật thu về hơn 4.000.000 hiện vật - di vật - dấu tích về Thăng Long xa xưa, thông qua xử lý - phục dựng, khôi phục được một phần trọng tâm về Hoàng Thành Thăng Long, đó là Di tích Hoàng Thành Thăng Long (tại địa điểm lô đất số 1 phố Hoàng Văn Thụ - 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội).

Với tầm quan trọng đặc biệt của Di tích Hoàng Thành Thăng Long nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long, UNESCO xem xét đánh giá một cách trận trọng để đi đến việc công nhận Di tích Hoàng Thành Thăng LongDi sản Văn hoá Thế Giới. Mọi lời bình luận về Di tích Hoàng Thành Thăng Long, chỉ là việc tôn vinh hơn nữa - quảng bá hơn nữa - phát huy hơn nữa mọi giá trị đã biết và chưa biết về Di sản văn hóa Thế giới này mà thôi, hay nói cách khác việc UNESCO tôn vinh Di tích Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hoá Thế giới, mới là việc khởi đầu thuận lợi cho hành trình ngàn năm thứ hai của Di tích Hoàng Thành Thăng Long. Việc tôn vinh Di tích Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hoá Thế giới không có nghĩa là chấm dứt mọi tìm kiếm mới về Hoàng Thành Thăng Long, mọi nhận biết về Thăng Long còn ở phía trước, chưa thể thoả mãn với những gì đã có về Thăng Long, cho dù đã có chừng 4 triệu hiện vật thu được từ trong lòng đất.

Nói là khởi đầu cho hành trình ngàn năm thứ hai của Di tích Hoàng Thành Thăng Long, chính là nói đến việc, tuy đã được công nhận là Di sản văn hoá Thế giới cho Di sản này, song sự công nhận - tôn vinh đó mới là sự công nhận - tôn vinh cần thiết và đầy đủ ban đầu, đó là cú hích và sự khích lệ vô cùng lớn lao của cộng đồng thế giới với Di tích Hoàng Thành Thăng Long. Giá như... chưa được tôn vinh là Di sản văn hoá Thế giới chẳng hạn, có thể làm ảnh hưởng đến mọi cố gắng tìm kiếm Thăng Long của chúng ta, và Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long có thể kém phần hoành tráng? Di tích Hoàng Thành Thăng Long được tôn vinh là di sản văn hoá Thế giới, so với Hoàng Thành Thăng Long và Kinh đô Thăng Long chỉ chiếm một phần rất nhỏ, áng chừng Kinh đô Thăng Long là 10 Km2 và Hoàng Thành Thăng Long chừng 2 Km2, thì diện tích khai quật của Di tích Hoàng Thành Thăng Long mới 20.000m2, bằng 1/500 diện tích Kinh đô và bằng 2% diện tích Hoàng Thành. Diện tích khai quật khiêm tốn đó chưa thể bao quát cho cả Hoàng Thành và Kinh Thành, tuy nó có vị trí đặc biệt và mang tính đại biểu cho Thăng Long ngàn năm. Trong diện tích chừng ấy m2 đã có 4 triệu hiện vật và những dấu tích tiêu biểu của Hoàng Thành, tuy đó không tất cả của Thăng Long, muốn mách bảo với chúng ta rằng, vẫn còn quá nhiều giá trị về Thăng Long đang nằm gọn trong lòng đất Hà Nội nơi toạ lạc Thăng Long xưa; có thể có hiện vật tương tự được tìm thấy, song có những gì mới hơn, có giá trị hơn khi mở rộng diện tích khai quật bằng diện tích cũ hay nhiều hơn dăm ba lần diện tích đã khai quật?

Cái khác biệt cơ bản nhất giữa di sản van hoá Thế giới Di tích Hoàng Thành Thăng Long với các di sản văn hoá Thế giới như: Khu phố cổ Hội An, khu Tháp chàm Mỹ Sơn, Kinh đô Huế... là ở chỗ, các di sản này khi được tôn vinh đã trọn vẹn trong quy hoạch, Hội An - Mỹ Sơn và cả Kinh đô Huế đều đã chốt lại về mặt điều tra và hồ sơ, mọi đánh giá dường như là những đánh giá cuối cùng, nếu có thêm bớt là không đáng kể, mọi khám phá được coi như trọn vẹn. Trong khi đó, Di tích Hoàng Thành Thăng Long, mới chỉ là khám phá ban đầu, chúng ta chỉ mới đánh giá mọi giá trị từ 4 triệu hiện vật được tìm thấy trong 20.000m2, và còn mấy chục - mấy trăm triệu hiện vật trong gần 2.000.000m2 còn lại? Di tích Hoàng Thành Thăng Long, là một danh từ phiếm chỉ, nếu nói đầy đủ phải bao quát cả 2.000.000m2 Hoàng Thành như Di sản Văn hoá Thế giới Kinh Thành Huế, song cũng là tượng trưng hạn hẹp trong chừng ấy diện tích đã khai quật.

Như vậy cái gọi là Di tích Hoàng Thành Thăng Long, từ trong nhận thức và thực tiễn có một phạm vi và giới hạn rất rộng, từ 2 vạn m2 đến 2km2 và mọi giá trị đích thực được đúc kết từ 4 triệu hiện vật đến hàng trăm triệu hiện vật nếu được thu về qua nhiều khai quật khảo cổ học. Kể từ đây cho đến mai sau, khi mọi cuộc tìm kiếm trong lòng đất Hà Nội về Thăng Long ngàn xưa được coi như bị chấm dứt hoàn toàn.

Với đặc thù riêng biệt của Di sản Văn hoá Thế giới: Di tích Hoàng Thành Thăng Long, luôn luôn được nhìn nhận và đánh giá lại mới bởi những phát hiện khảo cổ học từ lòng đất Hà Nội trong giới hạn của Hoàng Thành và Kinh thành Thăng Long xưa. Những phát hiện ở lô đất 1 Hoàng Văn Thụ, 18 Hoàng Diệu đã cung cấp đủ thông tin để Di tích Hoàng Thành Thăng Long được tôn vinh là Di sản Văn hoá Thế Giới, có nghĩa là giới hạn tối thiểu cần và đủ đã đạt đến ngưỡng, và chúng ta không muốn dừng lại ở bấy nhiêu giá trị, mà càng ngày càng muốn nâng cấp cao hơn cho Di tích Hoàng Thành Thăng Long, như chính sự tồn tại của nó, chưa bị khám phá hết bởi các cuộc tìm kiếm cho đến năm 2010. Các hố khai quật khảo cổ học đã làm lộ ra những cấu phần của Hoàng Thành Thăng Long, nhưng đó chưa phải là toàn cảnh của Hoàng Thành, ở đó có các dấu tích cung điện, nhưng xét thấy vị trí của các cung điện lớn như điện Kính Thiên, điện Thiên An, Điện Vạn Thọ,... nơi thiết triều và đại diện của quyền lực tối cao của các nhà nước Đại Việt, có các cung thất to hơn hay bằng Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn chưa được lộ ra; chắc rằng các di tích trong các hố khai quật, nhiều phần thuộc về Tử Cấm Thành, nơi cư ngụ của các Hoàng đế và thân tộc, còn nơi hành lễ quốc gia tại các cung điện lớn, lùi về phía Nam vị trí khai quật không bao xa, có thể từ đường Bắc Sơn đến các phố Trần Phú - Nguyễn Thái Học bị giới hạn bởi đường Hoàng Diệu ở phía đông và phố Chu Văn An phía tây.

Một nhận thức trọn về Thăng Long và Hoàng Thành Thăng Long vẫn còn đó, những gì chúng ta biết được về Hoàng Thành đang rất là khiêm tốn, hành trình Thăng Long của ngàn năm đầu tiên tạm dừng lại ở sự tôn vinh của cộng đồng thế giới; đó là mốc khởi phát cho hành trình Thăng Long của ngàn năm thứ hai. Mọi cố gắng để nhận biết trọn vẹn Thăng Long lâu hay mau tuỳ thuộc vào ý chí của chúng ta cùng với các hoạt động khoa học để nâng cao hơn nữa mọi hiểu biết về Thăng Long. Hy vọng rằng cộng đồng thế giới mãi mãi tôn vinh Thăng Long ở nhiều cấp độ cao hơn nữa./.

Bùi Thiết

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung