Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Đối thoại với Đại sứ Liên Bang Thụy Sỹ tại Việt Nam

Đối thoại với Đại sứ Liên Bang Thụy Sỹ tại Việt Nam

Email In PDF.

Thụy Sỹ là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ (hơn 40.000km2) nằm ở Tây Âu, tiếp giáp với Pháp, Đức, Ý và Áo. Quốc gia này là một trong số những nước Tây Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Theo thời gian, sự hợp tác giữa hai bên ngày càng bền vững và tốt đẹp trên mọi phương diện: công nghiệp, thương mại, xã hội, văn hóa... Nhân dịp kỷ niệm 39 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước (11/10/1971 – 11/10/2010), phóng viên Tạp chí Ngày nay đã có cuộc trò chuyện với Ngày Jean – Hubert Lebet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Bang Thụy Sỹ tại Việt Nam.

Phóng viên (PV): Đại sứ quán Liên Bang Thụy Sỹ đã có những hoạt động nào nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước tại Việt Nam?

Đại sứ Jean – Hubert Lebet (ĐS): Tôi cho rằng các sự kiện, hoạt động văn hóa là yếu tố quan trọng để thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ. Về bản chất, Việt Nam và Thụy Sỹ có rất nhiều điểm tương đồng.

Ngài Jean – Hubert Lebet, Đại sứ Liên Bang Thụy Sỹ (ngoài cùng bên phải) đến thăm trẻ em Tây Bắc Việt Nam (2007)Thứ nhất, cả hai quốc gia đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa. Như các bạn đã biết, Thụy Sỹ có bốn vùng ngôn ngữ và văn hóa, sử dụng tiếng Đức, Pháp, Ý và tiếng Latinh; còn ở Việt Nam, ngoài dân tộc Kinh (nói Tiếng Việt) chiếm đại đa số, còn có các dân tộc thiểu số với những ngôn ngữ, văn hóa riêng rất đặc trưng. Chính sự đa dạng ngôn ngữ này khiến việc giao lưu và truyền tải văn hóa không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện một số hoạt động, ví dụ như đi thăm các trẻ em ở miền núi xa xôi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên kết chặt chẽ với các Trung tâm văn hóa của Đức và Pháp tại Hà Nội, là Viện Goethe (Đức) và L’Espace (Pháp) để mở những triển lãm, liên hoan phim. Đại sứ quán Thụy Sỹ cũng tiến hành dự án “Tuần lễ Ngôn ngữ Ý” cùng Đại sứ quán Ý tại Việt Nam.

Thụy Sỹ và Việt Nam đều thuộc Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie), vì thế tháng 3 hàng năm (ngày 20/3 là ngày Quốc tế Pháp ngữ), chúng tôi đều tổ chức những sự kiện văn hóa tại Việt Nam. Nhân đây, tôi cũng muốn giới thiệu về Liên hoan Phim Tài liệu Quốc tế được diễn ra vào tháng 6 hàng năm với sự tham gia đóng góp của Thụy Sỹ. Năm 2010, Liên hoan này đã diễn ra vô cùng tốt đẹp và gặt hái được nhiều thành công.

Nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 2010, Thị trưởng thành phố Bern (Thụy Sỹ) đã tặng Hà Nội một đồng hồ bằng kính khổng lồ, được đặt giữa ngàn hoa ngay sát Hồ Gươm. Đồng thời, hãng đồng hồ nổi tiếng Candino (Thụy Sỹ) cho ra đời phiên bản đồng hồ đặc biệt với số lượng đúng 1000 chiếc mừng Đại lễ. Trên mặt đồng hồ là biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ “Anniversary of 1000 years Thang Long – Hanoi” (Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội).

PV: Ngài có thể cho biết thêm về những thành tựu đạt được dựa trên sự hợp tác về Quyền Con người giữa hai quốc gia Thụy Sỹ – Việt Nam?

Ngài Đại sứ Jean – Hubert Lebet và Ngài Joseph Blatter, Chủ tịch FIFA (bên trái) tại Việt Nam (2008)ĐS: Đại sứ quán Thụy Sỹ đã thiết lập mối quan hệ đối tác với các cơ quan Nhà nước Việt Nam và các tổ chức dân sự để thúc đẩy vấn đề Quyền Con người tại Việt Nam. Hai bên đã quyết định thực hiện trao đổi chuyên viên trong lĩnh vực phát triển Luật bình đẳng giới của Việt Nam và Luật về bạo hành  trong gia đình nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy việc thực thi Quyền Con người trong khuôn khổ Việt Nam và quốc tế. Đơn cử như việc các chuyên gia về quản lý và điều hành nhà lao từ Thụy Sỹ được cắt cử đến Việt Nam; hay ký kết gần đây nhất về phát triển nhân lực giữa Trung tâm Đào tạo Quản lý Trại giam tại Thụy Sỹ và các đối tác Việt Nam.

Thêm vào đó, liên quan đến Quyền Dân tộc thiểu số, Thụy Sỹ cũng đã liên kết chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc thiểu số và các tổ chức dân sự để làm báo cáo lên Hội nghị Liên hiệp quốc về việc loại trừ nạn phân biệt chủng tộc.

Các cuộc đối thoại của chúng tôi về Quyền Con người đã giúp mối quan hệ song phương giữa hai bên Việt Nam và Thuỵ Sỹ bền vững hơn , nhất là trong thời điểm mối quan hệ ngoại giao này sắp đạt được mốc son 40 năm.

Các độc giả quan tâm có thể truy cập vào địa chỉ www.eda.admin.ch/hanoi để được biết những sự kiện và tin tức đang và sẽ diễn ra của Đại sứ quán Thụy Sỹ.

Quỳnh Hoa

alt

 

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung