Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện 35 năm tình hữu nghị Việt - Đức được nhân dân hai nước vun đắp

35 năm tình hữu nghị Việt - Đức được nhân dân hai nước vun đắp

Email In PDF.

Năm 2010 – “Năm Đức tại Việt Nam” và “Năm Việt Nam tại Đức”, có nhiều hoạt động phong phú đang được tích cực chuẩn bị. Trong đó có các hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam-Đức đã và đang góp phần làm cầu nối cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước càng trở nên gắn bó, sâu sắc hơn. Vì vậy, nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức), Tạp chí Ngày Nay đã có buổi phỏng vấn GS.TS Hoàng Văn Huây - Chủ tịch hội Hữu Nghị Việt Nam-Đức; Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

PV: Xin Ông cho biết vai trò của Hội là gì?

GS.TS Hoàng Văn Huây (GS.TS.HVH): Hội hữu nghị Việt Nam - Đức được thành lập ngày 23/05/1985, với vai trò là cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Đức. Từ khi thành lập Hội luôn luôn tập trung vào các mảng công tác chính. Thứ nhất là đa dạng hóa các hoạt động của Hội, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại,văn hóa, giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. Thứ hai là củng cố và mở rộng quan hệ đối tác để tạo dựng một mạng lưới bạn bè quốc tế, quan tâm tới việc phát triển quan hệ hữu nghị và phối hợp với Hội ở các cấp, các lĩnh vực, các địa phương, chủ động tìm đến các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp của Đức và các nước thuộc Liên minh châu Âu.  Thứ ba là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Cuối cùng là đẩy mạnh tổ chức, thúc đẩy năng lực, mở rộng quan hệ phối hợp theo chiều dọc và theo chiều ngang của Hội.

PV: Theo ông, trong suốt 35 năm quan hệ hợp tác song phương cùng phát triển giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên Bang Đức, các lĩnh vực hợp tác nào được cả hai nước chú trọng?

GS.TS.HVH: Trong suốt 35 năm quan hệ hợp tác song phương cùng phát triển giữa Việt Nam và Đức, có rất nhiều lĩnh vực được cả hai nước chú trọng như: Đào tạo nhân lực, nghiên cứu các dự án, kinh tế, văn hoá… Đặc biệt mối quan hệ hợp tác song phương này đã có từ rất lâu, từ trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của chúng ta và cả cho đến khi hoà bình, CHLB Đức đã giúp Việt Nam rất nhiều. Có thể kể đến sự giúp đỡ của nước bạn trên các lĩnh vực như: Đào tạo đội ngũ trí thức giỏi về chuyên môn để trở về xây dựng nước nhà, đặc biệt là đào tạo nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Rất nhiều nghiên cứu sinh của Việt Nam đã được học tập và nghiên cứu khoa học tại các trường nổi tiếng của Đức như: Ludwig Maximilians; Trường Đại học Kỹ thuật Munchen;Viện Max Plack; Viện Frauenhof; Viện Goethe và nhiều dự án nghiên cứu với sự tài trợ của CHLB Đức như: các dự án nghiên cứu về sinh học, thông tin, môi trường và biển… Bên cạnh đó Việt Nam vàCHLB Đức còn là đối tác thương mại của nhau, nước ta nhập máy móc, công nghệ tiên tiến từ CHLB Đức và ngược lại nước bạn nhập hàng nông sản (gạo, cà phê), hàng dệt may, da giày của nước ta với số lượng lớn. Không chỉ có vậy, hai nước còn giao lưu, trao đổi văn hóa thông qua các hoạt động ở Việt Nam là Hội hữu nghị Việt Nam - Đức, còn ở nước bạn là Hội hữu nghị Đức - Việt.

PV: Được biết Hội hữu nghị Việt – Đức còn có các dự án từ thiện, nhân đạo, xin Ông cho biết cụ thể những dự án đó là gì?

GS.TS.HVH:  Như đã nói ở trên, Hội hữu nghị Việt Nam - Đức với chức năng là cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cho nên các dự án từ thiện của Hội luôn mang tinh thần hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau. Có thể kể đến cácdự án như: Quyên góp ủng hộ làng trẻ em SOS nhằm giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi; Tài trợ nghiên cứu về chất độc màu da cam; Dự án hỗ trợ trường học câm điếc Xã Đàn; Dự án hỗ trợ phụ nữ ở vùng sâu vùng xa khó khăn làm kinh tế; Hỗ trợ các thiết bị Y tế cho các cơ sở y tế còn thiếu thốn trang thiết bị khám chữa bệnh để chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, Hội còn trao các suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, đặc biệt là học sinh vùng sâu vùng xa - những nơi còn nghèo và lạc hậu.

PV: Hội đã có những chương trình, chính sách gì nhằm giúp đỡ cho học sinh và cựu lưu học sinh đã từng học tập tại Đức?

GS.TS.HVH: Có thể nói rằngHội chính là nơi quy tụ những người Việt đã từng học tập, làm việc, sinh sống ở CHLB Đức và những người yêu nước Đức để hỗ trợ lẫn nhau. Những người này có thể giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn đã được đào tạo và tích luỹ từ nước bạn để có thể tiếp tục nghiên cứu và cùng nhau ứng dụng các kinh nghiệm đó vào Việt Nam. Đồng thời, Hội còn góp phần đưa các doanh nghiệp Đức vào Việt Nam và tạo cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam đến với CHLB Đức nhằm xây dựng các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh đó, Hội còn giúp đỡ các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh của Việt Nam ở Đức học tập và làm quen với môi trường học tập mới tốt hơn.

PV: Nhân dịp “Nước Đức ở Việt Nam 2010”, Hội đã tổ chức và tham gia vào những hoạt động, sự kiện nào?

GS.TS.HVH: Để chào mừng sự kiện này, Hội đã có nhiều hoạt động được tổ chức, với các chủ đề chính là văn hóa, đô thị, môi trường. Có thể kể đến như: Mở các cuộc hội thảo lớn có sự tham gia của các chuyên gia hai nước Việt Nam và CHLB Đức tại ba thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về vấn đề “Phát triển đô thị và viễn thông đô thị ở Việt Nam”. Hội cũng tăng cường tham gia các hoạt động văn hóa như liên hoan âm nhạc, các cuộc triển lãm (triển lãm tranh, triển lãm thành phố trong nghệ thuật, triển lãm tư liệu…) về CHLB Đức để giới thiệu về lịch sử, văn hóa, con người nước bạn tại Việt Nam. Đồng thời, Hội đang tiến hành biên soạn và sắp xuất bản Chuyên san về mối quan hệ hữu nghị 35 năm giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và CHLB Đức. Bên cạnh các hoạt động do Hội tổ chức, Hội hữu nghị Việt Nam - Đức còn tham gia các hoạt động của các tổ chức khác ở Việt Nam tiến hành nhân dịp sự kiện “ Nước Đức ở Việt Nam năm 2010”./.

 PV: Cám ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với tạp chí./.

alt
 

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung