Home Văn hóa Phong tục - Lễ hội Những màn rượt đuổi ở lễ hội cướp phết

Những màn rượt đuổi ở lễ hội cướp phết

Email In PDF.

Với quan niệm người nào giành được quả phết về tay mình sẽ may mắn cả năm tại lễ hội làng chiều 15/2, hàng trăm thanh niên xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ) đã lao vào tranh cướp, thậm chí ẩu đả.

Vào ngày 12 và 13/1 âm lịch hàng năm, tại đền thờ Nữ tướng Thiều Hoa, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ) lại diễn ra lễ hội tưởng niệm và trò cướp phết thu hút hàng nghìn người tới xem.

Phết là một loại quả được làm bằng gốc tre có sơn son màu đỏ, tượng trưng cho mặt trời. Tại lễ hội, người dân quan niệm giành được 1 hoặc nhiều hơn trong số 3 quả phết và 3 quả chúi này sẽ càng nhiều may mắn trong cả năm.

Háo hức nhất vẫn là đám thanh niên trai tráng trong làng. Trẻ, khoẻ và máu lửa. Ai cũng hăng hái chờ đến ngày môn chơi này diễn ra.

Đánh phết là trò vui thể hiện tinh thần thượng võ hào hùng của dân tộc mà bà Thiều Hoa - nữ tướng của Hai Bà Trưng đã tổ chức để rèn luyện sức dẻo dai cho quân sĩ thời xưa.

Chiều 15/2, hàng nghìn người dân đổ về đứng kín dọc bờ đê sông Hồng để đón xem, trong đó có nhiều người từ các tỉnh, thành phố Thái Bình, Nam Định, Hà Nội…

Trước khi cướp phết, một tiết mục tái hiện sự hào hùng thời chống giặc ngoại xâm diễn ra với hình ảnh trống, cờ cùng đoàn quân hừng hực khí thế.

Cụ Nguyễn Quốc Thậm (79 tuổi), một trong 4 vị tướng cầm đầu đoàn quân xung trận.

Khi quả phết đầu tiên được đưa ra bãi sông, đám thanh niên xúm vào bao vây. Theo tục lệ, khi quả phết chưa được giấu đi, người nào động vào sẽ đen đủi cả năm. Do đó, người chơi chỉ còn cách tiếp cận gần chờ đến khi phết được chôn xuống đất, tất cả sẽ xúm vào tìm bới và tranh cướp.

Và đã sớm có người ngã lăn quay ra bậc lên xuống đê.

Cảnh tranh cướp bắt đầu đến mức hỗn chiến.

Nhiều thanh niên lao vào nhau, dẫm lên, phi thân mà không ngại va chạm

 

Nguồn: Vnexpress.net

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...