Home UNESCO Tham gia Thông điệp của Tổng giám đốc UNESCO

Thông điệp của Tổng giám đốc UNESCO

Email In PDF.

Những "Năm quốc tế" liên tiếp làm nổi bật vai trò quan trọng của khoa học trong việc tìm hiểu môi trường của chúng ta, hướng tới sự phát triển và hòa bình. Chúng cho thấy quyết tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế với các vấn đề tương ứng.Chúng cũng nhấn mạnh vai trò dẫn đầu của UNESCO như là cơ quan duy nhất thuộc Liên Hợp Quốc chuyên về các ngành khoa học.

 

Bà Irina BokovaUNESCO đã làm việc suốt cả năm để tổ chức các hội nghị khoa học và triển lãm du lịch - đặt đa dạng sinh học ở trung tâm. Yếu tố văn hóa cũng được “tận dụng” dựa trên liên kết chặt chẽ giữa sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học. Những nỗ lực đó đã đóng góp đáng kể vào kết quả cuộc họp thường lệ thứ 10 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP 10/ tháng 10-2010) tổ chức tại Nagoya (Nhật Bản). Mục tiêu Aichi cùng với Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi nhuận phát sinh từ sử dụng nguồn gen được chấp nhận

Tại kỳ họp thứ 185 (tháng 10 năm 2010), Ban điều hành của UNESCO đã quyết định khởi động một chương trình đầy tham vọng về đa dạng sinh học, trong đó có tăng cường Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB). Chương trình hình thành vào đầu năm 1970, đặt nền móng cho sự nỗ lực của chúng tôi trong việc khuyến khích nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở 564 khu bảo tồn sinh quyển tại 109 quốc gia.

Đa dạng sinh học là tài nguyên tự nhiên cơ bản nhất của chúng ta. Nó hỗ trợ các quá trình mà chúng ta thường không bận tâm, chẳng hạn như chất lượng không khí, điều hòa khí hậu, lọc nước, kiểm soát dịch bệnh, thụ phấn và ngăn ngừa sự xói mòn…Con người khó có thể tồn tại khi đa dạng sinh học không phát triển. Vì vậy, đa dạng sinh học bền vững là mục tiêu mà tất cả chúng ta cùng hướng tới.

2011, Năm Quốc tế về Hóa học sẽ là bàn đạp cho những tham vọng lớn hơn của chúng tôi trong khoa học. Hóa học ở khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày – từ thực phẩm chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc đến năng lượng chúng ta sử dụng. Cũng như đa dạng sinh học, hóa học là khái niệm trừu tượng và thường bị quên lãng, do đó chúng ta phải có cách tiếp cận tốt hơn.

Theo sáng kiến của Ethiopia, Liên Hợp Quốc tuyên bố 2011 là Năm Quốc tế Hóa học (IYC 2011) và ủy thác công tác tổ chức cho UNESCO. Chúng ta sẽ nắm lấy cơ hội này để tăng gấp đôi nỗ lực trong các lĩnh vực hoạt động - bao gồm hợp tác khoa học và ngoại giao, xây dựng năng lực nghiên cứu cho đối tác và thúc đẩy chất lượng giáo dục khoa học cho tất cả. Năm quốc tế trùng với kỷ niệm 100 năm ngày Marie Curie nhận giải thưởng Nobel Hóa học. Vì vậy, 2011 là thời điểm lý tưởng để tôn vinh và đẩy mạnh sự đóng góp của phụ nữ trong khoa học.

Khoa học nói chung và hóa học nói riêng là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển. Nó cũng là một tác nhân đáng chú ý của hòa bình, thông qua hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.

Tiềm năng này của khoa học phải được biết đến nhiều hơn. Chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau làm thế nào để sử dụng ý nghĩa trên một cách hiệu quả.

Ví dụ, chúng tôi có thể tập trung vào "hoá học xanh" trong việc phục vụ phát triển bền vững? Khám phá về hóa học giúp chúng tôi chống biến đổi khí hậu và phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Hóa học có thể là chất xúc tác nhằm tiếp cận với nguồn nước không bị ô nhiễm - một thách thức ảnh hưởng đến sự ổn định trong tương lai tại nhiều khu vực. Năm Quốc tế về Hóa học cần được hiểu trong bối cảnh Thập kỷ Giáo dục phát triển bền vững (2005-2014) của Liên Hợp Quốc. Trên tất cả, nó phải dẫn đến những quyết định có hiệu quả và phát triển các ứng dụng thực tế.

Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn lợi ích của hóa học? Khoa học và hóa học liên quan tới tất cả chúng ta chứ không hẳn là lĩnh vực độc quyền của các chuyên gia. Ngày nay, chúng tôi phải đẩy mạnh giáo dục khoa học, đào tạo các nhà hóa học tương lai, đồng thời giúp tất cả mọi người có thể đánh giá tác động của hoá học tới cuộc sống. Đó là những viên gạch đầu tiên để xây dựng xã hội tri thức. Chúng ta cũng cần cung cấp các điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ mọi người tham gia Năm quốc tế.

Trên đây là những mong muốn của tôi cho năm 2011. Một lần nữa, thông qua một loạt hội nghị, chủ đề  hóa học sẽ được phổ quát tại các trường học trên toàn thế giới và các quốc gia thành viên. UNESCO phấn đấu đưa Năm quốc tế này trở thành điểm nhấn trong năm 2011./.

Trường Giang (biên dịch)

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...