Home Khoa học Thiên nhiên Khủng hoảng nước không còn xa

Khủng hoảng nước không còn xa

Email In PDF.

Tới năm 2030, loài người sẽ cần tới hai Trái đất nếu muốn có đủ tài nguyên thiên nhiên để duy trì mức sử dụng như hiện nay. Viễn cảnh này đòi hỏi thế giới phải đặt việc giải quyết các vấn đề môi trường thành nhiệm vụ ưu tiên và không để cuộc suy thoái kinh tế hiện tại đẩy nó xuống hàng thứ yếu. Thế giới cần đảm bảo rằng việc cải tổ tài chính sẽ không gây ảnh hưởng đến nguồn ngân quỹ ít ỏi để đối phó với các vấn đề môi trường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nguồn nước đang gia tăng

Một năm trước, cả thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng mà quy mô và hậu quả của nó đến nay vẫn chưa thể đong đếm hết. Bởi lẽ, rất có thể những mong mỏi đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo có thể sẽ khiến những quan ngại về môi trường bị gạt sang một bên và dẫn thế giới chìm sâu vào một cuộc khủng hoảng khác – khủng hoảng môi trường.

Mất đa dạng sinh học, suy thoái hệ sinh thái và biến đổi khí hậu đang cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại về một cuộc khủng hoảng môi trường đặc biệt nghiêm trọng có khả năng sớm xảy ra.

Điều đáng lo ngại là nhiều người vẫn chủ quan tin rằng trong vài năm tới, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Do đó cuộc khủng hoảng kinh tế phải được giải quyết trước.

Song, bên cạnh đó cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc cải tổ để đạt được một hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu có hiệu quả, phải đảm bảo rằng những cải tổ môi trường và xã hội không bị gạt sang lề.

Thiên nhiên “quá tải”

altCuộc cách mạng công nghiệp hóa hai thế kỷ trước đã mang lại một xã hội văn minh mới, kéo theo mức tiêu thụ nguồn tài nguyên vượt quá khả năng phục hồi của tự nhiên. Loài người đang làm cạn kiệt nguồn tự nhiên sẵn có và đặt tương lai cùng sự sống còn của chính họ vào vòng nguy hiểm. Tuy nhiên, bất chấp rủi ro, nhiều chính phủ, nhà kinh tế và người dân vẫn lạm dụng nguồn tài nguyên và coi đó như một “cách hành xử bình thường”.

Trên thực tế, thiên nhiên đã bị “quá tải”. Tăng trưởng kinh tế kéo theo việc khai thác tài nguyên ồ ạt đã gây nên những biến đổi lớn đối với môi trường. Loài người đã không còn kiểm soát được những tác động ngược mà môi trường đáp trả. Biến đổi khí hậu là minh chứng rõ rệt nhất.

Tiêu thụ thái quá nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước, đang đặt con người vào tình thế hiểm nguy. Báo cáo Hành tinh Sống 2008 của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã cảnh báo, nếu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiếp tục tăng theo xu hướng như hiện nay thì đến năm 2030, loài người sẽ cần thêm một Trái đất nữa để đáp ứng nhu cầu của mình. Thậm chí, nếu mọi công dân Trái đất đều hưởng điều kiện sống như mức trung bình của người dân Bắc Mỹ thì loài người phải cần tới năm hành tinh như vậy.

Chưa chắc các chính phủ đã nhận thức rõ rằng sự mất cân bằng trong tài nguyên thiên nhiên thực sự sẽ hủy diệt chính họ thông qua sự can thiệp mang tên “bàn tay vô hình” của môi trường. Song có một điều chắc chắn là những thay đổi môi trường có thể diễn ra nhanh với mức độ và quy mô lớn hơn bao giờ hết kể từ khi xã hội loài người xuất hiện trên Trái đất.

Đối mặt với khủng hoảng nguồn nước

Trong lĩnh vực môi trường có bốn vấn đề hiện đang cần ưu tiên giải quyết là: nước, năng lượng, anh ninh lương thực và biến đổi khí hậu. Những vấn đề này có mối liên hệ tương quan và tác động mật thiết với nhau. Trong đó nước hiện đang dần nổi lên trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Bản báo cáo phát triển nguồn nước thế giới gần đây của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo những hậu họa nghiêm trọng bắt nguồn từ việc sử dụng nước không hợp lý và thiếu bền vững.

Nước là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưng vẫn có giới hạn. Khi nguồn nước không đủ để đáp ứng nhu cầu, sự khan hiếm nước có thể tồi tệ hơn so với khan hiếm dầu mỏ. Bởi lẽ dầu sao con người đã tìm ra những nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ. Song, chẳng thứ gì có thể thay thế được nguồn nước.

Sử dụng nước hiệu quả chỉ là một phần giải pháp

Nỗ lực tăng hiệu quả sử dụng nước vẫn được kỳ vọng sẽ tạo ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng nước. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, người ta có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nước dùng trong sinh hoạt và công nghiệp thông qua phát triển công nghệ, song mục tiêu này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn đối với ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.

Loài người đang lãng phí một lượng lớn nước trong nông nghiệp. Điều này đặc biệt nghiêm trọng bởi vì nước dùng trong nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ của thế giới và chiếm hơn 80% ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Rõ ràng, áp lực từ sự ấm lên toàn cầu và tăng dân số sẽ chỉ càng khiến cho tình hình thêm tồi tệ. Những áp lực đang ngày càng gia tăng này chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp thích hợp để hạn chế biến đổi khí hậu và tăng khả năng thích ứng với sự hỗ trợ của khoa học và kỹ thuật.

Áp lực này sẽ ngày càng tăng khi mà các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Tây Á đang nâng cao điều kiện sống của mình, đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ nước và các tài nguyên khác gia tăng.

Nếu kết quả cải thiện hiệu quả sử dụng nước đạt được trong nông nghiệp tại một số khu vực những năm gần đây có thể được nhân rộng trên toàn cầu, thì nguồn nước có khả năng đáp ứng được với dân số tăng 50% trong bốn thập kỷ tới.

Để kiểm soát được cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng sắp tới sẽ xảy xa, loài người cần tới những sáng tạo phi thường về hệ thống quản lý và điều hành có khả năng đảm bảo phát triển bền vững lâu dài. Nếu các chính trị gia chỉ quan tâm đến phục hồi sự ổn định hệ thống tài chính mà phớt lờ lĩnh vực môi trường và xã hội, thì trong thời gian ngắn hệ thống tài chính có thể phục hồi, nhưng về lâu về dài, điều kiện sống ở trái đất sẽ suy giảm bởi khan hiếm nước, khủng hoảng năng lượng, mất an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.

Rõ ràng, nhiệm vụ cấp bách của nhân loại lúc này là phải đặt việc giải quyết các vấn đề nước vào trung tâm của cuộc khủng hoảng môi trường không xa đang đe dọa tương lai nhân loại./.

Theo Water Front

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung