Home Di sản Việt Nam Di sản không chỉ để ngắm – Danh hiệu còn là sự nhắc nhở

Di sản không chỉ để ngắm – Danh hiệu còn là sự nhắc nhở

Email In PDF.
Giữ gìn ký ức của cộng đồng chính là xây đắp con đường đến với tương lai. Nhân dịp Tổ chức UNESCO trao bằng chứng nhận 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội (HN) là di sản tư liệu thế giới, bà Katherine Muller-Martin - Trưởng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội - đã dành thời gian chia sẻ với báo giới về danh hiệu các di sản của Việt Nam được công nhận ở tầm thế giới và công tác xây dựng hồ sơ di sản trình UNESCO đang được dư luận quan tâm.

Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia UNESCO, Việt Nam đang cố gắng đăng ký nhiều nội dung với UNESCO về việc lập hồ sơ di sản. Vấn đề này có gì cần chú ý không, thưa bà?

B-Katherine-Muller-MarinLàm và đăng ký nhiều hồ sơ như vậy, là do Việt Nam may mắn có nhiều di sản của cha ông để lại. Thứ hai, là các bạn đã nắm bắt được thời cơ trong phạm vi UNESCO cho phép. Thứ ba, là các bạn đã biết cách huy động lực lượng, tổ chức, mời các chuyên gia và phối hợp để làm tốt hồ sơ. Tuy nhiên, điều quyết định nhất không hẳn chỉ riêng vấn đề đăng ký mà là công tác giữ gìn và bảo tồn di sản đó. Bên cạnh đó di sản không chỉ để ngắm mà phải được nghiên cứu và khai thác một cách hiệu quả - đảm bảo được sự cân bằng giữa việc bảo tồn và khai thác di sản.

Theo nhận xét của bà, những hồ sơ di sản của Việt Nam có tín hiệu nào đáng mừng?

Với việc lập hồ sơ di sản, Việt Nam đã nắm bắt được “luật chơi”, điều này rất thuận lợi. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tiến hành lập hồ sơ ở tất cả các hạng mục, Di sản vật thể có: Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Cao nguyên đá Đồng Văn; Di sản phi vật thể có: Lễ hội Gióng, Hát Xoan, Tín ngưỡng và lễ hội Hùng Vương; Di sản tư liệu thế giới có mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

Các hồ sơ nếu được công nhận thì cũng phải đến 2011, 2012, 2013. Nếu may mắn, thì năm nay Việt Nam được công nhận 3 hồ sơ: Hoàng thành Thăng Long, Lễ hội Gióng và Cao nguyên đá Đồng Văn. Còn sang 2011, nếu suôn sẻ thì mới được Thành nhà Hồ, Tín ngưỡng và lễ hội Hùng Vương. Và năm nữa mới đến lượt mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Dân ca quan họ vừa được công nhận, như chúng ta thấy, cũng phải mất 4 năm xây dựng.

Việt Nam sẽ còn nhiều di sản được xây dựng hồ sơ trình UNESCO. Trong quá trình đó, theo bà, cần chú ý điều gì?

UNESCO đã khống chế số lượng di sản được công nhận, chúng ta có muốn nhiều cũng không được. Nguyên tắc của UNESCO là nộp bao nhiêu thì nộp, nhưng mỗi nước chỉ được hai bộ/1 năm, và bộ nào đến trước thời hạn thì được xếp để xem xét trước.

Với di sản vật thể thì toàn thế giới cứ 40 bộ là khóa sổ. Việc xét phải qua mấy vòng và như năm ngoái thì chỉ có hơn 10 bộ được xét thôi. Như ta thấy, cùng với bia tiến sĩ Văn Miếu - Di sản tư liệu, có 12 hồ sơ khác nhưng cuối cùng là 8 bộ lọt vào. Hay như liên quan đến di sản phi vật thể thì người ta chưa khống chế mà đang bàn đến vấn đề khống chế 3 hay là 2 bộ hồ sơ/1 nước, nên một số nước, đặc biệt là Trung Quốc đã tranh thủ nộp 33 hồ sơ. Hàn Quốc nộp 12. Với Việt Nam, tôi nghĩ một năm chúng ta nên làm 2 đến 3 hồ sơ đối với mỗi loại di sản, quan trọng là làm hồ sơ có chất lượng, tranh thủ nộp đúng hạn và tranh thủ vận động để đạt tới thành công. Quá trình xây dựng một bộ hồ sơ khá lâu, nên cần có sự đồng thuận của xã hội.

Đại diện cho UNESCO trao bằng chứng nhận 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản tư liệu thế giới. Theo bà, đâu là ý nghĩa đương đại của những giá trị đã được tạo dựng qua thời gian?

Ký ức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng. Trong mỗi cộng đồng, ký ức được lưu truyền qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc vinh danh các danh nhân và tưởng nhớ các sự kiện lịch sử.

Hơn nữa mỗi tấm bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là một cơ sở dữ liệu. Những tấm bia này cho chúng ta thấy những thông tin về nền giáo dục Việt Nam trong vòng 300 năm qua và những thông tin chi tiết về mỗi kỳ thi trong các triều đại. Danh hiệu di sản thế giới một lần nữa khẳng định bề dày lịch sử và văn hóa của TP.Hà Nội.

Đặc biệt nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính trong một khuôn viên xanh tĩnh lặng, rất lý tưởng cho việc suy ngẫm và học tập, nghiên cứu. Trong số các du khách tới tham quan có rất nhiều học sinh, sinh viên. Họ tới đây để bày tỏ niềm thành kính đối với các vị tiến sĩ của hàng trăm năm trước và tìm sự giúp đỡ tinh thần để vượt qua các thử thách trong hiện tại.

Chúng ta cần có một không gian để hồi tưởng và khơi dậy tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc. Do đó, ký ức của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, trong việc gắn kết quá khứ với hiện tại để hướng tới xây dựng tương lai.

Bà nghĩ sao khi bên cạnh việc giữ gìn ký ức, những thành phố như Hà Nội cũng đặt ra nhu cầu rất lớn cho phát triển kinh tế, đô thị? Đâu là một trong những mấu chốt của việc giữ gìn này?

Chúng ta đều có thể nhận thấy sự thay đổi chóng mặt của Hà Nội, nhưng cũng nên lưu ý rằng không nên đánh đổi di sản và ký ức cho mục đích phát triển kinh tế và đô thị. Đối với các đô thị có bề dày lịch sử như Hà Nội, việc giữ gìn các nét đặc trưng đang là một thách thức lớn.

small_1207400240.nvXây dựng hồ sơ là một phần nhỏ trong quá trình công nhận và bảo vệ di sản. Việc công nhận cũng là sự nhắc nhở để tiếp tục bảo vệ. Và việc bảo vệ, giữ gìn này phải có cộng đồng chứ không phải là đóng lại, đưa di sản vào nhà kho. Phải giữ gìn cảnh quan môi trường cho di sản tồn tại.

Chúng ta cần khuyến khích sự tham gia tích cực của thế hệ trẻ trong việc tìm một giải pháp hài hòa giữa việc bảo vệ di sản và nhu cầu phát triển. Nhân đây, tôi xin được kêu gọi người dân Hà Nội hãy chung tay đưa Hà Nội trở thành một thành phố sạch nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời, gìn giữ các di sản văn hóa của Hà Nội để mọi người có điều kiện chiêm ngưỡng.

Xin hỏi thêm, sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội  mang nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam. Trong khả năng của mình, văn phòng UNESCO sẽ góp sức như thế nào để góp phần cho sự kiện này đi đến thành công?

Phiên họp Đại hội đồng lần thứ 35 tháng 10 năm 2009, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là một quyết định có ý nghĩa vô cùng to lớn vì chỉ có hai thành phố khác trên thế giới được phối hợp với UNESCO để  tổ chức Đại lễ nghìn năm, đó là thành phố Yaroslav ở Nga và thành phố Nara Heijo-kyo ở Nhật Bản.

Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác với Hà Nội, hiện nay chúng tôi đang thực hiện việc bảo tồn khu Thành cổ Thăng Long thông qua dự án “Bảo tồn Khu Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội” với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản. Dự án sẽ hoàn thành một hệ thống quản lý nhằm bảo đảm việc bảo tồn lâu dài và đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Thứ hai, chúng tôi đang theo sát quá trình hai hồ sơ đề cử mà Việt Nam đã gửi cho UNESCO là: Hoàng thành Thăng Long và Lễ hội Gióng. Chúng tôi hy vọng có thể sớm cập nhật cho các đối tác Việt Nam thông tin về những hồ sơ đề cử này. Các nỗ lực khác mà chúng tôi sẽ thực hiện như: Tăng cường hoạt động với các trường phổ thông và đại học; xác định các di sản văn hóa giàu truyền thống và bản sắc và đưa ra những biện pháp bảo tồn hiệu quả những giá trị văn hóa này cho các thế hệ tương lai./.

PV

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...

 

 

Liên kết

TT UNESCO Thái cực Trường sinh
Thông tin về chương trình và hoạt động của Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh
TT UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn cổ vật Việt Nam
Thông tin hoạt động với tiêu chí bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
 TT Thông tin UNESCO - UNET
Trung tâm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà khoa học, những người hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa và các thành
phần xã hội nói chung