Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện "Lạt mềm buộc chặt" - nhiều vấn đề nóng

"Lạt mềm buộc chặt" - nhiều vấn đề nóng

Email In PDF.

Tính đến ngày 2-2-2011 này là tròn 4 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam mở Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi vẫn còn nhớ rõ, ngày 2-2-2007, tôi có bài phỏng vấn đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương về sự kiện phát động Cuộc vận động; trong đó, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định đây là cuộc vận động lớn về đạo đức và văn hoá, nhằm xây dựng Đảng và xây dựng nền tảng tinh thần xã hội, cho nên, nó là cuộc vận động không giới hạn về không gian và thời gian.

altTrong lịch sử 81 năm đấu tranh cách mạng đầy sóng gió của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành không ít cuộc vận động. Nhiều cuộc vận động đã tạo ra thế và lực mới, giúp Đảng mạnh hơn rất nhiều. Chẳng hạn, cuộc vận động dân chủ 1936-1939, thực sự là một đợt tập hợp lực lượng, lôi kéo rộng rãi các thành phần, giai cấp yêu nước đứng về phía Đảng Cộng sản Việt Nam cùng chung sức giải quyết những vấn đề dân tộc, dân chủ. Hay như sự nghiệp đổi mới đất nước, được tính từ Đại hội 6 của Đảng, cũng là một cuộc vận động toàn diện về đổi mới tư duy, từ trong Đảng ra đến toàn xã hội.

Nhưng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một cuộc vận động đặc biệt, chưa có tiền lệ và dường như, cũng chưa có Đảng Cộng sản nào trên thế giới, hay một chính đảng cầm quyền nào khác, mở cuộc vận động tương tự như thế. Điều tiên quyết cho tính khác biệt của Cuộc vận động này nằm ở tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Lãnh tụ của các đảng cộng sản thì có nhiều, và phần nhiều trong số họ đều là những tấm gương đạo đức cho hậu thế học tập, nhưng Hồ Chí Minh là tấm gương đặc biệt trong sáng, Người đã hiến cả đời mình cho độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Xét về sức cảm hoá, chinh phục lòng người, hiếm có vĩ nhân nào trên thế giới có vị trí tuyệt đối trong lòng dân chúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính vì thế, chúng tôi, những nhà báo chuyên viết về đề tài chính trị cho rằng, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản vô giá mà Người để lại cho Đảng, cho dân, cho nước. Đây cũng là điều mà các chính đảng cầm quyền ở các nước khác, có muốn cũng không học tập cách làm của Việt Nam được.

Bởi là Cuộc vận động chưa có tiền lệ, nên cách tiến hành cũng có nhiều nét độc đáo. Tháng 2-2009, khi sơ kết 2 năm tiến hành Cuộc vận động, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đánh giá rằng, dù Cuộc vận động mở ra là “đúng và trúng” nhưng thực sự thì phương pháp, cách làm như thế nào, ban chỉ đạo các cấp cũng còn nhiều lúng túng. Tôi đã từng dự nhiều cuộc họp của ban chỉ đạo của các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể về Cuộc vận động này, cũng cảm nhận được sự trăn trở trong việc tìm ra cách tiến hành Cuộc vận động. Phải từ đầu năm 2009, sau khi sơ kết 2 năm cấp toàn quốc, những nguyên tắc, phương pháp, mô hình, cách làm về Cuộc vận động mới được định hình rõ hơn. Chẳng hạn, nguyên tắc: “Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau” từ năm 2009 mới được khẳng định. Nghĩa là trong cuộc vận động đạo đức này, người lãnh đạo cấp trên phải làm trước thì mới thuyết phục được cấp dưới làm theo, đảng viên làm rồi hãy vận động quần chúng làm theo, trong Đảng làm trước rồi các đoàn thể quần chúng nhìn đó mà làm theo… Với nguyên tắc này, nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Quảng Ninh… những người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền đã công bố “kế hoạch nêu gương” của mình.

Đầu năm 2010, nhiều người trong số họ đã được Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động biểu dương là những tấm gương sáng như ông Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh; ông Huỳnh Phong Tranh, Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng; ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Về mối quan hệ giữa “học tập và làm theo”, từ năm 2009 cũng được giải quyết thoả đáng hơn bằng cách xác định: Học tập là thường xuyên, liên tục nhưng từng thời kỳ thì có trọng tâm, trọng điểm; trong bối cảnh như hiện nay thì tập trung học tập tinh thần “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của Bác Hồ. Và điều quan trọng, học phải đi đôi với hành, nghĩa là mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên phải có chương trình hành động cụ thể, thương dân phải biểu hiện bằng thái độ và hiệu quả công việc…

Về cách làm, khi Đảng mới mở Cuộc vận động, nhiều đảng viên cho rằng, song song với nó, vẫn cần đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm đấu tranh với các thói hư, tật xấu đang ngày một nhiều trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, thực tế là 4 năm qua, từng chi bộ trong Đảng đã kiên trì cách làm nhẹ nhàng hơn, đó là từng đảng viên, từng chi bộ tự soi mình vào các tiêu chí phấn đấu theo tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tự nhận các điểm yếu và đăng ký quyết tâm sửa chữa. Rõ ràng, so với cách “phê bình” nhau như Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng thì cách “tự phê bình” trước tập thể trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khiến các đảng viên thấy dễ chịu, dễ tiếp thu và thực sự thì đã có nhiều người chuyển biến cả trong nhận thức lẫn hành động. Nói một cách khác, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cách làm mềm mại hơn đã tỏ ra có hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng con người. Tuy nhiên, điểm yếu của cách làm này là nếu người đứng đầu tổ chức đảng không gương mẫu, không tự giác thì Cuộc vận động ở tổ chức đảng đó, địa phương đó trở nên hình thức, kém hiệu quả.

Trong 4 năm qua, đồng hành cùng Cuộc vận động, tôi đã viết hàng trăm bài báo, với đủ thể loại, phản ánh, ghi chép, tổng kết kinh nghiệm, bình luận… về tình hình thực hiện Cuộc vận động trên nhiều địa phương, nhiều tổ chức chính trị xã hội. Có một điểm đáng ghi nhận là nhiều nơi đã khéo léo đưa Cuộc vận động vào giải quyết nhiều vấn đề “nóng” của địa phương. Chẳng hạn, ở Từ Sơn, Bắc Ninh, trước thời điểm triển khai Cuộc vận động, nhiều xã là điểm nóng về khiếu kiện đất đai, người dân bất bình, thậm chí bất hợp tác với chính quyền nhưng bằng cách tuyên truyền, vận động về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cấp uỷ, chính quyền nơi đó đã để nhân dân góp ý cho cách điều hành, quản lý của mình. Khi đối thoại dân chủ đã làm rõ trắng đen, có những cán bộ có biểu hiện bất minh đã bị chuyển cho công an làm rõ rồi kỷ luật, thậm chí có người bị xử tù; còn những cán bộ vô tình làm sai thì được dân hiểu hơn, thông cảm và sửa sai. Người dân cũng khắc phục được kiểu đấu tranh manh động, vui vẻ nhận phần sai của mình, thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước tốt hơn. Hay như ở Lâm Đồng, vấn đề xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân nghèo vốn rất nan giải, nhân Cuộc vận động, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã vận động toàn dân chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát. Kết quả là “điều nan giải” ấy đã được giải quyết bằng phương thức xã hội hoá rất tốt.

Rõ ràng, Cuộc vận động còn là “lạt mềm buộc chặt” những vấn đề nóng. Trong hội nghị toàn quốc Tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động vừa qua, ông Tô Huy Rứa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã đánh giá: Tuy không “lượng hoá” được những đóng góp của Cuộc vận động nhưng những thành tựu lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 4 năm vừa qua đều có đóng góp rất lớn của Cuộc vận động. Qua 4 năm triển khai cuộc vận động, trong đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dânđã có những chuyển biến tích cực và khá rõ rệt. Kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương và  Ban Tuyên giáo một số tỉnh, thành phố đều cho thấy, dư luận thừa nhận qua 4 năm triển khai cuộc vận động đã có sự chuyển biến khá rõ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Về tác động của cuộc vận độngđến nhận thức, có 84% người được hỏi cho rằng đã có chuyển biến, trong đó có 19% cho rằng đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccủa cán bộ, đảng viên; 65% ý kiến cho rằng có chuyển biến nhưng chưa sâu sắc... Về những chuyển biến trong việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010 so với năm 2007, theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, có 82,5% người được hỏi cho rằng đã có sự chuyển biến, trong đó có 39,3% cho rằng có chuyển biến tốt và 43,2% cho rằng có chuyển biến. Về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhtrong các tầng lớp nhân dân, mức độ chuyển biến tốt cao nhất là trong Nông dân (54,02%); tiếp đến là Hưu trí (41,18%), Học sinh, sinh viên (40%); Công nhân (40%)... Về chuyển biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có 30,5% người được hỏi cho rằng có chuyển biến tốt và 51,6 % cho rằng có chuyển biến. Về chống quan liêu, tham nhũng, có 66,6% người được hỏi cho rằng có chuyển biến, trong đó có 22,8% cho rằng có chuyển biến tốt. 

Những tín hiệu khả quan trên là cơ sở để hội nghị toàn quốc Tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động kiến nghị Đảng tiếp tục tiến hành và phát triển Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhiệm kỳ 2011-2015./.

Hồng Hải

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung