Home Di sản Việt Nam Đổi mới trên nguyên tắc bảo tồn giá trị gốc

Đổi mới trên nguyên tắc bảo tồn giá trị gốc

Email In PDF.
Hồ sơ "Hát Xoan Phú Thọ" đã được hoàn thiện và gửi đến UNESCO xem xét công nhận là Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Qua quá trình xây dựng hồ sơ, cùng với việc khẳng định các giá trị của hát Xoan, những giải pháp bảo tồn di sản này trong tương lai. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ về vấn đề này.
Thưa ông, hồ sơn "Hát Xoan Phú Thọ" được xây dựng trong thời gian khá nhanh, chỉ trong 6 tháng. Nhưng chúng tôi được biết công việc chuẩn bị cho hồ sơ khá công phu?

hat-xoan

Sau ca trù, "Hát Xoan Phú Thọ" là di sản phi vật thể thứ hai của Việt Nam ứng thí danh hiệu Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Thời gian chúng tôi bắt tay vào làm hồ sơ là 6 tháng, nhưng chúng tôi đã có sự chuẩn bị trước đó hai năm. Bộ hồ sơ hát Xoan là công sức của nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cùng các nghệ nhân Phú Thọ, sau hàng chục hội thảo lớn nhỏ và rất nhiều cuộc điền dã tìm kiếm, phục dựng đặc trưng của hát xoan nguyên gốc. Cùng với hồ sơ khoa học bài bản về giá trị, đặc trưng và yêu cầu bảo vệ khẩn cấp của hát Xoan, hồ sơ được chuẩn bị công phu cả về hệ thống ảnh tư liệu, các hình ảnh phục dựng và các tài liệu nghiên cứu về loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc này của vùng Trung du đất Tổ. Theo đánh giá chung, hồ sơ hát Xoan đã được chuẩn bị chu đáo, công phu và chúng ta có quyền hy vọng vào thành công của đề cử lần này.

Thưa ông, trong hồ sơ, chúng ta nêu bật những giá trị nào của hát Xoan?

Nét đặc sắc của hát Xoan là hát về mùa Xuân, ở cửa đình, chỉ phục vụ cho các vua Hùng. Cách hát gồm 14 làn điệu, nội dung bài hát: về sinh hoạt cộng đồng trong nông nghiệp như mó cá, tình duyên... Trong quá trình điều tra sưu tầm chúng tôi đã tìm được đủ 14 làn điệu này.

Nghệ thuật hát Xoan là đặc trưng riêng của Phú Thọ. Hiện nay so với dạng khác như quan họ, ca trù, tầm ảnh hưởng của hát Xoan chưa nhiều, do một giai đoạn lịch sử chưa được quan tâm. Chúng tôi xin ứng cử hát Xoan là di sản cần bảo vệ khẩn cấp vì nó bị mai một đi tương đối nhiều, mà cần phải có sự hỗ trợ của các tổ chức cho cộng đồng để bảo tồn và phát triển.

Thực trạng của các phường Xoan hiện nay ở Phú Thọ ra sao thưa ông?

Hiện nay ở Phú Thọ chỉ có 4 phường Xoan gốc, chủ yếu là ở Việt Trì. Nghệ nhân cao tuổi nhất là 98 tuổi, còn khoảng 17 nghệ nhân cũng đã ở độ tuổi 70. Một trong những khó khăn của chúng tôi là thế hệ trẻ tham gia vào hát Xoan chưa nhiều, nguồn kinh phí còn hạn hẹp. Tuy hiện nay có hỗ trợ cho các nghệ nhân, nhưng còn hạn chế. Sau khi lập hồ sơ thì chúng tôi lập 20 đội ở thành phố Việt Trì và lân cận, sinh hoạt cộng đồng ở các làng văn hóa, tháng một lần hoặc một tuần một lần.

Tỉnh Phú Thọ có ý định thành lập một đoàn hát Xoan đi biểu diễn ở trong nước và quốc tế hay không?

Hiện nay ngành văn hóa chúng tôi đang triển khai việc thành lập một đoàn hát Xoan đi biểu diễn các nơi. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã đưa hát Xoan đi biểu diễn ở nhiều nơi trong nước và vươn xa hội nhập với các nước trong khu vực. Chương trình biểu diễn của đoàn nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ đã thu hút sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của giới nghiên cứu văn hóa dân gian quốc tế và khu vực cùng đông đảo khán giả các nước đã từng ghé thăm như Thái Lan, Hàn Quốc... Những giai điệu mượt mà, tươi vui dí dỏm của Xoan đã chinh phục hàng ngàn khán giả bằng những tràng pháo tay không dứt và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè.

Trong hồ sơ trình UNESCO, chúng ta đã nêu ra chương trình hành động cụ thể gì để bảo tồn và phát triển hát Xoan trong thời gian tới, thưa ông?

Đối với tỉnh Phú Thọ đã xây dựng một chương trình hành động sau khi lập hồ sơ. Thứ nhất là phục dựng lại 20 đội Xoan trên thành phố Việt Trì và các huyện lân cận. Thứ hai là có chế độ đãi ngộ các nghệ nhân cho xứng đáng. Thứ ba là đưa hát Xoan đưa vào trường học. Thành lập các đội giao cho các phòng văn hóa các huyện tổ chức và duy trì, một mặt xã hội hóa, một mặt có kinh phí để hỗ trợ cho việc phục dựng hát Xoan.

Thưa ông, trong thời hiện đại, làm thế nào để giải quyết hài hòa bài toán bảo tồn và phát triển hát Xoan?

Giữa bảo tồn và phát triển trong xu thế hội nhập luôn luôn cần có cách nhìn mới. Trong nguyên tắc bảo tồn thì bảo tồn nguyên gốc mới có giá trị. Nhưng trong việc duy trì cái cũ mà không đưa những cái mới vào thì cũng là cực đoan, cái mới vào đến đâu lại là việc cần nghiên cứu. Ví dụ như trang phục của hát Xoan cổ thì khó nhìn, trong biểu diễn hiện nay cần đổi mới về trang phục và đổi mới một số làn điệu, nhưng đổi mới phải trên nguyên tắc là phải bảo tồn các giá trị nguyên gốc.

Xin cảm ơn ông./.

- Thiên Thanh t/hiện -

Hồ sơ "Hát Xoan Phú Thọ" ứng cử vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại đã chính thức gửi tới UNESCO theo đúng thời hạn (trước ngày 31-3-2010). Như vậy, sau ca trù, đây là di sản phi vật thể thứ hai của Việt Nam ứng thí danh hiệu Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Theo lộ trình, trước tháng 9-2010, Ban Thư ký UNESCO sẽ xem xét hồ sơ và thông báo yêu cầu bổ sung thông tin nếu cần. Tháng 10-2010, UNESCO sẽ tiến hành thẩm định xem hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ hay không.

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung