Home Thông tin & Truyền thông Tin tức - Sự kiện Hội hữu nghị Việt Nam – Thái Lan Chiếc cầu nối giao lưu giữa hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam – Thái Lan Chiếc cầu nối giao lưu giữa hai nước

Email In PDF.

Nhân dịp kỷ niệm 34 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan (06/08/1976 – 06/08/2010), Tạp chí Ngày nay đã có cuộc nói chuyện với ông Tạ Quang Ngọc, chủ tịch hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản về những vấn đề giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai quốc gia cũng như những định hướng phát triển trong thời gian tới.

Phóng viên (PV): Trải qua 34 năm quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan. Theo ông những thành tựu nào là nổi bật nhất trong lĩnh vực giao lưu văn hóa?

Tạ Quang Ngọc (TQN): Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ đầu tư - thương mại giữa hai nước, các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục cũng đang diễn ra vô cùng sôi động.

Giáo dục:Một trong những hoạt động lớn năm 2010 mà Hội hữu nghị hai nước Việt Nam - Thái Lan thông qua là kế hoạch tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên hai nước thông qua tổ chức trại hè thanh thiếu niên và du lịch “homestay”. Các hoạt động này có thể hỗ trợ việc trao đổi văn hóa, ngoại ngữ, giao lưu học hỏi giữa các tổ chức hai bên. Với cách này sẽ phát huy được hết nguồn du lịch nhân dân.

Hiện tại, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam ở  riêng các tỉnh Đông bắc Thái Lan đang ở mức xấp xỉ 1.000 học sinh. Tuy nhiên con số này còn thấp so với tiềm năng, do các hạn chế về quản lý và kế hoạch. Trong khi đó, nhu cầu người Thái học tiếng Việt và người Việt học tiếng Thái tương đối cao, do nhu cầu về thông thương – du lịch của các doanh nghiệp hai bên và nhu cầu muốn tìm hiểu về nền văn hóa hai nước. Chính vì vậy, đã có một số các Trung tâm ngoại ngữđang được mở ra ở cả Thái Lan (Nakkhon Phanom) và Việt Nam (Hà Nội).

Văn hóa: Những hoạt động trong lĩnh vực giao lưu văn hóa trên thực tế vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân hai nước, ở các trường học (như ở Thành phố Hồ Chí Minh) được thể hiện mạnh mẽ nhất qua các mảng du lịch, ẩm thực và giao lưu nghệ thuật.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Vương quốc Thái Lan Pisanu Chanvitan đến chào nhân dịp nhận công tác tại Việt Nam năm 2009Ở Thái Lan hiện nay có cộng đồng khá đông người Việt sinh sống lâu năm, văn hóa Việt vẫn tồn tại với sức sống lâu bền trong lòng văn hóa Thái. “Ở Thái có Bác Hồ”, Bác không chỉ được kính yêu bởi người dân Việt Nam ở Thái, mà ngay cả đối với người dân Thái.  Ở  Nakhon Phanom có Đền thờ Bác Hồ , làng Hữu nghị  Việt Nam Thái Lan, thậm chí ở Khon Kaen có cả Chùa Một Cột tại công viên trung tâm thành phố. Ngoài ra, ẩm thực Việt Nam cũng là một trong những nét văn hóa rất được coi trọng và giữ gìn. Ngược lại, ở Việt Nam các nhà hàng Thái Lan với những món ăn truyền thống, đặc sắc của xứ bạn cũng nhận được rất nhiều sự chú ý của khách đến thưởng thức như nhà hàng Bangkok (Phố Lý Thường Kiệt), nhà hàng Siam Corner (Tây Hồ) Thai Express (Phố Đinh Tiên Hoàng)… ở Hà Nội.

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa giữa hai nước cũng thường lồng ghép với các hội chợ, triển lãm hoặc trao đổi, giao lưu các đoàn nghệ thuật. Tháng 5 vừa qua, tại Hà Nội đã tổ chức Tuần lễ Thái Lan với các hoạt động trưng bày và xúc tiến thương mại, giáo dục, du lịch. Tuần lễ này thu hút đông đảo người dân Hà Nội đến với các cuộc triển lãm và giao lưu văn hóa. Ngoài ra, Hội hữu nghị Việt - Thái cũng như Đại sứ quán Thái Lan luôn sẵn sàng cung cấp thông tin cho những người quan tâm và chủ động tìm kiếm. Tuy nhiên, công tác thông tin về các lễ hội, sự kiện đối với người dân hiện vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Theo tôi, nếu được truyền bá rộng rãi và cập nhật, sẽ có nhiều hơn nữa người dân quan tâm và tham gia.

Với các chương trình liên kết du lịch giữa hai nước dưới các hình thức multi-destination (du lịch nhiều điểm đến), homestay và du lịch văn hóa tâm linh đã thu hút khoảng 650.000 lượt du khách qua lại hai bên vào năm 2009. Tháng 7/2009, Thủ tướng Abhixit sang thăm Việt Nam với cam kết phát triển du lịch, và chương trình “Một triệu khách du lịch vào năm 2015”. Phía bạn mong muốn Việt Nam có thể nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ và cơ sở hạ tầng cho tương xứng hơn với nền công nghiệp không khói đang rất phát triển để thực hiện chỉ tiêu này. Với tư cách là hội hữu nghị Việt Nam – Thái Lan, hiện hội đang làm hết mình với vai trò xúc tác, cầu nối giữa hai bên ngày một phát triển tốt hơn về mọi mặt. Bản thân những loại hình giao lưu văn hóa, như du lịch homestay chẳng hạn đã khiến người ta gần gũi, hiểu biết và yêu quý nhau nhiều hơn, làm thắt chặt thêm tình hữu nghị và là nguồn gốc của sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam – Thái Lan.

PV: Ông nhận xét như thế nào về hoạt động của các doanh nghiệp Thái Lan ở Việt Nam?

TQN: Theo tôi, các doanh nghiệp Thái Lan ở Việt Nam rất năng động và chịu khó trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến chính sách, thị trường, đặc biệt là về các chính sách khuyến khích đầu tư và những đổi mới về chính sách thị trường nhằm kịp thời thay đổi để thích ứng. Hơn nữa, các hình thức kinh doanh của Thái Lan trên thị trường Việt Nam cũng rất đa dạng, với nhiều lĩnh vực đầu tư như xi măng, ngân hàng, hàng không, ẩm thực, Nuôi trồng và chế biến thủy sản... Đơn cử tập đoàn thức ăn gia súc Charoen Pokphand (Việt Nam). Họ có một hệ thống các nhà máy, trại nuôi và chi nhánh rộng khắp cả nước. Các trang thiết bị vật tư cũng được chăm chút rất toàn diện.

PV: Theo ông những khủng hoảng trên chính trường Thái Lan ảnh hưởng như thế nào đến sự hợp tác về kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Thái Lan?

TQN: Khủng hoảng về chính trị Thái Lan thực tế có ảnh hưởng đôi chút. Tuy vậy, những hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian vừa qua vẫn tiếp tục phát triển. Những con số về hợp tác kinh tế, thương mại tuy có chững lại, nhưng vẫn đi lên. Hiện nay, Thái Lan đang là một trong mười nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tất nhiên cũng có những ảnh hưởng, nhưng phát triển hữu nghị và hợp tác là mong muốn của cả hai bên, hơn nữa cũng còn có yếu tố năng động hơn của các nhà đầu tư và đối tác Thái Lan.

Về khía cạnh văn hóa giáo dục, trao đổi và hợp tác vẫn tiếp tục tăng. Điều này xuất phát từ nhu cầu của nhân dân hai nước và từ sự cam kết của lãnh đạo hai bên.

Gần đây chúng tôi sang Thái Lan để tham dự cuộc họp chung lần thứ nhất giữa hai hội Thái - Việt và Thái – Việt, phía bạn đón tiếp rất rất chu đáo và có quy củ, mặc dù đúng thời gian đó tình hình bắt đầu căng thẳng do biểu tình tại Bangkok. Theo tôi, bất ổn trên chính trường Thái Lan không phải là yếu tố tác động tiêu cực đến hợp tác và hữu nghị của hai nước.

PV: Xin ông cho biết những định hướng phát triển trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, giáo dục và giao lưu văn hóa của hai nước trong thời gian tới?

TQN: Mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Thái Lan được xây dựng và phát triển ngay từ sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (06/08/1976). Từ đó đến nay, mối giao hảo đó ngày càng bền vững và toàn diện hơn.

Thái Lan và Việt Nam là hai đất nước có rất nhiều yếu tố tương đồng, và cùng đóng góp tích cực vào sự bền vững và phát triển của ASEAN, cùng là nước xuất khẩu gạo, tôm hàng đầu thế giới... Hai nước đều có những thế mạnh của mình và đều phải đối đầu với những vấn đề chung trong thương mại thế giới như các vụ kiện bán phá giá, an toàn vệ sinh, các luật chơi quốc tế khác. Hai bên cần bắt tay hợp tác để cùng nhau phát triển và giải quyết những bức tường về vấn đề nhập khẩu, tránh húc đầu vào nhau và phải cạnh tranh lành mạnh.

Khoảng cách địa lý giữa Việt - Thái - Lào chính là một lợi thế. Khai thác thế mạnh của đường 9 đang được cả bạn và ta quan tâm, Tỉnh trường Nakkhon Phanom cũng cho chúng tôi biết phía Thái Lan đã thông qua kế hoạch về việc mở đường xe lửa qua Lào và kết nối các tỉnh miền Trung - Việt Nam, đẩy mạnh việc hợp tác thủy sản giữa hai nước.

Cuối cùng, cần phải tạo một mạng lưới thông tin ngoại giao giữa các hội hữu nghị hai nước. Phía bạn cũng đề nghị duy trì các hoạt đông, chương trình hợp tác giữa hai nước và hai Hội sẽ luân phiên đăng cai tổ chức hàng năm. Tôi cho đây là một hoạt động rất thiết thực và cần được phát huy./.

PV

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung