Home Khoa học Tin tức - Sự kiện Rừng ngập mặn đang biến mất nhanh chóng

Rừng ngập mặn đang biến mất nhanh chóng

Email In PDF.

Theo một nghiên cứu Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được đưa ra mới đây sự phá huỷ rừng ngập mặn trên thế giới đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với rừng trên mặt đất. Cũng trong báo cáo này thì khoảng 35.500km2 rừng ngập mặn của thế giới -  bao gồm cả hai dạng rừng trong đất liền và ngoài biển - đã bị mất từ năm 1980.

Mặc dù nghiên cứu hằng năm chỉ ra rằng sự biến mất của rừng ngập mặn đã giảm xuống 0,7%/năm nhưng các tác giả của “Bản đồ Rừng ngập mặn Thế giới” vẫn nhấn mạnh nguy cơ: nếu tiếp tục nuôi tôm ồ ạt và phá huỷ cảnh quan ven biển thì có thể gây ra sự đe dọa về kinh tế cũng như môi trường sinh thái.Nghiên cứu ước lượng, cứ một hecta rừng ngập mặn sẽ tạo ra nguồn thu từ cá khoảng 2.000  USD đến 9.000 USD - nhiều hơn so với lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và du lịch. Đây là nguyên nhân chính khiến Liên Hợp Quốc lo ngại rừng ngập mặn biến mất ngày càng nhiều.

altAchim Steiner, Tổng thư ký và Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), cho biết trong một tuyên bố: “Bản đồ Rừng ngập mặn Thế giới tạo nên sự chú ý của dư luận về hiện trạng tàn phá rừng hiện nay, mô tả những khu vực rừng đã mất và nhấn mạnh các hệ quả mà người dân cũng như tự nhiên phải hứng chịu”. Hiện có khoảng 150.000km2 rừng ngập mặn được tìm thấy tại 123 nước trên thế giới. Khu vực tập chung rừng lớn nhất trên thế giới là Indonesia (21%; Brazil có khoảng 9% và Úc là 7%).

Mark Spalding, tác giả chính của báo cáo cùng các nhà khoa học biển cao cấp thuộc Hội Bảo tồn Thiên nhiên cũng cho biết: “Vai trò của rừng ngập mặn ngày càng được khẳng định. Rừng ngập mặn cực kỳ có giá trị và sẽ còn đứng vững với thời gian”. Bảo tồn sự đa dạng của môi trường rừng ngập mặn là điều cần thiết để duy trì các hoạt động bền vững liên quan tới những người sống gần rừng và phụ thuộc vào sự sống còn của rừng.

Ngoài vai trò như là một lá chắn bảo vệ bờ biển cho cộng đồng, rừng ngập mặn còn làm giảm tác động của sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và góp phần quan trọng trong phát triển kinh của người dân địa phương.“Hiện có rất nhiều loài phụ thuộc vào rừng ngập mặn như cá, cua bùn, hàu, trai… Bên cạnh đó, rất nhiều loài cá tưởng như không phù hợp với môi trường rừng ngập mặn nhưng thực sự là chúng vẫn tồn tại”, Spalding nói.

Liên Hiệp Quốc ước tính các loài ngập mặn liên quan đến 30% tổng thu nhập ngành đánh bắt cá và gần 100% của ngành đánh bắt tôm ở Đông Nam Á. Rừng ngập mặn và các loài liên quan tại Queensland (Úc) được cho là tạo nên 75% thu nhập ngành thuỷ sản thương mại.Khía cạnh lâm nghiệp của rừng ngập mặn cũng rất quan trọng về kinh tế. Cây thân gỗ mọc dày đặc, khả năng chống thấm và mối mọt cao. “Điều hiếm có là nó cho năng suất cao nên bạn có thể thu hoạch quay vòng liên tục”, Spalding cho biết, đây là một trong những vật liệu để sử dụng như gỗ làm nhà hoặc chì than tốt nhất trên thế giới.

Đó là tư liệu Spalding và các cộng sự nghiên cứu trong 5 năm để có thể xuất bản “Bản đồ Rừng ngập mặn Thế giới”. Mặc dù có những phát hiện không khả quan nhưng ông vẫn hy vọng rừng ngập mặn sẽ được bảo tồn một cách tích cực.“Cảm giác của tôi là ấn bản sẽ tạo nên một đề tài xã hội tốt”, Spalding nói. “Với sự hiểu biết đầy đủ và đúng mức thì rừng ngập mặn có thể được phục hồi và giúp chúng tôi chống lại biến đổi khí hậu”.

Ông cho biết thêm, thật đáng kinh ngạc là hệ sinh thái này tự đàn hồi mà không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ trái đất tăng lên từng ngày. “Đây là những môi trường sống có rất nhiều lợi ích nếu chúng ta biết bảo vệ nó, từ đó những lợi ích kinh tế sẽ được tích luỹ. Hiện đã có những biện pháp sử dụng bền vững rừng ngập mặn ở Bangladesh và các khu vực khác của châu Á trong hơn một thế kỷ qua”./.

Nguồn CNN