Home UNESCO Tham gia Hỏi đáp về UNESCO Tháng 11-2010

Hỏi đáp về UNESCO Tháng 11-2010

Email In PDF.

Bà Vũ Hà Vân – Hai Bà Trưng, Hà Nội hỏi: Mục tiêu thiên niên kỷ là gì?  UNESCO đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ này?  

Giải đáp:

1. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷlà tám mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015. Tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc hồi tháng 9 – 2000 gồm:

  1. Giảm tình trạng nghèo cùng cực và thiếu ăn
  2. Hoàn thành phổ cập và giáo dục tiểu học
  3. Xúc tiến bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ
  4. Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em
  5. Nâng cao sức khỏe bà mẹ
  6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác
  7. Đảm bảo sự bền vững môi trường
  8. Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho Phát triển

2. UNESCO đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ này

Về Giáo dục: Mục đích của chương trình giáo dục UNESCO là đạt được giáo dục cho tất cả (Education for All) trong nghĩa rộng của nó: giáo dục cho tất cả, đối với mọi trình độ, xuyên suốt cuộc đời. Chính xác hơn, UNESCO góp phần vào các hoạt động: (a) thúc đẩy giáo dục thành một quyền con người cơ bản ; (b) cải thiện chất lượng giáo dục; (c) đẩy mạnh việc thử nghiệm, đổi mới, chia sẻ thông tin và thực hành tốt nhất, cùng với việc đối thoại về chính sách trong giáo dục.

Về khoa học tự nhiên: Các chương trình khoa học tự nhiên tìm cách cải thiện sự an toàn chonhân loại thông qua một sựquản lý tốt hơn đối vớimôi trường và tăng cường năng lực của con người và năng lựcthể chế trong khoa học và công nghệ. Cả hai chương trình cũng theo đuổi các mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt là các mục tiêu1, 3, 7 và 8.

Về khoa học xã hội và nhân văn: Vai trò của khoa học xã hội và khoa học con người, triết học và các hoạt động định hướng tương lai trong phạm vi nhiệm vụ chung của UNESCO nhằmthúc đẩysự hiểu biết, cácchuẩn mựcvà hợp tác trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi của xã hội tiến tớicác giá trị toàn cầucủa công lý, tự do và phẩm giá con người.

Về thông tin truyền thông: Truy cập thông tin và tăng cường hiểu biết để xác định mô hình học tập, biểu đạtvăn hóa và sự tham gia xã hội, ngoài việc cung cấp các cơ hội cho sự  phát triển, cần phải thực hiệnxóađói giảm nghèo một cách có hiệu quả hơn và giữvững hòa bình.

Về văn hóa: Văn hóa có vai trò chủ chốt để đạt được các mục tiêu phát triển, nhưng rất tiếcvăn hóa không được đưa vào thành một mục tiêu thiên niên kỷ.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...