Home Di sản Việt Nam Hy vọng Việt Nam sẽ có thêm một di sản mới

Hy vọng Việt Nam sẽ có thêm một di sản mới

Email In PDF.
Theo tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, hồ sơ mộc bản Kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) đã được đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết đã chấp thuận để xét duyệt công nhận hồ sơ di sản tư liệu lịch sử thế giới. Đây là một tin vui trong bối cảnh dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca Trù của Việt Nam, Bia đá Văn Miếu Quốc Tử giám vừa được công nhận là di sản thế giới.

chua-vinh-nghiemTheo các chuyên gia, kho mộc bản Kinh Phật ở chùa Vĩnh Nghiêm có tổng số 3.050 bản gỗ rời được san khắc nhiều đợt trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIII - XIV. Chữ trên các tấm mộc bản được khắc là chữ Hán hoặc chữ Nôm, trên các mảnh ván làm bằng gỗ thị, một loại gỗ tốt, gỗ thiêng, màu trắng, ít cong vênh, khi tươi thì mềm, khi khô thì dai và cứng. Kích thước các mộc bản không đồng đều, trung bình cỡ 33cm x 23cm x 2,5cm, vì đã qua nhiều lần in nên các ván in đều có màu đen bóng do bề mặt được phủ một lớp dầu mực in khá dầy. Lớp dầu này thấm sâu vào ruột gỗ lại có tác dụng chống thấm nước, ẩm mốc và mối mọt rất hiệu quả. Phân tích về giá trị nội dung kho mộc bản Kinh Phật ở chùa Vĩnh Nghiêm, ông Trần Văn Lạng, giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang cho biết: “Các bộ mộc bản Kinh Phật ở chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm Kinh Hoa Nghiêm, Kinh A-di-đà… Mỗi đoạn Kinh có một chú giải riêng. Sách về giới luật giành cho tăng ni đi tu. Một loại nữa gồm tư tưởng thiền pháp Trúc lâm mang bản sắc của người dân Việt Nam như bộ Thiền tịch, Thiên trúc…”.

Theo các nhà khoa học, đây là kho mộc bản Kinh Phật duy nhất hiện còn lưu giữ được của Thiền phái Trúc Lâm - Thiền phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Điểm đáng chú ý là những mộc bản Kinh Phật này do các phường thợ khắc từ Kinh Bắc, Hải Dương xưa được mời về san khắc tại chùa. Từ khi ra đời đến nay, kho mộc bản Kinh Phật vẫn được nhà chùa in ấn rồi đóng thành sách phát hành cho Phật tử và được bảo quản tại chùa theo phương pháp thủ công truyền thống. Đây cũng là di sản tư liệu phong phú, đa dạng về lịch sử Phật giáo, tư tưởng - văn hóa hành đạo và nhập thế của dòng Thiền Trúc Lâm, lịch sử nghề in khắc mộc bản, thân thế và sự nghiệp của một số vị cao tăng có nhiều cống hiến cho sự phát triển nền văn hóa dân tộc…

Mỗi mộc bản kinh Phật còn là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tinh xảo, thể hiện tài hoa của người thợ Việt xưa và là nguồn tư liệu để tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam thời Lê - Nguyễn. Bên cạnh giá trị ở phương diện hiện vật bảo tàng, các mộc bản Kinh Phật còn là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho việc nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ Việt và chữ Nôm trong lịch sử. Nhận định về những giá trị to lớn của kho mộc bản Kinh Phật, ông Ngô Văn Trụ, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bắc Giang cho biết thêm: “Khác với kho mộc bản khác ở Việt Nam, bộ mộc bản này mang tư tưởng nhập thế của Trần Nhân Tông. Đó là quan tâm điểm tu tại tâm, bởi các Cụ ta thường nói “thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ 3 tu chùa”. Nó nhập thế, phù hợp với tư tưởng, tín ngưỡng của người Việt; nó thể hiện tư tưởng của Vua Trần Nhân Tông, mang giá trị bản sắc rất cao cũng như giá trị mỹ thuật của người Việt xưa”…

Với những giá trị lịch sử văn hóa to lớn như vậy, năm 1964, kho mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh nghiêm đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di sản lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Trong phiên họp gần đây với Vụ Văn hóa Đối ngoại UNESCO (Bộ Ngoại giao), đại diện Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Giang, đại diện Văn phòng UNESCO cho biết UNESCO đã chấp thuận hồ sơ xin xét duyệt mộc bản Kinh Phật của Việt Nam, hướng tới việc xem xét công nhận di sản này là di sản tư liệu lịch sử của UNESCO.

Giới chuyên môn nhận định, việc UNESCO chấp thuận hồ sơ mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là bước đi đầu tiên, có ý nghĩa rất quan trọng để thế giới, bạn bè quốc tế biết tới mộc bản Kinh Phật của Việt Nam. Chính vì thế, việc quảng bá, giới thiệu di sản này nói riêng, các di sản khác của Việt Nam đến với thế giới là rất quan trọng. Hiện Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hạng mục để thực hiện mục tiêu này./.

Hồ Điệp

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung