Home Kinh doanh Năm 2011 Ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế làm phát Mục tiêu số 1

Năm 2011 Ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế làm phát Mục tiêu số 1

Email In PDF.

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao; ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và du lịch đều tăng mạnh so với năm trước; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, lũ lụt, nhưng vẫn đạt khá. Thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra, bảo đảm được các nhu cầu chi; đầu tư phát triển được đẩy mạnh, huy động và giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt khá. An sinh xã hội được đảm bảo; đời sống người dân ngày càng được cải thiện; chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

altPhát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 31/12, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định tốc độ tăng GDP sẽ không còn là mục tiêu hàng đầu của các chính sách kinh tế - xã hội năm tới. Phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong ngày cuối cùng của năm 2010 vừa qua được miêu tả như một cuộc “ra quân sớm” để triển khai nhiệm vụ cho năm 2011 - một năm được đánh giá là tràn đầy cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn.

Khó khăn lớn nhất với Việt Nam, theo Phó thủ tướng, là những thách thức từ kinh tế thế giới, vốn được đánh giá là sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2010. Tuy vậy, cơ hội với đất nước không phải là không có, xuất phát từ thế và lực mới mà Việt Nam đã tạo được trong suốt thời gian qua. Cơ hội này, thậm chí còn được Chính phủ đánh giá là “chưa từng có”.

Xuất phát từ những phân tích nói trên, Chính phủ khẳng định việc ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát sẽ là mục tiêu số một trong công tác điều hành năm tới. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây sẽ là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong năm. “Sẽ không có chuyện “thụt thò” mục tiêu, đầu năm nói một kiểu, giữa năm nói một kiểu trong năm 2011”, đại diện Chính phủ khẳng định.

Theo Phó thủ tướng, nếu làm tốt được mục tiêu này, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thực hiện những mục tiêu tiếp theo, trong đó tăng trưởng được đặt ở vị trí thứ hai. “Chúng ta có thể phần đấu đạt mục tiêu tăng GDP hợp lý, ở mức 7-7,5%. Mặc dù tăng trưởng có thấp đi một chút thì Chính phủ cũng sẽ không hy sinh mục tiêu số một vì con số này”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Chính phủ, chất lượng tăng trưởng cũng sẽ được quan tâm hơn, đi sâu vào đổi mới mô hình, chuyển dịch một bước cơ cấu kinh tế. Từ đó, góp phần thực hiện 2 mục tiêu còn lại được Chính phủ đề ra là tiếp tục cải thiện an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, mở rộng hoạt động đối ngoại.

Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Chính phủ đặt giải pháp quản lý chặt chẽ thu - chi ngân sách, chi tiêu công lên hàng đầu. Bên cạnh đó, cơ quan hành pháp cũng khẳng định quyết tâm theo đuổi cơ chế điều hành giá theo thị trường, đi đôi với bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Giá điện, xăng, than sẽ được điều chỉnh tăng để đảm bảo giải quyết các bất cập trong vấn đề đầu tư, kinh doanh, phòng chống tiêu cực.

Ngoài ra, đại diện Chính phủ cũng khẳng định sẽ tích cực triển khai các biện pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh trường hợp doanh nghiệp “biến lãi thành lỗ” khá phổ biến trong thời gian qua. Công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cũng sẽ được đẩy mạnh một bước.

Bên cạnh việc thông báo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2011, cũng trong buổi họp báo Chính phủ cuối năm, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã dành khá nhiều thời gian nhằm đánh giá lại công tác điều hành của Chính phủ trong 12 tháng qua.

Theo đại diện Chính phủ, trong năm 2010, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, kinh tế đất nước đã thoát khỏi suy giảm và bước đầu phục hồi. Trong điều kiện đó, Việt Nam tiếp tục tạo được những ấn tượng trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, góp phần hội nhập quốc tế một cách toàn diện. Đặc biệt năm 2010 Việt Nam có thêm bốn di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới: 82 Bia Tiến sĩ Triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội được công nhận và ghi danh vào Danh sách Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hoá Thế giới thứ 900 trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO; Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN) công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu; Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, vượt mục tiêu được Quốc hội đề ra là khía cạnh được Phó thủ tướng nhấn mạnh nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố như xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, đầu tư, môi trường kinh doanh… cũng được xem là ưu điểm của nền kinh tế trong năm 2010.

Tuy nhiên, đại diện Chính phủ cũng chỉ ra một số yếu kém, cần khắc phục như giá cả tăng cao, thị trường vốn chưa phát triển, sự điều hành chưa thực sự nhất quán giữa Chính phủ và các cơ quan chức năng… Những tồn tại này, theo Phó thủ tướng, cần được rút kinh nghiệm sâu sắc, tránh lặp lại để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ đề ra cho năm 2011./.

PV

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung