Thông tin trên được Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa ra ngày 14/5. Theo đó, khoản hỗ trợ ngân sách nói trên bổ sung cho khoản vay 10 tỷ Yen (tương đương với khoảng 85 triệu euro) được cấp bởi Chính phủ Nhật để tài trợ cho Chương trình này tại Việt Nam.
Mực nước biển dâng thêm 1m sẽ ảnh hưởng tới gần 5% đất của Việt Nam, 11% dân số cả nước, 7% đất nông nghiệp và sẽ gây tác động tiêu cực ở mức khoảng 10% GDP.
Để vượt qua những thách thức này, vào tháng 12/2008, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu (NTP-RCC). Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật (JICA) và AFD hỗ trợ cho những ý tưởng của chương trình này trong khuôn khổ SP-RCC.
Chương trình sẽ hỗ trợ những tiến triển về khuôn khổ pháp lý và quy định của Việt Nam để khuyến khích những biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và triển khai những hoạt động thí điểm. Chương trình sẽ có tác động giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường năng lực của Nhà nước trong ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu./.
PV
UNEP đề cao chiến lược "xanh hóa" ngành đánh bắt hải sản
Các chuyên gia Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) khuyến nghị để nâng cao sản lượng và nguồn lợi của ngành công nghiệp đánh bắt hải sản, các nước cần tăng cường đầu tư xây dựng và "xanh hoá" ngành này.
Báo cáo "Kinh tế xanh" công bố ngày 17/5 của UNEP nêu rõ, nếu mỗi năm thế giới đầu tư khoảng 8 tỷ USD để biến ngành công nghiệp đánh bắt hải sản ngày càng thân thiện hơn đối với môi trường, sản lượng đánh bắt hàng năm tăng lên 112 triệu tấn và lợi ích đem lại cho nền kinh tế toàn cầu trong vòng 40 năm tới có thể lên đến 1.700 tỷ USD. Khoản đầu tư này có thể là một phần trong khoản hỗ trợ 27 tỷ USD của các nước dành cho ngành ngư nghiệp nhằm hạn chế sự dư thừa công suất của các đội tàu đánh bắt hải sản, đồng thời hỗ trợ cho ngư dân tìm nghề nghiệp khác. UNEP nêu rõ còn một mục đích khác- đó là thúc đẩy việc cải cách quản lý ngành đánh bắt hải sản thông qua các chính sách như thành lập các khu bảo tồn biển nhằm giúp những loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng phục hồi và phát triển.
Báo cáo "Kinh tế xanh" ước tính hiện trên thế giới có khoảng 35 triệu ngư dân với trên 20 triệu tàu đang trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản - vượt quá từ 1,8 đến 2,8 lần so với mức cần thiết. Nếu tính cả các công việc hỗ trợ, có tổng cộng khoảng 170 triệu lao động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản. Nếu mỗi lao động này có 3 người phụ thuộc thì sẽ có khoảng 8% dân số thế giới phụ thuộc vào ngành này.
Phó Tổng thư ký LHQ kiêm Giám đốc điều hành UNEP Akhim Xtâynơ (Achim Steiner) cho rằng các ngư trường trên khắp thế giới đang bị khai thác một cách quá mức. Ông nhấn mạnh đây là thất bại của việc quản lý yếu kém và nếu không kịp thời giải quyết, điều này có thể mang lại hậu quả lâu dài. Việc đào tạo lại cho các ngư dân cũng như giảm số lượng thuyền đánh bắt hải sản là hết sức cần thiết. Mặc dù lượng thuyền và ngư dân giảm, nhưng sản lượng đánh bắt tăng kéo theo thu nhập của cộng đồng và doanh nghiệp đánh bắt hải sản tăng, do đó, môi trường biển và cuộc sống của hàng trăm triệu người có liên quan đến ngành đánh bắt hải sản cũng được cải thiện ./.
PV