Home Khoa học Môi trường Nghìn năm môi trường Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội

Nghìn năm môi trường Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội

Email In PDF.

Khi quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã đặc biệt chú ý đến vấn đề môi trường, địa thế nơi đây, bởi thế mà trong Chiếu dời đô có đoạn:“Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Tuy nhiên, trải qua chiều dài một nghìn năm, môi trường của Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội có nhiều biến động và có nhiều vấn đề cần chung tay bảo vệ.

 

Vì đâu mà biến đổi?

Theo ông Trần Tấn Cường, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, một làng thuần nông có lẽ sẽ không bao giờ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên bởi chu trình sống và sản xuất khép kín và mọi thứ phế thải đều là của “thiên nhiên”, chúng dễ dàng tái sinh và trở về với tự nhiên.

Ảnh minh hoạSự xuất hiện của những nghề thủ công mà chu trình tạo ra sản phẩm không khép kín một cách tự nhiên hoặc không thể khép kín và sản phẩm của những nghề thủ công đó thuộc loại không thể tái chế. Trải qua hàng nghìn năm, các làng nghề thủ công xuất hiện ở đất kinh kỳ đã mang nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cho vùng đất kinh kỳ này.

Các loại hình kinh tế và hoạt động tiền sử có nguy cơ gây hại cho môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội là nông nghiệp nương rẫy, đốt rừng gây bạc màu rửa trôi; khai khoáng luyện kim, nấu thủy tinh, làm gốm… Trong thời kỳ phong kiến khuynh hướng phát triển các nghề thủ công như nghề khai khoáng và luyện đồng (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), nghề gốm, nghề làm giấy, nhuộm vải, chạm khảm, thuộc da,… đã dần làm mất đi sự trong sạch của môi trường nơi đây. Khái niệm ô nhiễm môi trường của Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp thực dân với các loại khai khoáng ở cường độ cao dùng các loại hóa chất, công nghiệp điện hóa chất xi măng…

Sự thay đổi môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội

Theo các chuyên gia, môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay đổi từ khi thủ đô được dời từ Hoa Lư ra Thăng Long. Hàng ngàn kilômét đê điều được nhiều thế hệ người Việt xây dựng, kiến tạo nên cả một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn, bị ngừng bồi tụ do quai đê. Hiện tại lũ lụt, ô nhiễm và suy thoái nguồn nước là những mối đe dọa môi trường gây nguy hiểm cho dân cư trong vùng Hoa Lư - Thăng Long, ngày nay trở thành những vấn đề môi trường bức xúc nhất. PGS Nguyễn Đình Hòe, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết:Nhiều con sông bị cắt đầu nguồn trở thành sông tàn. Sông hồ tàn trở thành đối tượng đổ đất san lấp qua nhiều năm khiến không ít hồ bị biến mất khả năng tự làm sạch của nhiều thủy vực kín và tình trạng ô nhiễm nước ngày càng gia tăng. Môi trường sông hồ là yếu tố tự nhiên đặc trưng cho Hà Nội. Giữ được nó Thăng Long Hà Nội mới có dáng vẻ riêng của một  thủ đô hiện đại, không giữ  được nó dù chúng ta có xây dựng, điểm tô hào nhoáng đến thế nào, mà hệ thống các con song trong thủ đô cứ toát lên một thứ mùi không dễ chịu thì…

Vùng đất Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội ngày nay có hàng loạt dòng sông đã tàn hay đang bị ô nhiễm nặng như sông Bùi, sông Con, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Hoàng Long,… chủ yếu là vì đầu nguồn bị cắt do quai đê từ lâu. Đây là một dạng tác động tiêu cực do quai đê mà ngày trước chưa thể lượng tính được. Cho đến trước 2 trận bùng nổ dân số sau ngày hòa bình 1954 và ngày thống nhất 1975, dân cư vùng đồng bằng sông Hồng vẫn chưa đông. Đất rộng người thưa với hệ thống sông ngòi dầy đặc đã tạo ra thói quen xả thải tự do xuống các thủy vực tự nhiên. Với chiều dày cả ngàn năm lịch sử của hệ thống hàng ngàn làng nghề truyền thống ở Hà Nội (bao gồm cả Hà tây cũ), Hà Nam và Ninh Bình, hệ thống các thủy vực tự nhiên ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Đặc biệt là tại hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy.Hiện nay, phần lớn nước ở lưu vực đã bị ô nhiễm hữu cơ, có nơi ở mức nghiêm trọng với các chỉ tiêu BOD5, COD, NH4, coliform,... cao hơn tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.

Ông Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu môi trường, Tổng cục Môi trường cho biết:Thực tế thì nước của lưu vực sông Nhuệ-Đáy đang chịu tác động rất mạnh của các nguồn thải. Ví dụ như nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, rồi chất thải từ chế biế  thủy sản và cả từ các làng nghề... Nhiều đoạn đã ô nhiễm đến mức báo động.

Giải pháp nào cho môi trường Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội?

Theo PGS Nguyễn Đình Hòe, tình trạng ô nhiễm môi trường cần được nhanh chóng khắc phục nhằm bảo vệ môi trường Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội. Hệ thống quản lý môi trường cần được chú trọng đúng mức và huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ tư vấn phản biện xã hội về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, phát huy các mô hình BVMT có sự tham gia của cộng đồng, đóng góp vào quốc sách ứng phó với biến đổi khí hậu, các quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội. Để môi trường nghìn năm Thăng Long - Hà Nội mãi tươi đẹp, đòi hỏi nhiều nguồn lực, sáng kiến, hợp tác và chung tay của cả cộng đồng. GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho biết: Mỗi chúng ta đều tự hào trân trọng và có trách nhiệm cùng bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu xây dựng thủ đô văn minh hiện đại phát triển bền vững thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tại hội thảo "Nghìn năm Môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội"đã có ba khuyến nghị ưu tiên của cộng đồng liên quan đến việc bảo vệ môi trường chung của vùng đất lịch sử Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội, gồm bảo tồn đến mức cao nhất hệ sinh thái ao hồ đặc thù của Hà Nội và hệ sinh thái núi đá vôi đặc thù của Ninh Bình; tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động bảo tồn cây di sản Việt Nam ở Hà Nội và Ninh Bình; hãy cứu lấy các dòng sông Nhuệ, sông Đáy phục vụ dân sinh, kinh tế và bảo tồn di tích lịch sử.../.

Quang Huy

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung