Home Đời sống Sức khỏe Bùng nổ dân số là ngọn nguồn của mọi khó khăn?

Bùng nổ dân số là ngọn nguồn của mọi khó khăn?

Email In PDF.

Gần đây, nhiều chuyên gia nổi tiếng như nhà vật lý Stephen Hawking và nhà sinh vật học David Attenborough tranh cãi rằng, nếu chúng ta không giải quyết vấn đề tăng dân số thì những nỗ lực chống biến đổi khí hậu và các hiểm họa môi trường khác sẽ vô ích.

 

Trong một bản tóm tắt về Nhân loại, Hawking tuyên bố: “ít nhất trong 200 năm nữa, dân số sẽ tăng theo cấp số mũ… Cứ 40 năm, dân số thế giới lại tăng gấp đôi.”

Thực trạng dân số Thế giới

altTuy nhiên thực tế lại phủ nhận điều đó. Chặng đầu, vẫn không có mức tăng trưởng theo cấp số mũ như Hawking nói mà dân số đang trên đà giảm xuống. Trong hơn 3 thập kỷ trở lại đây, số trẻ em được sinh ra ở hầu hết các vùng miền trên thế giới giảm mạnh. Theo các cuộc khảo sát, phụ nữ ngày nay sinh con bằng một nửa thế hệ mẹ họ. Vì tương lai, vì gia đình và vì một hành tinh tốt đẹp hơn, họ sẵn sàng sinh ít đi.

Theo thống kê, bốn mươi năm trước, bình quân mỗi phụ nữ có từ 5 đến 6 đứa con. Tuy nhiên, ngày nay con số đó giảm xuống còn 2,6. Theo cuốn Peoplequake, nửa thế giới có tỷ lệ sinh sản dưới mức 2,6 trong một thời kỳ dài. Đó là các nước Châu Âu, vùng Caribbe và các vùng trải dài từ Nhật Bản đến Việt Nam, Thái Lan, Australia, Canada, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria, Kazakhstan, và Tunisia.

Trung Quốc cũng nằm trong số đó. Đây là quốc gia mà Chính phủ quyết định mỗi cặp vợ chồng được phép sinh bao nhiêu con. Nhưng một điều đáng ngạc nhiên là, cộng đồng người Hoa khắp thế giới cũng theo đường lối tương tự mặc dù không có sự ép buộc nào. Năm 1997, khi Anh trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc, tỷ lệ sinh sản ở đây thấp nhất Thế giới, dưới 1 trẻ/1 phụ nữ.

Nguyên nhân

Vậy thì tại sao điều này lại xảy ra? Các nhà nhân khẩu học đã từng cho rằng, phụ nữ chỉ sinh ít hơn khi họ có học thức và nguồn tài chính dồi dào như ở các nước châu Âu. Thế nhưng trên thực tế, phụ nữ ở Bangladesh, một trong những quốc gia nghèo nhất Thế giới, nơi mà các bé gái hưởng nền giáo dục thấp kém nhất và hầu hết đều kết hôn ở giữa độ tuổi teen thì ngày nay đều chỉ sinh khoảng 3 con, bằng một nửa so với thế hệ mẹ họ. Ấn Độ cũng tương tự, tỷ lệ sinh sản giảm còn 2,8con/1 phụ nữ. Khi hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trẻ em sinh ra đều có thể sống sót và trưởng thành thì không cần thiết phải sinh đến năm hay sáu đứa con để duy trì nòi giống, đó cũng là một trong những lí do khiến tỷ lệ sinh sản giảm sút.

Dĩ nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ. Ở những vùng nông thôn Châu Phi, phụ nữ vẫn có năm, sáu con. Bởi vì phần đông đều làm trang trại nên họ cần trẻ em chăn nuôi gia cầm và làm việc đồng áng. Và tiếp đến là vùng Trung Đông, nơi mà chế độ gia trưởng vẫn còn tồn tại. Tại những ngôi làng hẻo lánh ở Yemen, những bé gái ở độ tuổi 11 đã bị ép buộc kết hôn. Trung bình, họ vẫn có sáu mặt con. Nhưng thực tế là trong lòng Trung Đông vẫn đang có sự chuyển đổi. Cách đây 20 năm, mỗi phụ nữ Iran có tới 8 đứa con nhưng hiện tại, mặc cho những giáo sĩ hồi giáo nói gì con số đó giảm xuống còn dưới hai con, tức là tỷ lệ sinh sản chỉ còn 1,7.

