Home Kinh doanh Phân tích hư hỏng thiết bị công nghiệp - Một dịch vụ mới và đầy tiềm năng

Phân tích hư hỏng thiết bị công nghiệp - Một dịch vụ mới và đầy tiềm năng

Email In PDF.

 

Phân tích hư hỏng (PTHH) các chi tiết thiết bị công nghiệp (CN) đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền CN phát triển. Đây là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu, là loại hình dịch vụ không thể thiếu được đối với sản xuất CN. Ở Việt Nam, PTHH chi tiết thiết bị CN là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, kể cả trong nghiên cứu và ứng dụng CN. Trung tâm Đánh giá hư hỏng vật liệu (Center of Materials and Failure Analysis - COMFA) thuộc Viện Khoa học vật liệu (KHVL) là một đối tác tham gia thực hiện dự án với Tổ chức Hợp tác hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ), với nguồn ngân sách do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2005 – 2009, đặt trọng tâm xây dựng và phát triển năng lực cung cấp một số dịch vụ kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực PTHH chi tiết thiết bị CN cho đối tác Việt Nam. Nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Thị Hồng Liên – Giám đốc Trung tâm Đánh giá hư hỏng vật liệu về hiệu quả của dự án này.

PV:Xin bà cho biết rõ hơn về Dự án hỗ trợ kỹ thuật Đức và vai trò của COMFA trong toàn bộ dự án này?

altTS. LTHL: Trước hết, dự án mà COMFA tham gia là một phần (cấu phần 4) của Chương trình Phát triển DNNVV Việt Đức (SMEDP) do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức tài trợ với cam kết là 8,4 Triệu Euro (Vốn ODA viện trợ không hoàn lại từ 5/2005 – 4/2009). Chương trình hướng tới mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh của DNVVN tại Việt Nam, trong đó cấu phần 4 được đặt trọng tâm xây dựng và phát triển  các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực PTHH chi tiết thiết bị CN để hỗ trợ cho các doanh nghiệp(DN) Việt Nam.

 Trong cấu phần này, COMFA tham gia với vai trò là đối tác thực hiện và thụ hưởng những hỗ trợ trực tiếp từ dự án, tiếp nhận cả thiết bị và xây dựng năng lực cán bộ kỹ thuật. Thông qua dự án, COMFA đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ cho việc kiểm tra vật liệu và PTHH với giá trị trên 7 tỷ đồng.

Các nhân viên COMFA cần được đào tạo để sử dụng hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và có kinh nghiệm PTHH. Vì vậy, dự án đã tổ chức các khóa đào tạo tại COMFA, do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan giảng dạy. Đồng thời các cán bộ của COMFA cũng được gửi đi đào tạo tại các cơ sở nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật PTHH có tiếng như TUEV-SUED (CHLBĐức)), MPAD/TISTR (Thai Lan), SIRIM (Malaysia)….

alt

Phân tích thành phần ống thép tại nhà máy nhiệt điện

Với sự hỗ trợ của Dự án và sự phấn đấu nỗ lực của mình, COMFA đã chính thức được công nhận là phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005 cho hai lĩnh vực cơ học và hóa học với trên 10 phép thử nghiệm tại PTN và tại hiện trường.Hiện COMFA là PTN mang mã số VILAS 346.

PV: Khái niệm “phân tích hư hỏng công nghiệp” khá mới mẻ, bà có thể giải thích về khái niệm này?

TS. LTHL: PTHH các chi tiết thiết bị CN là một bộ môn thuộc ngành KHVL, được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu trên thế giới. Ở các nước có nền CN phát triển, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này như TUEV-SUED (Đức), KIMS (Hàn Quốc), SIRIM( Malaysia), MPAD (Thái Lan)... Mục tiêu của côngtác PTHH là:

Tìm nguyên nhân gây hư hỏng chi tiết thiết bị, tư vấn giải pháp khắc phục, loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa hư hỏng lặp lại, đảm bảo an toàn trong các chu kỳ vận hành tiếp theo. Tích cực hơn là theo dõi/kiểm tra định kỳ độ bền và các tính năng hoạt động của chi tiết thiết bị, dự báo (phát hiện sớm) các nguy cơ hư hỏng và dự báo thời gian phục vụ (life time) của chúng. Ngoài ra, PTHH còn giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm ngay trong quá trình sản xuất, nhằm giảm thiểu phế phẩm. Mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

PV: Hiện nay COMFA đang có những dịch vụ công nghiệp nào?

TS. LTHL:Dịch vụ CN của COMFA chủ yếu liên quan đến vật liệu kim loại, hiện tại COMFA luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ sau:

  • PTHH CN, bao gồm cả việc phát hiện nguyên nhân gây phế phẩm, tư vấn nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
  • Kiểm tra/lựa chọn vật liệu kim loại, đối chiếu với các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
  • Đánh giá hiện trạng cấu kiện nhà máy (nhiệt điện, giấy, mía đường…) bằng các kỹ thuật phân tích không phá hủy.
  • Phân tích và tư vấn kiểm soát chất lượng nước, chống cáu cặn và ăn mòn.
  • Kỹ thuật SEM-EDX (hiển vi điện tử quét) phát hiện tạp chất/khuyết tật vật liệu và xác định cơ chế gãy chi tiết kim loại.
  • Chuyển giao kiến thức trong các lĩnh vực liên quan thông qua đào tạo và hội thảo CN. Chi tiết hơn về dịch vụ của COMFA, xin mời thăm trang web www.comfa.vn  

PV: COMFA hiện đang dần được biết đến như là một địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực PTHH công nghiệp, vậy để trở thành một đơn vị phát triển bền vững, chính sách của COMFA chú trọng vào vấn đề gì thưa Bà?

TS. LTHL: Những kiến thức, kinh nghiệm và cơ sở vật chất được Dự án tài trợ mới chỉ là vốn ban đầu cho khởi nghiệp. Để phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho CN, COMFA luôn chú trọng những vấn đề sau:

Thứ nhất là xây dựng nguồn nhân lực: Các cán bộ của COMFA thường xuyên được đào tạo theo hướng có chuyên môn giỏi và có tác phong chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao và thái độ thân thiện. COMFA có kế hoạch đào tạo các cán bộ chủ chốt trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, các cán bộ này đã và sẽ được đào tạo toàn phần hoặc một phần ở nước ngoài.  COMFA cũng có kế hoạch tăng cường và đào tạo nhân lực để từng bước đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao hơn như chẩn đoán quy trình sản xuất, dự báo hư hỏng và tuổi thọ của chi tiết thiết bị, đặc biệt là cho các ngành chịu rủi ro cao như CN hóa dầu, nhiệt điện, điện hat nhân…

Thứ hai là quản lý và khai thác tốt các thiết bị của dự án. Các cán bộ COMFA đã tiếp nhận và vận hành thành thạo 21 đầu thiết bị, hàng năm COMFA dành một phần doanh thu từ CN cho việc bảo dưỡng thiết bị. Tuân thủ ISO/IEC 17025, các thiết bị của COMFA được hiệu chuẩn hàng năm, được kiểm travà bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần. Hiện nay, tất cả các thiết bị đều đang được quản lý và khai thác tốt.

Thứ ba là phát triển dịch vụ CN: Được sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia, đồng thời cộng tác với các đơn vị kỹ thuật khác, COMFA đã tổ chức hàng chục hội thảo CN, tập trung cho các ngành: chế tạo cơ khí, CN nhiệt điện, sản xuất mía đường, may mặc & thực phẩm. Ngoài ra, các cán bộ COMFA/hoặc cùng các chuyên gia còn thực hiện nhiều chuyến khảo sát kỹ thuật đến các doanh nghiệp.

Cuối cùng, COMFA cần nâng cao năng lực quản lý,tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý PTN theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, duy trì tốt chất lượng các phép thử đã được công nhận, đồng thời mở rộng công nhận cho các phép thử khác.

 PV: Kế hoạch hợp tác phát triển trong thời gian tới của COMFA?

TS.LTHL:COMFA là một đơn vị nghiên cứu và triển khai ứng dụng, có nhiệm vụ phát triển bộ môn PTHH trong viện KHVL đồng thời phấn đấu trở thành một địa chỉ cung cấp dịch vụ PTHH có uy tín ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đó, trong thời gian tới, COMFA cần  kết hợp tốt giữa công tác nghiên cứu và dịch vụ CN, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản… COMFA cũng duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác thân thiện, cùng có lợi với các đơn vị nghiên cứu, các đơn vị kiểm định, giám định, các đơn vị dịch vụ kỹ thuật khác trong nước để cùng phát triển.

PV: Bà có suy nghĩ gì về tương lai của COMFA và sự phát triển của ngành PTHH tại Việt Nam?

TS. LTHL:Công nghiệp nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước CN vào năm 2020, vì vậy dịch vụ PTHH sẽ được đòi hỏi ngày càng nhiều mà một mình COMFA không thể đáp ứng đủ. Trong tương lai chắc chắn sẽ có những đơn vị PTHH khác ra đời. Tuy nhiên, là một đơn vị đi trước, lại được sự ủng hộ thường xuyên của viện KHVL và viện KH&CN Việt Nam, COMFA sẽ trở thành một đơn vị vững mạnh, có uy tín và dẫn đầu trong lĩnh vực PTHH tại Việt Nam.

PV: Cảm ơn bà đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí /.

PV

alt

 

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung