Home UNESCO Tham gia Năm Quốc tế Thanh niên của Liên Hợp Quốc

Năm Quốc tế Thanh niên của Liên Hợp Quốc

Email In PDF.

Năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết lấy ngày 12/8 làm ngày Quốc tế Thanh niên. Để thúc đẩy cộng đồng quốc tế coi trọng vấn đề phát triển thanh niên, cuối năm 2009, Đại hội đồng LHQ tuyên bố từ 12/8/2010- 12/8/2011 là Năm Thanh niên Quốc tế với chủ đề “đối thoại và hiểu biết lẫn nhau”. Nhân sự kiện này Bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO đã có thông điệp chào mừng.

Chương trình lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1985 - đã 25 năm  kể từ khi Liên Hiệp Quốc đặc biệt dành riêng một năm cho thanh niên. Có khoảng 1,2 tỷ người trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đây là bộ phận công dân trẻ tuổi có nhiều năng lượng và động lực để đề xuất các giải pháp sáng tạo đối phó với những thách thức toàn cầu hiện nay; là công cụ để xây dựng sự đối thoại giữa các nền văn hóa.

Năm này nhằm mục đích nâng cao nhận thức về đóng góp của thanh niên cho xã hội; giúp giải quyết các thách thức mà họ phải đối mặt và khuyến khích họ tham gia vào phát triển các sáng kiến, từ cộng đồng đến cấp độ toàn cầu.

altChúng ta phải mở thêm không gian và cơ hội để ràng buộc thanh niên tham gia vào việc định hình tương lai của họ. Còn 5 năm nữa là đến thời hạn cần đạt được Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (2015). Đó là đích đến vô cùng quan trọng nhằm khuyến khích những người trẻ tuổi phải cống hiến hết mình, tiến tới một thế giới bền vững hơn.

Mục tiêu của chúng tôi là khai thác tiềm năng của thanh niên như một đối tác để phát triển và hòa bình. Các Diễn đàn Thanh niên được UNESCO tổ chức từ năm 1999 - bây giờ như là một phần của tất cả phiên họp Đại Hội đồng UNESCO – cơ sở cho các quyết định cao nhất của Tổ chức. Diễn đàn này cung cấp cơ hội cho thanh niên tìm hiểu về các chương trình của UNESCO và được tham gia tích cực hơn trong mọi hành động hữu hình tại quốc gia tương ứng. Năm 2011, Diễn đàn Thanh niên sẽ là không gian để các cơ quan thuộc UNESCO và đối tác báo cáo các hoạt động của họ đã thực hiện trong Năm Quốc tế và kế hoạch hành động tương lai

Đầu tư vào thanh niên giống như lợi nhuận của cổ phần, cung cấp lợi ích lâu dài cho xã hội. Việc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu đã làm cho thế giới mất an toàn hơn đối với thanh niên, đặc biệt là với các nhóm người dễ bị tổn thương hoặc chịu hoàn cảnh thiệt thòi. Những chính sách ban đầu nhằm đẩy mạnh sự công bằng và hoạt động trực tiếp vì thanh niên cần được tăng cường. Chính sách hỗ trợ muốn phát triển  tốt hơn thì cần phải hướng đến những nhu cầu và mối quan tâm thiết thực của thanh niên.

UNESCO cam kết nâng cao vị thế Thanh niên và đảm bảo rằng tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe. Chúng tôi hiện đang phối hợp chủ trì với Liên Hợp Quốc về Hệ thống Phát triển thanh niên, được chính thức thành lập vào tháng 2 năm 2010 tại trụ sở chính của UNESCO. Việc thành lập mạng lưới này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phản ánh hành động của thanh niên thông qua sự phối hợp kiến thức của chúng tôi. Tổ chức sẽ tăng cường hỗ trợ cho thành viên trong việc phát triển các chương trình, chính sách một cách hiệu quả: tạo ra cơ hội tiếp cận với giáo dục chất lượng cao; trao quyền cho nữ thanh niên và đối tác trong công tác phòng chống HIV và AIDS; thúc đẩy đa dạng văn hóa; các biện pháp giải quyết bạo lực trong thanh thiếu niên; phát triển thể thao và hòa bình.

Bằng cách công nhận sự đóng góp đa dạng của thanh niên trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, Năm quốc tế về Thanh niên bao trùm cả tầm nhìn của UNESCO "Xây dựng hòa bình trong tâm trí của nhân dân" và ngang hàng với mục tiêu của Năm Quốc tế tái lập giữa các nền văn hóa, mà UNESCO là tổ chức dẫn đường. Thanh niên phải được coi là đối tác quan trọng, có cơ hội tham gia quyết định và hành động ở các cấp.Ttrong sự quan tâm của tất cả mọi người, thanh niên sẽ tiếp cận với các kỹ năng cần thiết để xây dựng tương lai bền vững hơn nữa. Tôi kêu gọi các chính phủ và cộng đồng quốc tế bắt tay với thanh niên; khuyến khích những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới cùng nắm bắt cơ hội này: Năm Thanh niên quốc tế - cùng nhau chia sẻ ý tưởng và sáng kiến để thúc đẩy hòa bình, sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển cho tất cả./.

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...