Home Văn hóa Tin văn hóa Trống sấm Đọi Sơn - một làng nghề

Trống sấm Đọi Sơn - một làng nghề

Email In PDF.
Về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của người dân nới đây, ngoài việc cấy hái hai vụ, người dân Đọi Sơn còn duy trì và phát triển nghề truyền thống làm trống làng Đọi Tam, đây là nghề phụ nhưng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ sản xuất, làng quê được thay đổi từng ngày cũng chính nhờ nghề phụ này.

trong-1Nghề làm trống làng Đọi Tam xã Đọi Sơn có từ bao giờ, đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Theo các nghệ nhận nơi đây kể rằng, có 2 anh em tên Nguyễn Tiến Năng và Nguyễn Tiến Đạt đã làm ra những chiếc trống chào đón vua Lê Hoàn đến mảnh đất Đọi Sơn cày ruộng khai sinh ra nền nông nghiệp lúa nước vào năm 987, được vua lấy tên Trống sấm đặt tên cho những chiếc trống này. Sau này, người dân làng Đọi Tam còn được lên kinh đô Thăng Long lập nghề làm trống phục vụ cho việc tế lễ ở triều đình.

Thôn Đọi Tam hiện có 650 hộ gồm 2.100 nhân khẩu nhưng có tới gần 600 thợ làm trống lành nghề. Ngoài lao động sản xuất ngay tại địa phương, họ còn tỏa đi mọi nẻo đường của đất nước để sản xuất, kinh doanh trống. Nếu như trước đây, mọi công đoạn sản xuất trống được thực hiện thủ công thì nay làng trống đã đưa vào sử dụng nhiều máy móc hiện đại như máy tiện, bào, cưa... phục vụ sản xuất, giải phóng phần nào sức lao động của con người. Nhờ vào nghề làm Trống mà nhiều hộ dân nới đây “ăn nên làm ra”. Bác Phạm Như Khanh tuổi đã ngoại ngũ tuần là người làm trống lâu năm làng Đọi Tam – tham gia làm chiếc trống Sấm lớn nhất Việt Nam (đường kính 2,05m, cao 2,75m) kể: “Lâu lắm rồi, từ khi nhà nước cho khôi phục lại các tập tục văn hóa thì cả làng rộ lên làm trống, trống bán rất chạy, trống làng Đọi được bán khắp nước. Dân buôn trống đổ đến làng mua trống rồi mang đi bán khắp nơi, người mua chủ yếu là các trường học, đội chèo và đình, chùa, miếu.v.v…”.

Tại cơ sở sản xuất trống của gia đình anh Lê Ngọc Hùng, 49 tuổi, một trong những cơ sở lớn nhất của làng có 10 thợ trẻ làm việc tại đây. Anh Hùng cho biết, mỗi năm cơ sở sản xuất khoảng 2.000 chiếc trống các loại, sử dụng hơn 100m3 gỗ mít và hàng nghìn tấm da trâu để chế tác trống, từ những chiếc trống cóc cầm bằng tay, đến những chiếc trống ban, trống đại còn được gọi là trống sấm. Chiếc trống lớn nhất cơ sở từng sản xuất có đường kính bề mặt lên tới 2,3m, cao 2,6m phục vụ cho Đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi phật tại chùa Bái Đính (Ninh Bình). Bản thân anh Hùng là một trong 4 người của làng Đọi Tam được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là thợ giỏi, doanh thu của gia đình bình quân gần 1 tỷ đồng/năm, cơ sở sản xuất của anh lúc cao điểm có tới 6 thợ làm việc với mức lương từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Cách đó không xa là cơ sở sản xuất trống Tiến Thắng, của gia đình ông Lê Ngọc Trại, 59 tuổi, với quy mô nhỏ nhưng luôn nhộn nhịp khách hàng đến xem mẫu mã và đặt hàng. Cơ sở này chỉ có ông Trại và ba người con trai tham gia sản xuất nhưng vẫn đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng những chiếc trống mang thương hiệu Tiến Thắng, cho doanh thu 300 triệu đồng/năm. Theo ông Trại làm trống rất nhiều công phu, từ việc chọn những cây gỗ mít nhiều năm tuổi, thân cây có vân đều, được xẻ ra thành những khúc nhỏ làm tang trống có bề dày từ 1,5 đến 2cm tuỳ vào đường kính trống. Theo một công thức nhất định, tang trống được ghép nối với nhau vừa khít thành hình trụ tròn, da trâu sau khi được xử lý kỹ, phơi khô được căng vào hai đầu làm mặt trống, sau đó được đóng mộng định vị. Thường thì một thợ giỏi có thể làm được 4 chiếc trống/ngày, mỗi chiếc có đường kính 60 cm.

Trong xu thế phát triển thị trường ngày càng rộng, thôn đã có 17 cơ sở sản xuất tang trống và 15 cơ sở chế biến da trâu chuyên nghiệp, cung ứng nguyên liệu cho hơn 400 hộ sản xuất trống. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, nhiều nghệ nhân và thợ giỏi trong làng còn tìm tòi, nghiên cứu chế tác ra các sản phẩm trống cách điệu mô phỏng trống đồng Đông Sơn, trống rút giây hay như đồ gia dụng: bồn tắm thuốc bắc, bồn ngâm chân đều được làm bằng gỗ...

Những năm gần đây, nhờ mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh, doanh thu của thôn từ nghề làm trống luôn đạt trung bình 15 đến 17 tỷ đồng/năm, đóng góp tương đối lớn vào ngân sách địa phương. Kế nghiệp và phát huy những giá trị truyền thống của làng nghề, những hồi trống Đọi Tam rền vang đã được ngân lên tại nhiều lễ hội lớn của đất nước như: Lễ hội 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam và nhiều lễ hội lớn khác. Năm 2004, UBND tỉnh Hà Nam công nhận trống Đọi Tam làng nghề truyền thống./.

Thúy Hằng

Ngay-nay

 

Di sản Thế giới tại VN

 

Quần thể di tích cố đô Huế

Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4. ...

 

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long

Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000. Di ...

 

Thánh địa Mỹ Sơn

Được UNESCO công nhận năm: 1999 Di sản Văn hoá; Tiêu chí số: 2,...

 

Đô thị cổ Hội An

Được UNESCO công nhận năm 1999 Di sản văn hoá; Tiêu chí số: 2, ...

 

Nhã nhạc cung đình Việt Nam

Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọ...

 

Di sản thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng

Công nhận năm: 2003 Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1 Vù...