Home Di sản Việt Nam Một nơi gọi là nhà

Một nơi gọi là nhà

Email In PDF.

Tổ chức hợp tác và phát triển của Đức đã và đang góp phần vào việc bảo vệ vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Việt Nam), một di sản thiên nhiên của thế giới. Hãy tưởng tượng về một thế giới ngủ yên trong bóng tối chưa được khai phá. Những nhánh sông dài chảy qua các hang động xa xôi ẩn trong dãy núi đá vôi xanh bạt ngàn khổng lồ hình thành hàng triệu năm trước. Những sinh vật từ ngàn xưa đã chọn sinh sống – và chỉ sống tại vùng đất xa xôi hẻo lánh này.

altVườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở tỉnh Quảng Bình, cách 500km về phía Nam Hà Nội đang lưu giữ và bảo vệ cuộc sống nguyên sinh trong khu vực hang đá rộng lớn nhất châu Á. Hơn 300 hang động tự nhiên và nhân tạo đã tạo nên cảnh đẹp ấn tượng nơi đây. Từ 2001, khu vực rộng 85.754ha này được trao danh hiệu Vườn quốc gia và được bảo vệ cẩn thận. Năm 2003, UNESCO đã công nhận vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là “Di sản thiên nhiên thế giới” theo tiêu chí địa chất – địa mạo. Tổ chức hợp tác và phát triển của Đức đã hoạt động ở đây từ 2007 với mục đích giúp đỡ bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên của khu vực.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là ngôi nhà của một cộng đồng độc đáo với hơn 800 loài động vật có xương sống, bò sát; 140 loài lưỡng cư và 390 loài chim. Trải qua hàng ngàn năm, một số loài đã tiến hóa để phù hợp với môi trường đặc biệt nơi đây, trở nên đặc biệt và hoàn toàn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Sự đa dạng bậc nhất vể các loài linh truởng ở vuờn quốc gia tại Việt Nam còn thể hiện qua sự tồn tại của 10 loài và phân loài linh trưởng. Trong hang động tối tăm có một cộng đồng các giống loài khác nhau sinh sống– cuộc điều tra được tiến hành đã cho kết quả 46 loài dơi được tìm thấy trong một hang động. Rết, nhện, dế, mối, ốc, cua, cá, bò sát và lưỡng cư cùng gia nhập họ động vật dưới lòng đất. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài mới là bò cạp mù, với chiều dài khoảng 10mm ở một trong những hang động. Hệ thực vật của khu này cũng không kém phần hấp dẫn với hơn 2.600 loài hoa và cây. Đây có lẽ là nơi có số lượng hoa phong lan lớn nhất ở Đông Dương. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cùng hệ thống hang động tuyệt vời chính là một kì quan thiên nhiên khổng lồ không thể thay thế. Do có những khó khăn về địa hình, rừng rậm, các nhà khoa học tin rằng ở đây vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chờ khám phá.

Đồng thời, môi trường sống ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vô cùng mong manh và dễ bị xáo trộn. Điều đó khiến những cư dân tự nhiên sống ở đó rất dễ bị tổn thương. Có nhiều loài thực vật đang bị đe dọa tiệt chủng. Những động vật cư trú trong hang động cũng không thể tồn tại nếu bị tách khỏi môi trường sống tự nhiên của mình, môi trường thay đổi lớn sẽ dẫn đến tình trạng số lượng động thực vật bị giảm dần.

Sự cần thiết của việc cân bằng và hòa hợp không nhất thiết phải phù hợp với nhu cầu của hầu hết các thành viên mới của cộng đồng vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Có hơn 50.000 người sống ở vùng đệm dọc theo biên giới của các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều người trong số họ rất nghèo và vẫn còn phải dựa vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Săn bắt, khai thác gỗ bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy đã làm hủy hoại đất, rừng và đe dọa sẽ cản trở những nỗ lực bảo tồn trong khu vực. Năm 2008, vườn quốc gia đã được mở rộng thêm 31.070ha để tạo ra hành lang đa dạng sinh học thông đến khu bảo tồn Hin Namno tại Lào. Điều này đã gây sức ép lên cuộc sống của người dân địa phương ở khu vực này và thậm chí còn hơn thế nữa.

Trong khi đó, khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng ngày càng trở nên phát triển và phổ biến như một điểm đến du lịch. Khoảng 300.000 khách du lịch đã đổ đến khu vực này mỗi năm để tìm kiếm sự thư giãn và giải trí. Kinh doanh du lịch trở thành nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khách du lịch cũng như dân địa phương cũng cần phải có ý thức bảo vệ môi trường.

Do đó, tổ chức hợp tác và phát triển của Đức giúp cân bằng những nỗ lực để bảo tồn các hang động và hệ sinh thái của rừng trước những nhu cầu của du lịch và các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong phạm vi dự án “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”, Đức đã hỗ trợ chính quyền tỉnh, huyện, ban ngành và các cơ quan can thiệp tích hợp trong bảo tồn và phát triển trong khu vực. Dự án đưa ra nhằm cải thiện các biện pháp quản lý công viên của phục hồi và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, phát triển sinh kế thay thế cho người dân địa phương và tiếp tục phát triển hoạt động du lịch sinh thái. Kế hoạch phát triển du lịch, quản lý vườn quốc gia và phát triển vùng đệm đã đang và sẽ tiếp tục được xây dựng. Các kế hoạch này cung cấp tới các nhà hoạch định chính trị những công cụ để giúp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế. Với sự giúp đỡ của những biện pháp này, nhận thức về môi trường của các cơ quan chính trị, nhà quản lý và các công ty du lịch sẽ được nâng cao hơn. Các dự án được tiến hành bởi các hoạt động của Đức và các tổ chức phi chính phủ (ví dụ như Vườn thú Vologne và Vườn thú Frankfurt, Tổ chức Động, Thực vật Quốc Tế) trong khu vực.

Việc hướng dẫn người dân địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên rừng một cách hợp lý vẫn chưa đạt được kết quả là một vấn đề lớn đối với Tổ chức hợp tác và phát triển Việt Nam – Đức. “Quỹ doanh nghiệp xanh” sẽ được thiết lập để hỗ trợ cho nông dân và các doanh nghiệp nhỏ về vấn đề tài chính. Hơn thế nữa, việc sử dụng bền vững và tái trồng rừng sẽ được khuyến khích bằng cách phát hành quyền sử dụng dài hạn (“Sổ Đỏ”) và thanh toán ưu đãi tài chính thông qua các tài khoản tiết kiệm (“Sổ Xanh”). Sựa trên hiệu suất thực, nông dân được trả cho việc quản lý mảnh rừng được trao. Khái niệm này đã được chứng minh là có hiệu quả và khá kinh tế ở một số dự án lâm nghiệp Việt – Đức. Một quĩ bảo vệ rừng sẽ giúp chi phí tài chính cho cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị, chi phí giám sát và tuần tra bao gồm cả việc thực thi pháp luật.

Hơn nữa, trong bối cảnh của lễ kỷ niệm 35 năm quan hệ song phương ngoại giao giữa Đức và Việt Nam năm 2010, các chiến dịch nâng cao nhận thức của địa phương về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường đang được phát động trên toàn khu vực. Những tư liệu quảng bá về những tài sản quý giá của vườn quốc gia đã cung cấp thông tin cơ bản về đa dạng sinh học cho các trường học ở vùng đệm. Thêm nữa, mục đích là nâng cao nhận thức của học sinh về các vấn đề về đa dạng sinh học, bằng cách giúp học sinh hiểu thông qua các hoạt động như nghiên cứu về thiên nhiên diễn ra trong “Ngày đa dạng sinh học” vào tháng sáu năm 2010. Một sổ các hoạt động khác như là đi thăm hệ sinh thái Suối nước Mọoc. Chuyến đi này giúp các em đạt được những kinh nghiệm thực tế qua hệ sinh thái đặc trưng trong cuộc sống hằng ngày.

Hệ sinh thái Suối nước Mọoc mang đến một tour du lịch thông qua các phong cảnh nổi bật của Phong Nha – Kẻ Bàng. Một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành với sự hỗ trợ của tổ chức hợp tác cùng phát triển của Đức. Trong cuộc thử nghiệm, khái niệm du lịch sinh thái đã được giới thiệu cho người dân địa phương. Những người dân ở đây sẽ được đào tạo trở thành hướng dẫn viên du lịch để có thể giải thích những đặc trưng của cảnh quan và chỉ ra một số các động, thực vật độc đáo để hấp dẫn du khách. Và như vậy, người dân sống ở những vùng đệm có thể kiếm được lợi nhuận từ khu bảo tồn thiên nhiên.

Với những biện pháp này, Tổ chức hợp tác cùng phát triển của Đức với mục đích bảo vệ đời sống của thực vật, động vật và cũng như của con người, và đảm bảo rằng thế hệ tương lai của tất cả các cư dân trong khu vực này có thể giữ được ngôi nhà của họ, cho dù nó là hang động, rừng rậm hay là các cộng đồng sống trong vùng đệm của Phong Nha – Kẻ Bàng.

(Tổ chức hợp tác cùng phát triển Việt Nam – Đức, website: www.gdc-vietnam.org)

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung