Home Đời sống Con người Bão lụt miền Trung - nhìn về hậu quả

Bão lụt miền Trung - nhìn về hậu quả

Email In PDF.

Giải đất hẹp bắc miền Trung được mệnh danh là gió Lào cát trắng, vốn là mảnh đất thiên nhiên khắc nghiệt nhất của địa văn hóa Việt Nam, vừa qua lại chịu thêm một trận lũ kép, hay nói theo ngôn ngữ báo chí mấy tuần vừa qua là lũ chồng lên lũ, lũ siêu tốc. Người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An đang gồng mình gánh chịu trận lũ đầu tháng mười chưa xong thì liền đó một trận lũ khủng khiếp hơn đổ tới.

Đến ngày 19 tháng mười, là một trong những ngày đỉnh lũ, Hà Tĩnh là một trong bốn tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất. Lượng mưa 500mm có nơi lên đến 700mm, liên tục từ ngày mồng 4 đến ngày 22 tháng mười. Hà Tĩnh biến thành biển nước. Thành phố Hà Tĩnh và 2 huyện bị ngập hoàn toàn, đó là huyện Hương Khê và huyện Vũ Quang. Vũ Quang là địa danh nổi tiếng trong lịch sử vì là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Thành phố Vinh bị ngập từ mộtmét đến mét rưỡi. Quốc lộ I đi qua Hà Tĩnh hoàn toàn chìm trong nước. Mặc dù đã được cảnh báo và đang trong một trận lũ đầu nhưng người dân vẫn không kịp chống đỡ khi mưa càng to và khi hồ Kẻ Gỗ xả lũ. Chỉ trong một đêm, đầu hôm nước chỉ mới ngập sân thế mà hết đêm nước đã lên đến xà nhà. Người dân Hương Khê, Vũ Quang chỉ còn kịp cha con mẹ cái dìu nhau chạy để khỏi chết chìm. Cả một biểnnước mênh mông, chỉ còn nhìn thấy ngọn cây và nóc nhà. Nhiều người dân dỡ mái ngói mái rạ chui lên kêu cứu. Muôn vàn cách chạy, miễn là cứu được người. Người sống nhưng tất cả đều phải bỏ lại, gạo thóc lợn gà trâu bò...đành cho cuốn theo dòng lũ.

Ảnh TLTrong cơn hoạn nạn, chính quyền đã di cùng với nhân dân, chỉ đạo sát sao chống lũ, trợ giúp mọi người, không để mất người, không để dân đói. Hà Tĩnh đã kịp thời giúp đỡ dân sơ tán 6000 hộ dân với gần 30 ngàn người đến nơi an toàn, cứu trợ hàng trăm tấn gạo và 15 tỷ đồng. Quảng Bình sơ tán 4000 hộ khoảnggần 13 ngàn người. Thừa Thiên đưa về cho người dân 4000 phao cứu sinh, cung cấp nhà bạt, đưa đi cứu trợ 400 tấn gạo, 300 tấn mì tôm, hàng ngàn lít xăng dầu.

Ngay trong những ngày đầu cơn lũ, cả nước đã hướng về miền Trung. Hàng trăm thanh niên tình nguyện đã về với miền lũ. Rất nhiều tấm lòng nhân ái hướng về chia sẻ nỗi đau. Đặc biệt báo chí vào cuộc mạnh mẽ nhất, cập nhật thông tin từng giờ đã đành mà còn lo tổ chức quyên góp giúp đỡ. Báo Thanh niên, báo An ninh thủ đô, đài truyền hình, báo Công an nhân dân, Quốc hội...quyên góp được hơn 19 tỷ đồng sẽ gửi đến vùng lũ cho những người dân đã mất hết nhà cửa của cải. Những lúc này mới thấy tấm lòng nhân ái của dân Việt vốn mênh mông như vậy.

Đến hôm nay lũ đã rút, chiếc xe khách bị nước cuốn trôi ở cầu Rong Hà Tĩnh cũng đã tìm được và trục vớt lên vào trưa ngày 22 sau ba ngày tìm kiếm, số nạn nhân đã được đưa về quê quán. Sự quan tâm của dư luận cả nước đã bớt phần lo lắng tuy vẫn còn năm người nên cuộc tìm kiếm chưa dừng được, bao nhiêu lâu nữa vẫn phải tìm.

Nỗi đau thương dù có thể thảm đến bao nhiêu thì thời gian vẫn có cách làm dịu đi. Hoạn nạn rồi cũng qua, mà dân nước này đâu ít hoạn nạn, cái cần bây giờ là tìm cách nào để vượt qua nó và để sống với những ngày tươi đẹp hơn. Rất nhiều người dân chui ra khỏi hang đá, thì trước mắt là một bãi hoang tàn, cái xác nhà cũng bị cuốn trôi. Có đôi vợ chồng trẻ vừa vay vốn ngân hànggây dựng được trại lợn 500 con, nay 500 con ấy đi về Hà Bá. Những cánh đồng lúa đang ngập dưới lớp bùn đỏ. Trong nhà còn dăm tấn thóc, nông dân cái gì cũng trông vào hạt thóc, học phí, giấy bút con,đến áo mẹ già đều phải nghĩ đến chuyện mang thóc ra chợ bán, nay nguồn sống ấy đã chìm xuống đáy sông. Không còn gì, kể cả chỗ trú thân... nhưng phải sống, và làm gì để sống?Dân ta gần đây không hi vọng nhiều vào nguồn cứu trợ, nghe thì nhiều nhưng khi đến thì quá chậm và cho toàn xã hội, cho chúng ta, không riêng những nạn nhân.

Cơn lũ đã qua và không ai dám chắc năm sau, năm sau nữa không còn những cơn lũ siêu tốc như vậy. Và dĩ nhiên sau lũ là dịch bệnh, xin đừng để những nạn nhân phải chịu hoạn nạnkép, hay nói theo một người là hạn nạn chồng hoạn nạn. Từ cơn lũ nguy hiểm này, một bài toán được đặt ra cho mọi người là làm sao khắc phục được nó. Và do đâu, do thiên nhiên hay do con người. Thiên nhiên vốn rất hoàn thiện, và rất cân bằng, ai cũng biết vậy. Nhưng chính chúng ta, bằng những chính sách kinh tế “ăn xổi”, phi khoa học, đã tác dộng làm phá vỡ sự cân bằng hàng vạn năm của tự nhiên. Và con người phải trả giá. Đó là cái được và cái mất, cũng là một qui luật của Tự nhiên./. 

Ngọc Hân

alt