Vấn đề lớn ở đây là sự phân chia giàu nghèo, Chủ nghĩa xẫ hội hay Chủ nghĩa tư bản, Hồi giáo hay Thiên chúa giáo, thế tục hay mộ đạo, Chính phủ có quản lý chính sách sinh sản hay không, hầu hết các quốc gia đều cuốn theo cuộc cách mạng sinh sản.

Điều này không có nghĩa là dân số thế giới sẽ ngừng tăng. Mỗi năm vẫn có thêm 70 triệu đứa trẻ ra đời. Sở dĩ có sự chững lại như vậy vì số lớn những phụ nữ được sinh ra trước Thế chiến thứ Hai có thể chỉ có hai con. Tuy nhiên, trong một thế hệ, dân số thế giới chắc chắn vẫn ổn định và có thể giảm xuống vào giữa thế kỉ.

Vấn đề môi trường có được giải quyết và ngọn nguồn của vấn đề?

Vậy đây là thông tin tốt cho vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên? Rõ ràng rằng, khi những khó khăn khác đã được giải quyết thì dân số giảm đi sẽ giảm tác động tới hành tinh xanh. Nhưng điều đó không có nghĩa vấn đề môi trường sẽ được giải quyết, bởi bí mật thứ hai của việc gia tăng dân số là hướng giải quyết sau khi chúng ta đã  tàn phá trái đất.

Sự thực là, mặc dù dân số có giảm đi nhưng những tác động của con người tới môi trường vẫn không hề giảm. Đời sống nâng cao, mức tiêu dùng ở các nước phát triển tăng lên đồng nghĩa mức tác động tới môi trường cũng tăng theo. Trong khi đó, tại các quốc gia được cho là có ít ảnh hưởng tới trái đất thì dân số vẫn không ngừng tăng.

Hãy xem lượng khí thải carbon dioxide tại các vùng trên Thế giới (mối quan tâm hàng đầu của Nhân loại). Một nửa triệu người giàu có nhất, chiếm 7% dân số thế giới, lại thải ra nửa lượng khí thải carbon dioxide của toàn hành tinh này. Trong khi đó, 50% dân số là những người nghèo khó chỉ góp vào 7% lượng khí thải đó. Vậy thì, vô hình chung chúng ta đang mong đợi hai tỷ người có mặt trên hành tinh này (chiếm nửa dân số thế giới) trong 30 hay 40 năm nữa sẽ là những người nghèo chăng? Hãy dừng ngay ý nghĩ đó đi, bởi vì nếu điều đó có xảy ra thì hành tinh này vẫn chịu ảnh hưởng của khí thải, trái đất này vẫn bị đe dọa.

Và bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy thì tương lai trái đất chúng ta sẽ như thế nào? Tất cả những gia đình lớn ở Châu Phi sẽ còn lớn hơn nữa. Dĩ nhiên, đó cũng là một vấn đề. Nhưng hãy thử so sánh sự khác biệt. Lượng khí thải carbon của một người Mỹ bây giờ bằng khoảng 4 người Trung Quốc, 20 người Ấn Độ, 30 người Pakistan, 40 người Nigeria và bằng 250 người Ethiopia. Một người phụ nữ ở vùng nông thôn Ethiopia có thể sinh tới 10 đứa con, 10 người con này có thể sống tới lúc trưởng thành và mỗi người lại sinh ra 10 đứa con nữa, như vậy tổng thể hơn 100 người vẫn thải ra ít carbon dioxide hơn bạn hay tôi. Như vậy, mức tiêu dùng quá tải là vấn đề chứ không phải là gia tăng dân số.

Các nhà kinh tế học dự đoán rằng, nền kinh tế thế giới sẽ tăng lên 400% vào năm 2050. Nếu điều này thực sự xảy ra thì dưới 1/10 sự phát triển đó sẽ phụ thuộc vào sự gia tăng dân số. Một số người nghèo có thể giàu lên. Và như thế thì mức tác động của họ vào trái đất cũng sẽ nhiều hơn. Liệu rằng chúng ta đang chối bỏ trách nhiệm nhờ cái vỏ bọc giàu có? Bởi một  ngày nào đó, thế hệ tương lai của những người nghèo có thể trở nên giàu có và phá hoại trái đất như chúng ta bây giờ. Làm thế nào mà chúng ta dám?

Chúng ta không thể theo lối lí luận của Malthus và đổ lỗi cho người nghèo phá hủy môi trường, bởi điều đó sẽ chôn vùi chính chúng ta: những kẻ giàu có. Sự thật là dân số tăng sẽ xoa dịu thế giới. Nhưng sự bùng nổ tiêu dùng lại là ngọn nguồn của mọi vấn đề./.

Theo Prospectmagazine

alt