`“Giáo dục phát triển bền vững là một phương tiện quan trọng nhằm xây dựng một hành lang toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta thấy rằng, khi người tiêu dùng và công dân có ý thức trách nhiệm thì hành động cụ thể của họ có thể đóng góp vào việc giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu. "ông Mark Richmond, Giám đốc Điều phối về giáo dục của Liên Hợp Quốc nói.
UNESCO đã làm nổi bật vai trò then chốt của giáo dục tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức (Copenhagen – Đan Mạch) vào tháng 12 năm 2009 (COP15).
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu và là một chủ đề quan trọng của Thập kỷ Giáo dục phát triển bền vững 2005-2014/Liên Hợp Quốc – UNESCO (UN DESD 2005-2014).
DESD này nhằm hợp nhất các nguyên tắc, giá trị, thực tiễn của sự phát triển bền vững vào tất cả khía cạnh của giáo dục và học tập - mục tiêuđã được tái khẳng định tại Hội nghị Thế giới của UNESCO về Giáo dục phát triển bền vững tổ chức ở Bonn (Đức) trong tháng 4 năm 2009.
Tại Hội thảo Quốc tế về biến đổi khí hậu (UNESCO/Paris, Pháp), Mark Richmond nói,có một nhu cầu rõ ràng cho sự hợp tác liên ngành giữa Phát triển bền vững (viết tắt SD) và Giáo dục cho sự phát triển bền vững (ESD); vấn đề cục diệnvề kinh tế cũng cần được nhắc đến.
Phỏng vấn của UNESCO cho thấy, chuyên gia Giáo dục về sự thay đổi khí hậu - Ông Philippe Saugier đã lặp lại quan điểm của ông Richmond.
“Giáo dục trong thế kỷ hai mốt là phải nhận dạng sự phải rèn luyện ý thức cộng đồng.ESD sẽ định hình cho các công dân toàn cầu về ý thức hệ những thách thức mà chúng ta có thể gặp phải trong tương lai và khả năng giải quyết chúng, "ông Saugier , Điều phối viên của Dự án Giáo dục CarboSchools nói.
CarboSchools là dự án tập hợp cácnhà khoa học nghiên cứu carbon, giáo viên trung học, thanh thiếu niên để tìm hiểu nơi họ sinh sống và những tác động toàn cầu về biến đổi khí hậu; nghiên cứu các đề tài và hành động tương ứng tại địa phương để giảm phát khí thải nhà kính.
Ông nói: "Trên thế giới hiện nay, tất cả các hệ thống giáo dục phát triển bền vững một cách thiết thực vẫn chưa được chú trọng. Chúng ta phải đặt nó vào trung tâm, sau đó thời hạn thực hiện ESD sẽ biến mất, vì nó khẳng định được vai trò của mình trong giáo dục cộng đồng, giống như việc học đọc, viết và kỹ năng tính toán. Điều đó giúp khôi phục và giữ gìn sự cân bằng trong mối quan hệ giữa người dân với nhau và với môi trường của họ.
Hằng quý, UNESCO sẽ sản xuất một ấn phẩm về DESD dựa vào mối quan hệ đặc biệt giữa biến đổi khí hậu và ESD. Các chuyên gia ESD thuộc UNESCO đã tham gia hai sự kiện bên lề hội nghị Copenhagen.Ngày thế hệ trẻ và tương lai, họ sẽ tham gia vào sự kiện Giáo dục và biến đổi khí hậu. Chương trình được hỗ trợ bởi tổ chứcEnergy Crossroadvà Đại học Yale ..
Dưới sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc, UNESCO đồng bảo trợ và tổ chức Diễn đàn Về công tác biến đổi khí hậu: Thu hút các bên liên quan trong xã hội dân sự; Diễn đàn các bên liên quan về tương lai bền vững và bảo tồn thế giới đại dương .
Cùng với DESD, UNESCO thúc đẩy giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu thông qua các Viện và dự án trực thuộc như: Dự án Mạng lưới trường học liên kết (ASPnet), một mạng lưới toàn cầu với hơn 8,500 cơ sở giáo dục tại 178 quốc gia và và Đề án mạng Đại học kết nghĩa ( UNITWIN) liên quan đến hơn 770 tổ chức ở 126 quốc gia.
UNITWIN thúc đẩy sự quản lý bền vững các hệ sinh thái thông qua các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đại học trong không gian mở: quốc gia và quốc tế.
ASPnet hỗ trợ các sáng kiến như Dự án Tàu Đô đốc Sandwatch -tập hợp học sinh trung học và các thành viên cộng đồng tiếp cận các phương pháp phát triển bền vững nhằm bảo tồn môi trường biển và ven biển.
Trong giai đoạn thứ hai của DESD, UNESCO sẽ tiếp tục thúc đẩysự hội nhập của ESD vào các chính sách và chiến lược giáo dục quốc gia, chương trình giảng dạy trong trường học...Đào tạo giáo viên sẽ được tăng cường để hỗ trợ công tác thực hành giáo dục cộng đồng đối mặt với những thách thức toàn cầu hiện tại. Tới đây, UNESCO sẽ công bố Chiến lược Tăng cường nhằm phù hợp với những diễn biến mới của biến đổi khí hậu./.
Nguồn UNESCO Press