Home Văn hóa Phong tục - Lễ hội Vài nét về Lễ hội Halloween

Vài nét về Lễ hội Halloween

Email In PDF.

Nếu ở Việt Nam chúng ta có Rằm tháng 7 Âm lịch là ngày xá tội vong nhân hàng năm thì các nước phương Tây và Bắc Mỹ cũng có ngày lễ với nội dung tương tự là lễ Halloween. Cùng tìm hiểu về ngày hội này, chắc chắn các bạn sẽ thích thú với những chiếc lồng đèn khoét bằng bí ngô, những bộ đồ hóa trang và những trò phá phách vào đêm Halloween…

Lịch sử ngày Halloween

Halloween được tổ chức hàng năm vào ngày 31/10, là sự hòa trộn giữa các tập tục của người Celtic cổ, Công giáo La Mã và các nghi thức truyền thống dân gian châu Âu để tạo ra một ngày lễ phổ biến hiện nay. Halloween có nguồn gốc từ lễ Samhain của người Celtic. Người Celtic sống cách đây 2000 năm tại khu vực mà bây giờ là Ireland, Anh và miền bắc nước Pháp. Họ thường tổ chức đón mừng năm mới vào ngày 1/11. Người Celtic tin rằng, vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa sự sống và cái chết sẽ bị xóa mờ. Vì vậy vào đêm 31/10, họ tổ chức lễ hội Samhain, khi các hồn ma quay về từ cõi chết. Bên cạnh chuyện gây ra những rắc rối cũng như thiệt hại trồng trọt, sự hiện diện của các hồn ma giúp cho các tu sĩ hoặc các linh mục Celtic đưa ra những dự đoán về tương lai, điều rất quan trọng trong việc sống qua mùa đông dài. Trong đêm này, mọi nhà sẽ dập tắt mọi ánh sáng để ma quỷ không thể vào. Tu sĩ và người dân sẽ tụ tập lại quanh một đống lửa lớn và cùng lắng nghe những lời chiêm tinh.

Năm 43 sau công nguyên, người La Mã chinh phục phần lớn lãnh thổ Celtic. Hơn 400 năm cai trị, lễ Samhain của người Celtic đã được kết hợp với lễ hội Feralia của người La Mã. Feralia được tổ chức vào ngày cuối tháng 10, thứ nhất là để tôn vinh những người đã chết, thứ hai là dành cho nữ thần mùa màng Pomona của người La Mã. Do biểu tượng của nữ thần Pomona là quả táo nên táo đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Đến năm 800, dưới ảnh hưởng của Kito giáo, ngày 1/11 được gọi là ngày lễ Allhallows (Lễ các Chư Thánh), và đêm trước đó, đêm Samhain, được gọi là Allhallows Eve và cuối cùng là Halloween. Sau ngày Lễ Chư Thánh, tại Anh còn có ngày “Các vong hồn” 2/11, cũng ở đây, Halloween còn được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình thường quây quanh lò sưởi kể chuyện ma và ăn đậu phộng rang hoặc “đớp táo”.

Halloween đến Bắc Mỹ do những người di dân từ Anh và các vùng thuộc người Celtic cổ. Vì lí do giới hạn tín ngưỡng nên đến những năm 1800, Halloween mới trở thành lễ hội phổ biến.

Tập tục trong đêm Halloween

Các tập tục xuất hiện trong đêm Halloween tại Mỹ là những tập tục phổ biến nhất.

altTrang trí lồng đèn: trẻ em thường chơi trò đục khoét quả bí ngô, củ khoai tây hoặc bí đao; sau đó khắc hình thù những khuôn mặt lên đó, đặt nến vào bên trong để thắp sáng. Những chiếc lồng đèn này được gọi là “Jack O’Lantern”, xuất phát từ truyền thuyết về anh chàng tên Jack vì tính keo kiệt và những cú lừa với quỷ nên khi chết, anh ta không được lên thiên đường cũng như xuống địa ngục, phải làm linh hồn lang thang với chiếc đèn bí ngô.

Lễ hội hóa trang:đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác.

Trick – or – Treat:truyền thuyết Halloween cho rằng các hồn ma sẽ tìm đến để lừa bịp, phá phách con người, chúng đi ăn xin và khi đến nhà nào thì chủ nhà phải cho chúng đồ ăn thức uống. Trẻ con rất thích trò chơi này, chúng sẽ mặc đồ hóa trang, đeo mặt nạ, đi đến và gõ cửa hết nhà này đến nhà khác và hỏi câu “trick or treat”. Câu nói này có ý nghĩa là “thết đãi chúng tôi cái gì đi nếu không chúng tôi sẽ phá phách đấy!”.  Để không gặp phiền phức, chủ nhà phải cho chúng bánh kẹo. Cứ đến mùa Halloween, những người lớn thường chuẩn bị rất nhiều quà bánh để cho bọn trẻ con.

“Đớp táo”:có rất nhiều hình thức chơi liên quan đến táo trong đêm Halloween, phổ biến nhất là hình thức thi nhau lấy được thật nhiều quả táo trong thau nước, hoặc thi gọt vỏ táo, vỏ táo càng dài thì càng sống lâu…

Halloween năm châu

Ireland

Được xem là đất nước của lễ hội Halloween, cách thức tổ chức giống như ở Mỹ. Ở những vùng nông thôn, người ta vẫn đốt lửa và quây quần các gia đình bên nhau như hàng ngàn năm trước. Trò “đớp táo”, táo sẽ được đưa treo lên khung cửa hoặc trên cây và người chơi sẽ cố gắng cắn cho bằng được những quả táo đó. Món ăn truyền thống trong lễ Halloween của người Ireland là món “barnbrack”, một loại bánh nướng trái cây. Người ta sẽ bọc một cọng rơm hoặc một cái vòng nhỏ lại bằng vải và đặt vào chiếc bánh. Nếu người nào ăn trúng miếng bánh có chiếc vòng thì tin “hỷ” sẽ chóng tới, còn nếu tìm thấy được cọng rơm thì đó là một năm làm ăn thịnh vượng. Trẻ em vẫn chơi trò “trick or treat” quen thuộc của chúng trong đêm Halloween.

Anh

“Jack O’Lantern” ở Anh được làm bằng củ cải đường. Ở thành thị, người ta sẽ diễu hành ở các đường phố, hát bài hát “Punkie night song” và không quên mang những củ cải đường đã được chạm khắc theo. Ở vùng nông thôn, “Jack O’Lantern” được treo ở ngoài cổng để bảo vệ ngôi nhà khỏi những linh hồn lang thang đêm Halloween. Người Anh còn có một tập tục nữa là ném đá, rau cải và quả hạch vào lửa để xua tan sự sợ hãi những linh hồn lẩn khuất. Trò “trick or treat” cũng rất được yêu thích tại Anh.

Pháp

Đồ hóa trang ở Pháp thường là những trang phục rất đáng sợ - xác ướp, yêu tinh, phù thủy, ma cà rồng… chứ không phải là những công chú, hoàng tử hay nhân vật hoạt hình như ở Mỹ. Trò “trick or treat” hiếm khi xuất hiện, nếu có thì không phải từ nhà này sang nhà khác mà là từ cửa hàng này sang cửa hàng kia. Tuy nhiên, Halloween vẫn chưa được xem là một ngày lễ quan trọng tại Pháp vì Halloween vốn được nhiều Pháp cho rằng đó là một lễ hội của mình và họ không thích điều đó.

Đức

Người Đức thường có phong tục ném dao ra đường vào đêm Halloween với lí do họ sẽ ngăn chặn được sự đáng sợ khi các linh hồn trở về.

Nhật Bản

Nhật Bản không tổ chức Halloween theo kiểu Mỹ. Mặc dù hầu hết ngươi dân ở đây đều biết chút ít về lễ Halloween tại Mỹ, biết về lễ hội hóa trang, quả bí ma và trò “trick or treat”… Người Nhật đón chào lễ hội Obon (còn được gọi là “Matsuri” hoặc “Uarbon” – phát âm như “oh bone”). Lễ hội này tương tự như Halloween ở chỗ nó dành cho các linh hồn của người đã khuất. Thức ăn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đèn lồng đỏ được treo khắp nơi. Người ta còn thắp nến trong các lồng đèn nhỏ và thả trôi trên các dòng sông. Lễ hội Obon thường được tổ chức vào tháng bảy hoặc tháng tám.

Huyền Anh Tổng hợp

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...