Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC 2010 tại Nhật Bản

Hội nghị thượng đỉnh APEC 2010 tại Nhật Bản

Email In PDF.

Thành phố cảng Yokohama, Thành phố lớn thứ hai Nhật Bản đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ 18 của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) 2010. Hội nghị được khai mạc ngày 13/11/2010 với chủ đề “Thay đổi và hành động”. APEC là khu vực chiếm một nửa GDP toàn cầu và gần 44% thương mại thế giới. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Minh Triết đã  dự và có bài phát biểu.

 

Tại hội nghị APEC, các lãnh đạo cùng bàn bạc về xây dựng một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới; biện pháp phát triển tự do thương mại và biện pháp khắc phục tình trạng hồi phục kinh tế không đồng đều trong khu vực cùng một số vấn đề liên quan đến an ninh nhân loại.

Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2010

altTrước phiên khai mạc hội nghị APEC là hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2010 vào chiều 12-11. Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là Chủ tịch ASEAN 2010, đã có bài phát biểu với chủ đề “Vai trò của liên kết kinh tế ASEAN tại Châu Á – Thái Bình Dương” trước các đại diện của 500 tập đoàn kinh tế hàng đầu khu vực. Là một trong năm nguyên thủ APEC được mời phát biểu chính, ông Triết đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á- Thái Bình Dương, với tư cách là khu vực đầu tiên phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất sau khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu. Điều này tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới qua những thoả thuận liên kết và hiệp định thương mại tự do. Trong đó, tăng cường phối hợp và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế là nhu cầu bức thiết. APEC cần tiếp tục nỗ lực để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu để bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng kêu gọi các tập đoàn hàng đầu ở khu vực tích cực hỗ trợ các nền kinh tế thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển, thông qua phương thức đổi mới và chuyển giao công nghệ, xây dựng thói quen tiêu dùng cùng biện pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững và tri thức. Ông đã đề nghị các nền kinh tế thành viên cần xem xét tới các sáng kiến liên kết khác, đặc biệt là cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác khác như ASEAN + 1 và ASEAN + 3 trong khi nghiên cứu phương thức hướng tới Khu vực Mậu dịch tự do Châu Á – Thái Bình Dương.

Đề cập đến vai trò của Việt Nam, ông Triết khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực của Cộng đồng ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt được vào khoảng 7 – 8% trong suốt 25 năm qua. Thương mại của Việt Nam với thế giới tăng bình quân 15 – 20 %. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chính thức thông báo Việt Nam chuyển từ vị trí quan sát viên, sang thành viên tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), bao gồm 9 thành viên trong đó có: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Chile, Singapore, Peru, Brunei và Malaysia. Hiệp định “thế kỷ” này sẽ tạo ra độ mở cửa thị trường rất lớn, tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng với mức thuế thấp vào các thị trường lớn nhất thế giới, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã kêu gọi các tập đoàn kinh tế trong khu vực hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 triển khai 3 đột phá phát triển kinh tế - xã hội về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và cải cách thể chế.

Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC 18

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã cùng lãnh đạo 20 nền kinh tế thành viên APEC đã thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn Yokohama – Mục tiêu Bogo và Tương lai” cùng 3 văn kiện kèm theo về “Tuyên bố đánh giá thực hiện các Mục tiêu Bogo”, “Chiến lược tăng trưởng của APEC” và “Biện pháp hướng tới Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương”.

Năm 2010, 5 nền kinh tế phát triển là Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ, cùng 8 nền kinh tế đang phát triển là Chile, Hongkong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Đài Bắc (Trung Quốc), đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư mà Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ hai (năm 1994) đề ra, góp phần quan trọng đưa thương mại của APEC gia tăng mạnh mẽ. 13 nền kinh tế này bắt đầu thực hiện cắt giảm hàng rào thuế nhập khẩu xuống còn từ 0-5%. Trong khi đó, Việt Nam và các nền kinh tế khác cũng đặt mục tiêu sẽ hoàn thành nhiệm vụ này sau 10 năm nữa.

Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận về định hướng phát triển của APEC, nhất trí về các phương hướng xây dựng Cộng đồng APEC, bao gồm liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu rộng, chất lượng tăng trưởng cao và môi trường kinh tế an toàn. Các nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc Hoa Kỳ đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 19 tại Hawaii vào tháng 11/2011. Trong lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh, APEC đã quyết định chọn 2020 làm năm mục tiêu hội nhập kinh tế./.

Quỳnh Hoa

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung