Home Di sản Việt Nam Số hóa di sản văn hóa Việt

Số hóa di sản văn hóa Việt

Email In PDF.

Số hóa những di sản quốc gia không phải là một việc làm mới đối với nhiều nước trên thế giới, nhưng ở VN, dự án Hệ thống thông tin điện tử văn hoá xã hội là dự án đầu tiên, lớn nhất và được kỳ vọng trong việc lưu giữ, bảo tồn vốn di sản của dân tộc. Ước tính ban đầu có tới 10 vạn đầu di sản văn hóa vật thể, hơn 10 ngàn lễ hội, di tích, di chỉ... sẽ được số hóa. Với kinh phí ước tính ban đầu khoảng 100 tỷ, dự án này dự kiến sẽ được hoàn thành sau 5 năm nữa.

Phố cổ Hội AnViệt Nam có hơn 3.100 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, gần 8.000 lễ hội và rất nhiều những di sản văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc anh em. Tuy vậy, các di sản này luôn chịu tác động của nhiều nhân tố như: thời gian, biến đổi của địa lý và khí hậu, những biến dạng của môi trường sống, ý thức của cộng đồng, sự xê dịch văn hóa và thay đổi của ý thức hệ... Việc giữ gìn, khôi phục các giá trị văn hóa đang là một thách thức, là công việc hệ trọng, phức tạp và nặng nề không chỉ riêng với Việt Nam mà đối với tất cả các quốc gia. 

Chính vì thế, người ta tìm đến với giải pháp: số hóa di sản. Cách đây mấy năm, trong khi kho sắc phong cả nước đang đứng trước nguy cơ mai một, xuống cấp thì Bảo tàng Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã nghiên cứu và thực hiện thành công việc số hóa công tác lưu trữ sắc phong, đồng thời mở "dịch vụ" khôi phục, làm lại sắc phong. Theo khảo sát tại riêng Bắc Ninh, làng ít sắc phong nhất cũng phải có từ 3 đến 4 đạo, làng nhiều nhất có tới 54 đạo sắc phong được vua ban qua các thời kỳ. Các sắc phong hiện còn, cổ nhất có niên đại từ đời Lê, gần nhất thuộc đời Nguyễn song tất cả đều được bảo quản rất kém. Việc số hóa đã giúp bảo tồn bền vững một di sản vô cùng quý giá.

Giờ đây, người ta sẽ lưu giữ di sản bằng công nghệ 3D. Theo tiến sĩ Lê Quang Minh, Viện Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Hà Nội), khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp cho việc bảo tồn, bảo tàng, trùng tu di tích một cách dễ dàng. Theo ông Mai Linh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin- Bộ VHTTDL hiện trên thế giới có hàng trăm bảo tàng, công trình kiến trúc, di tích ảo được đưa lên internet mà người dùng có thể ngồi một chỗ mà vẫn tìm được mọi thông tin. Ngoài việc nhằm lưu giữ tài nguyên văn hoá, dự án còn có tác dụng rất lớn trong quảng bá hình ảnh văn hoá đặc sắc của Việt Nam.

Bảo tàng số là một hình thức mới mẻ và tiện lợi. Chỉ bằng một cái clik chuột, người ta có thể dạo quanh từ Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học đến Bảo tàng Mỹ thuật…. TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá cho rằng nếu có một bảo tàng số đẹp, hiện đại, chắc chắn khi xem trên mạng, người ta sẽ tò mò và muốn đến tận nơi để xem tận mắt di sản đó. Công nghệ chuẩn số hóa có thể đi vào ngóc ngách, 3D giúp chúng ta nhìn bề ngoài và cả bên trong của di sản, góp phần giúp chúng ta có thể phục dựng lại di sản qua những thông tin về di sản. Ngay cả di sản phi vật thể cũng được bảo tồn lâu dài hơn nhờ công nghệ số- Ông Hùng tin tưởng.

Như vậy, thông qua công nghệ 3D, các di sản sẽ được lưu giữ và phục dựng một cách hệ thống và chính xác. Những di sản đầu tiên được số hóa sẽ là các công trình kiến trúc của Hà Nội xưa như Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long, sau đó là các di sản ở khắp các địa phương trên cả nước. Những hồ sơ về di sản trình lên UNESCO sẽ thêm phần phong phú, đa dạng theo đúng chuẩn quốc tế. Chưa kể những lễ hội, những buổi trình diễn của các nghệ nhân sẽ tiếp tục được lưu truyền. Nhà nghiên cứu Inra Sara-  người vừa nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh, hy vọng số hoá sẽ cứu được bia ký Chăm. PGS Đinh Khắc Thuận - Viện nghiên cứu Hán Nôm thì tỏ ra rất lạc quan vì đã có tiền đề cho một ngân hàng dữ liệu văn bia số phục vụ công tác bảo tồn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để hoàn thành dự án, theo tiến sĩ Minh, là thiếu nhân lực. Thiếu kỹ thuật, thiết bị tiên tiến cũng là một trở ngại không nhỏ. Với một vật thể nhỏ, việc sao chụp để lưu giữ dưới dạng 3D khá dễ dàng vì chỉ cần loại máy quét thông thường.

Trước đây đã có một số dự án thử nghiệm ứng dụng công nghệ 3D để tái hiện lịch sử được thực hiện tại Việt Nam. Mới nhất là hai dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng kỹ thuật 3D” và “Tái hiện Di sản kiến trúc Pháp tại Hà Nội bằng công nghệ 3D” của nhóm 3D Hà Nội từng được nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái. Nhưng đó mới chỉ là dự án của cá nhân, chưa có sự đồng bộ và được đầu tư, nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy, việc thực hiện Dự án Hệ thống thông tin điện tử văn hoá xã hội sẽ đem lại những lợi ích to lớn đối với những nhà nghiên cứu nói riêng mà còn với toàn thể xã hội nói chung. Và công chúng có quyền hy vọng sau 5 năm nữa, sẽ có thể được chiêm ngưỡng được toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long, cố đô Hoa Lư và các di tích khác của đất nước chỉ bằng một cái clik chuột./.

                                                                  - Trường Thành -

alt

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung